Đeo Hàm Duy Trì Bao Lâu? 3 Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng
Kiến thức niềng răng/chỉnh nha
đeo hàm duy trì bao lâu

ĐEO HÀM DUY TRÌ BAO LÂU VÀ 4 LƯU Ý KHÔNG NÊN BỎ QUA

Để có được kết quả niềng răng tốt nhất thì bước đeo hàm duy trì phải được thực hiện đúng cách. Vậy cần phải đeo hàm duy trì bao lâu?

Đeo hàm duy trì bao lâu mới tốt? Liệu có cần phải đeo hàm duy trì cả đời hay không? Đây vẫn luôn là thắc mắc của phần đông bệnh nhân đang trong quá trình niềng răng. Thực tế cho thấy việc đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng bắt nguồn từ việc khách hàng không sử dụng đúng cách và đeo không đủ thời gian. Để phòng tránh tình trạng này hãy nhanh chóng tìm hiểu thông tin sau đây nhé.

ĐEO HÀM DUY TRÌ LÀ GÌ?

Niềng răng là quá trình sử dụng khí cụ niềng tạo lực kéo để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm tùy vào tình trạng cũng như loại mắc cài mà bạn lựa chọn. Sau khi tháo mắc cài, đeo hàm duy trì là một bước quan trọng không nên bỏ qua để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Vậy cần đeo hàm duy trì bao lâu?

Sau khi tháo niềng răng bệnh nhân phải tiếp tục đeo hàm duy trì. Hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ người niềng răng sau khi đã tháo mắc cài và dây cung. Nó có nhiệm vụ cố định răng nhanh chóng ổn định sau khi đã thực hiện tháo niềng răng.

Có rất nhiều khách hàng vì nôn nóng có được một hàm răng đẹp mà đã bỏ qua giai đoạn đeo hàm duy trì khiến cho kết quả niềng răng không đạt hiệu quả như mong muốn.

❃❃❃ Xem tổng hợp: Hàm duy trì [A-Z]

đeo hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì là gì? Đeo hàm duy trì bao lâu?

CÁC LOẠI HÀM DUY TRÌ

Hiện nay, trên thị trường có hai dạng hàm duy trì, gồm hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định. Về cơ bản, mỗi kiểu loại đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng.

Hàm duy trì tháo lắp: Hàm duy trì tháo lắp được ưa chuộng hơn bởi tính tiện dụng, có thể tháo ra dễ dàng vệ sinh. Bao gồm:

  • Hàm duy trì tháo lắp kim loại: Với đặc điểm làm bằng dây cung kim loại ôm sát đoạn răng cửa giữa 2 răng nanh, đồng thời gắn vào khuôn acrylic nằm trên miệng vòm miệng hoặc dưới lưỡi của bạn.
  • Hàm duy trì tháo lắp khay nhựa: Được thiết kế bằng nhựa trong suốt vừa vặn với hàm răng của người đeo dựa trên dấu hàm đã lấy từ trước. Sử dụng dễ dàng tháo ra khi ăn uống, vệ sinh. Đặc biết tính thẩm mỹ rất cao, không sợ bị lộ.

đeo hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì tháo lắp – Đeo hàm duy trì bao lâu mới tốt?

Hàm duy trì cố định: Hàm duy trì cố định được làm từ chất liệu thép không gỉ, gắn cố định vào mặt sau của răng bằng Composite. Phù hợp với các trường hợp niềng răng phải nhổ răng. Hàm duy trì cố định có ưu điểm đem lại hiệu quả duy trì cao, tuy nhiên phải chú ý chăm sóc răng miệng sạch sẽ, nhẹ nhàng theo chỉ dẫn, không được tuỳ tiện tháo ra.

đeo hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì cố định – Đeo hàm duy trì bao lâu mới tốt?

VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐEO HÀM DUY TRÌ

Hàm duy trì có nhiệm vụ giúp răng giữ đúng vị trí cố định sau quá trình niềng răng. Tránh tình trạng răng bị sai lệch và di chuyển sai vị trí ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. Cũng như các dịch vụ bọc răng sứ hay dán sứ Veneer,… Tất cả đều yêu cầu chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sau điều trị.

Việc đeo hàm duy trì kim loại đúng cách trong thời gian nhất định cũng chính là cách chăm sóc đem lại kết quả niềng răng cao nhất.

