TRẺ BỊ SÂU RĂNG SỐ 6 CÓ HẬU QUẢ GÌ ĐỐI VỚI RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN?
VÌ SAO TRẺ BỊ SÂU RĂNG SỐ 6 RẤT DỄ XẢY RA?
Sâu răng là một bệnh lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến phần mô cứng của răng. Sâu răng xuất phát ban đầu từ những mảng bám thức ăn trên thân răng. Tiếp theo là hình thành những lỗ nhỏ màu đen trên phần men răng. Dần dần ăn sâu vào trong thân răng đến phần ngà răng và tủy răng. Trong những trường hợp nặng lỗ sâu răng làm mở buồng tủy tại thân răng. Khiến cho tủy bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh viêm tủy là nỗi lo sợ của nhiều người.
Tất cả các răng của chúng ta từ răng sữa đến răng vĩnh viễn đều có nguy cơ bị sâu răng. Nhưng vì ở người có 4 nhóm răng khác nhau. Mỗi nhóm răng có một phần chức năng cũng khác biệt. Nên sâu răng ở chiếc răng khác nhau thì cũng gây ra tác hại không hoàn toàn giống nhau. Trong đó trẻ bị sâu răng số 6 được xem là một bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
❃❃❃ Xem thêm: Sâu răng là gì? Chăm sóc và điều trị thế nào hiệu quả?
Sâu răng hàm lớn số 6 (răng cấm) thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
BẠN BIẾT GÌ VỀ RĂNG HÀM SỐ 6?
Răng số 6 còn được gọi là răng cấm. Chiếc răng này có tên như vậy là vì giữ một chức năng rất quan trọng. Nên cấm xâm phạm đến răng hay cấm nhổ răng trong những trường hợp không cần thiết hay chưa được cân nhắc kỹ. Nguyên tắc bảo toàn răng thật trong nha khoa luôn được đặt lên hàng đầu. Trong đó nhóm răng hàm lớn (răng số 6 và răng số 7) luôn được đặc biệt quan tâm và bảo vệ. Trẻ bị sâu răng số 6 có một số tác hại khá tương đồng với sâu răng tại các vị trí răng khác như:
- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm và nói chuyện một cách bình thường
- Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và giấc ngủ của trẻ
- Gây hại cho phần xương hàm và xương ổ răng trong trường hợp trẻ bị sâu răng số 6 nặng.
- Có nguy cơ gây ra viêm tủy răng và áp xe răng nếu như trẻ bị sâu răng số 6 không điều trị sớm
- Có thể làm cho phần nha chu của răng này bị viêm và lan ra nhiều vị trí khác.
Răng số 6 cùng với nhóm răng số 7 và 8 tạo nên nhóm răng hàm lớn ở người. Tuy nhiên răng số 8 chỉ mọc trong khoảng từ 18 đến 30 tuổi khi các răng khác đã phát triển hoàn thiện. Nên đối với trẻ nhỏ thì chỉ có 2 chiếc răng trong nhóm răng hàm lớn.
Ba chiếc răng này là 3 răng có kích thước lớn nhất trong tất cả các răng. Có nhiều chân răng, thân răng to và mặt nhai rộng. Mặc dù lớn và chắc khỏe nhưng vẫn có nguy cơ trẻ bị sâu răng số 6 nếu như phụ huynh chưa giúp các con biết cách chăm sóc răng mỗi ngày.
Răng số 6 là chiếc răng thứ 1 trong nhóm 2 răng hàm lớn ở trẻ nhỏ
Những lý do khiến trẻ bị sâu răng số 6?
Vị trí mọc của răng
Vị trí mọc của răng cũng là một yếu tố khiến cho trẻ bị sâu răng số 6. Đối với nhóm răng hàm lớn có vị trí nằm sâu bên trong nên thường khó có thể quan sát như nhóm răng cửa hay nhóm răng nanh. Vì thế mà những biểu hiện đầu tiên của trẻ bị sâu răng số 6 thường không được phát hiện và điều trị sớm.
Thường thì chỉ khi nào bé cảm thấy đau nhức và ê buốt răng. Tức là sâu răng đã ăn vào men răng, ngà răng thì mới được phát hiện. Đối với những trẻ được khám sức khỏe răng miệng định kỳ thì bác sĩ sẽ phát hiện sớm giai đoạn đầu khi trẻ bị sâu răng số 6.
Từ đó có các biện pháp như tái khoáng men răng nếu như răng chỉ mới xuất hiện những lốm đốm trắng. Hay trám răng khi sâu răng đã ăn sâu vào trong men răng và tủy răng. Thế nên việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của các bé.
Trẻ bị sâu răng số 6 cũng do răng sâu bên trong và trẻ thường bỏ qua những vị trí này trong khi đánh răng. Nếu phụ huynh không hướng dẫn cho con chải răng đúng cách thì nguy cơ cao những răng thuộc răng hàm lớn dễ bị sâu do không được làm vệ sinh tốt.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cần nên chú ý đến những răng có vị trí nằm sâu bên trong
Sở thích ăn uống của bé
Trẻ em có sở thích là hay ăn vặt nhiều món ăn nhẹ khác nhau. Đặc biệt là những thực phẩm có nhiều màu sắc nổi bật bắt mắt và chứa nhiều đường ngọt. Ăn ngọt là một trong nhiều nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị sâu răng số 6. Vì đường và vi khuẩn tạo thành môi trường axit bào mòn các khoáng chất trong men răng.
Trẻ bị sâu răng số 6 cũng xuất phát từ nguyên nhân trẻ thích uống nước ngọt và các sản phẩm nước có gas đóng chai được bán rất nhiều hiện nay. Những thức uống này nếu uống ít và biết vệ sinh răng miệng đúng cách thì không gây hại nhiều. Nhưng ngược lại sẽ gây nhiều cho các răng sữa còn non yếu của bé.
Ý thức chăm sóc răng của bé
Không phải bé nào cũng hiểu được tầm quan trọng của một sức khỏe răng miệng tốt. Nếu không được ba mẹ hướng dẫn thì các bé không thể tự biết cách làm vệ sinh răng miệng cho mình mỗi ngày. Vì thế mà khi trẻ còn nhỏ việc chăm sóc răng miệng đóng một vai trò rất quan trọng do người lớn giúp cho các bé.
Để tránh trẻ bị sâu răng số 6 thì phụ huynh cần nói cho con nghe về lợi ích răng miệng khỏe mạnh. Kiểm soát những thức ăn mà con ăn vào hàng ngày. Đồng thời hướng dẫn và hình thành nên thói quen chăm sóc răng miệng cho các con ngay từ nhỏ.
Chải răng hàng ngày cùng với bé là một cách đơn giản để hình thành thói quen tốt cho bé
Cấu tạo răng sữa của bé
Cấu tạo răng có mối liên hệ mật thiết với tình trạng trẻ bị sâu răng số 6. Răng sữa có một số điểm khác biệt so với răng trưởng thành vì thể mà răng sữa dễ bị sâu hơn. So về độ dày của lớp men răng thì răng sữa có men răng mỏng yếu hơn. Khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tạo ra những lỗ hỏng trên thân răng.
Nha chu xung quanh răng cũng chưa được phát triển toàn diện. Dây chằng nha chu vẫn còn lỏng lẻo trong việc neo giữ chân răng tại xương ổ răng. Nên nha chu có thể bị viêm nhiễm nhiều hơn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần thân răng số 6 của bé.
Thói quen của bé
Thói quen xấu làm cho trẻ bị sâu răng số 6. Thông thường bé khó có thể tự nhận biết và tự điều chỉnh lại những thói quen xấu của mình. Mà cần phải nhờ đến ba mẹ phát hiện thấy những thói quen chưa tốt và giúp bé điều chỉnh lại sao cho đúng. Những thói quen xấu gây ra trẻ bị sâu răng số 6 có thể kể đến như:
- Trẻ nghiến răng trong giai đoạn thay răng do ngứa nướu làm cho lớp men răng của mặt nhai răng hàm trên và răng hàm dưới bị mài mòn.
- Trẻ lười chải răng hoặc cảm thấy không thích việc phải đánh răng đều đặn mỗi ngày.
- Trẻ không tập trung vào các bữa ăn chính trong ngày. Mà thích ăn nhiều bữa ăn phụ khiến cho răng miệng thường có thức ăn thừa và vi khuẩn bám lại.
- Trẻ có thể khám phá mọi thứ xung quanh mình bằng cách cho vào miệng nếm hay cắn những đồ chơi xung quanh. Điều này không chỉ làm hại đến men răng. Mà còn làm cho răng bị sứt mẻ và tăng nguy cơ làm cho răng trưởng thành mọc xô lệch.
❃❃❃ Xem thêm: Răng vĩnh viễn có những khác biệt nào so với răng sữa?
Nếu phát hiện thấy bé có những thói quen xấu thì ba mẹ cần giúp bé điều chỉnh lại những thói quen này
Trẻ bị sâu răng số 6 có ảnh hưởng tới răng số 7 không?
Các vi khuẩn gây ra sâu răng tại răng số 6 hoàn toàn có thể hoàn trộn vào nước bọt và di chuyển đến nhiều vị trí chiếc răng khác chứ không riêng gì răng số 7. Những vi khuẩn này sẽ tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ hay nói khác hơn đó là những tinh thể canxi của men răng và ngà răng. Từ đó hình thành nên hiện tượng răng bị sâu.
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của răng sâu số 6 đến các răng khác cũng cần thời gian. Vi khuẩn làm cho trẻ bị sâu răng số 6 bám được trên thân răng là nhờ vào các mảng bám thức ăn. Thông thường thì vi khuẩn sẽ tồn tại trong miệng khoảng từ 20 phút đến khoảng 1 giờ kể từ lúc chúng ta ăn xong. Khoảng thời gian này còn tùy thuộc vào thành phần và cách mà chúng ta chế biến thức ăn khác nhau như chiên, xào,.. ở dạng đặc hay lỏng.
Hậu quả trẻ bị sâu răng số 6 là răng sữa
Trẻ bị sâu răng số 6 làm cản trở quá trình ăn nhai bình thường của bé. Khi các con không có cảm giác ăn uống ngon miệng, ăn ít đi thì làm cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mà trẻ em trong giai đoạn lớn lên cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Dinh dưỡng là nền tảng chủ chốt để thể chất khi lớn lên của trẻ được khỏe mạnh bình thường.
Trẻ bị sâu răng số 6 nếu phải nhổ răng sớm hơn thời điểm bình thường làm cho răng trưởng thành phát triển không bình thường. Thường hay mọc xô lệch làm mất đi khớp cắn chuẩn của bé sau này khi lớn lên. Cần can thiệp bằng những kỹ thuật nha khoa như bọc răng sứ hay niềng răng chỉnh nha để chỉnh lại khớp cắn. Cải thiện lại vẻ đẹp và thẩm mỹ cho nụ cười.
Hệ răng sữa của trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng ít hơn răng người trưởng thành
Hậu quả trẻ bị sâu răng số 6 là răng vĩnh viễn
Mất răng vĩnh viễn là răng cấm là một vấn đề ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cả khuôn mặt của trẻ. Sau khoảng 3 tháng kể từ thời điểm mất răng thì hiện tượng xương hàm tiêu biến sẽ bắt đầu xảy ra. Gây ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ một cách dần dần trong âm thầm.
Mất răng vĩnh viễn nguy hại nhiều hơn mất răng sữa. Vì cơ thể chúng ta ở mỗi vị trí răng chỉ có một mầm răng trưởng thành duy nhất để thay thế cho răng sữa bị rụng đi. Thế nên răng trưởng thành mất đi sẽ không thể mọc lại.
Đối với trẻ nhỏ vì xương hàm chưa được phát triển cứng chắc toàn diện nên thường không được trồng răng bằng răng giả implant. Cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên hướng dẫn và hình thành thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ cho các con. Chọn những thực phẩm an toàn là bổ dưỡng cho con ăn hàng ngày. Giúp con bỏ đi những thói quen xấu để tránh trẻ bị sâu răng số 6 gây ra nhiều tác hại.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết
- RĂNG SỨ ĐỨC CÓ TỐT KHÔNG? CÁC LOẠI PHỔ BIẾN? 30/01/2021
- (no title) 30/01/2021