đeo_ham_duy_tri

Vai trò của việc đeo hàm duy trì bao lâu mới tốt còn tùy vào từng trường hợp

Hàm duy trì sau chỉnh nha đóng vai trò rất quan trọng không kém gì khí cụ niềng răng chính. Dù là trường hợp nào thì sau khi tháo bỏ khí cụ chỉnh nha xong. Bạn bắt buộc phải đeo khí cụ hỗ trợ để ổn định, duy trì kết quả sau khi nắn chỉnh.

Sau khi tháo bộ niềng, răng vẫn chưa thật sự ổn định với vị trí mới. Cả răng và xương hàm đều còn nhạy cảm, thêm hoạt động ăn uống khiến răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Nếu không đeo hàm duy trì, răng sẽ có xu hướng xô lệch, dịch chuyển về vị trí ban đầu.

Hàm duy trì có tác dụng giữ cho răng ở vị trí mới một cách ổn định cho đến khi xương và nướu thích nghi được với sự thay đổi của răng. Đeo hàm duy trì bao lâu để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất chính là thắc mắc chung của đa số khách hàng.

ĐEO HÀM DUY TRÌ BAO LÂU?

Đeo hàm duy trì bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời gian đầu bạn cần phải đeo khí cụ duy trì 24/24 giờ và không được tháo ra. Bạn sẽ phải thực hiện nghiêm ngặt chỉ định này trong khoảng 3 – 4 tuần. Thời gian sau đó thì bạn có thể tự tháo rời hàm duy trì ra và thời gian đeo hàm duy trì cũng sẽ được giảm xuống nhưng vẫn phải đeo đủ thời gian quy định của bác sĩ.

đeo hàm duy trì bao lâu

Đeo hàm duy trì bao lâu để ổn định răng một cách tốt nhất?

Việc đeo hàm duy trì bao lâu ngắn hay dài còn quyết định bởi tình trạng răng của mỗi người. Dưới đây là thời gian chuẩn được đưa ra cho một số trường hợp sau:

  • Đối với những trường hợp thực hiện quá trình niềng răng ở trẻ nhỏ. Nha sĩ sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến lúc trẻ trưởng thành.
  • Đối với người lớn, nếu như tình trạng xương hàm, răng nướu chưa ổn định, vị trí của răng chưa được cố định thì các nha sĩ sẽ yêu cầu đeo hàm duy từ nửa năm đến một năm.
  • Còn đối với những trường hợp bệnh nhân có tình trạng xương hàm, răng đã được ổn định thì thời gian cần đeo hàm duy trì sẽ ngắn hơn từ 1 đến 3 tháng. Đối với trường hợp có xương hàm yếu thì bắt buộc thời gian đeo hàm duy trì phải lâu hơn.

Mục đích của việc đeo hàm duy trì là giúp răng làm quen với chế độ ăn nhai mới. Khi tình trạng răng của bệnh nhân đã ổn định sẽ được kết thúc quá trình đeo hàm duy trì.

Do đó, để trả lời cho câu hỏi đeo hàm duy trì bao lâu để đem lại kết quả tốt nhất thì bạn cần sự thăm khám và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ. Đồng thời tuân thủ đúng những chỉ dẫn được đưa ra nhằm đem lại hiệu quả chỉnh nha cao.

ĐEO HÀM DUY TRÌ BAO LÂU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

đeo hàm duy trì đúng kỹ thuật

Đeo hàm duy trì sau niềng răng bao lâu và những lưu ý cần thiết

Dù là đeo hàm duy trì bao lâu, bạn vẫn phải thực hiện đeo hàm duy trì trong suốt thời gian nha sĩ đã chỉ định. Bệnh nhân phải tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì của các nha sĩ đưa ra. Thời gian đầu bệnh nhân phải đeo hàm duy trì trong suốt thời gian cả ngày. Thời gian đeo có thể kéo dài từ ba đến bốn tuần tùy vào tình trạng răng của mỗi người. Càng về sau, thời gian đeo hàm duy trì sẽ được giảm xuống.

Một số vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Tuân thủ quy tắc tháo lắp hàm duy trì. Việc tháo lắp phải nhẹ nhàng, đúng chỉ dẫn và thực hiện tuần tự từng bước một để tránh những tổn thương có thể xảy ra cho các mô nướu và răng.
  • Vệ sinh khí cụ duy trì tháo lắp. Cũng như khí cụ niềng răng chính, bạn cần vệ sinh sạch sẽ hàm duy trì để hạn chế được tình trạng hàm bị bẩn, bị dắt mảnh vụn thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn. Trong quá trình đeo hàm duy trì bạn vẫn cần được theo dõi và chịu sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kết quả niềng răng được tốt nhất. Vì thế bạn cần đến nha khoa thăm khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và xác định tình trạng răng miệng của mình.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất