Răng số 6 giữ chức năng gì? Nhổ răng số 6 nguy hiểm không?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
yji min

RĂNG SỐ 6 GIỮ CHỨC NĂNG GÌ? NHỔ RĂNG SỐ 6 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Răng số 6 cùng với răng số 7 và số 8 tạo thành nhóm răng hàm.Nhắc đến răng hàm thì người ta sẽ nghĩ đến ngay những chiếc răng lớn và dùng để nhai thức ăn

RĂNG SỐ 6 LÀ RĂNG NÀO?

Nhìn một cách tổng quát thì người trưởng thành có 4 nhóm răng. Bao gồm nhóm răng cửa, nhóm răng hàm, nhóm răng tiền hàm và nhóm răng nanh. Răng số 6 thuộc về nhóm răng hàm, hay còn được gọi là nhóm răng cối. Nhóm răng này có đặc điểm chung là mặt nhai rộng, có nhiều hố rãnh, hình dạng to khỏe. Thường có từ 2 đến 4 chân răng nên đứng rất vững chắc.

Nhóm răng cối lớn nằm ở vị trí số 6, số 7 và số 8. Khi ta ăn uống thì lực nhai phần lớn ở răng số 6. Đây được xem là một vị trí trọng yếu để nghiền thức ăn. Nên khi mất chiếc răng số 6 thì khả năng ăn nhai của toàn hàm sẽ bị suy giảm theo. Ngoài ra thì vị trí này còn được xem là trụ cột cho những chiếc răng vĩnh viễn khác mọc lên được khỏe mạnh và đều đặn. Vậy nên khi răng hàm số 6 bị mất đi thì nguy cơ rất cao những chiếc răng khác sẽ bị xô lệch nặng nề.

Vì những vai trò quan trọng mà chiếc răng số 6 nắm giữ. Nên chúng ta cần có một chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng thật tốt để bảo vệ chiếc răng này. Trong nha khoa thì bác sĩ cũng sẽ cố gắng để bảo tồn chiếc răng này. Trừ những trường hợp bệnh lý nghiêm trọng. Những nguyên do bất khả kháng thì mới tiến hành nhổ bỏ chiếc răng này.

  ❃❃❃ Xem thêm: Răng bị nhiễm tetra cần làm gì? Cách phòng tránh răng bị nhiễm màu?răng số 6

Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau

NHỔ RĂNG SỐ 6 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nhổ răng số 6 khi không được tính toán cẩn thận sẽ rất nguy hiểm. Chiếc răng này có tên gọi khác là răng cấm. Gọi như vậy bởi vì răng này cấm bị tác động, cấm xâm lấn, cấm bị nhổ bỏ trong những trường hợp không cần thiết. Ưu tiên giữ lại răng thật luôn là mục tiêu và kim chỉ nam trong các hoạt động nha khoa.

Như đã nói ở trên, răng số 6 giữ chức năng ăn nhai. Nên khi mất đi chúng ta sẽ không thể nhai thức ăn được như bình thường. Dạ dày cần co bóp nhiều hơn và tiết nhiều dịch vị hơn để làm nhỏ thức ăn. Ruột cũng khó mà hấp thu được hết những chất dinh dưỡng từ những thức ăn chưa được nhai kỹ.

Vậy nên việc mất răng hàm không chỉ đơn giản dừng lại ở việc bạn cười không được đẹp. Hay là ăn uống không còn ngon miệng. Mà việc mất răng lâu dài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và sức khỏe của toàn cơ thể.

Mất răng số 6 cũng gây ra sự khó khăn trong phát âm. Đặc biệt là ở trẻ em trong giai đoạn tập phát ra những âm cơ bản, tập nói, tập đọc.

răng số 6

Chỉ nhổ chiếc răng này trong trường hợp thật sự cần thiết và được cân nhắc kỹ càng

RĂNG SỐ 6 MỌC KHI NÀO?

Răng vĩnh viễn số 6 mọc khi các bé khoảng từ 6 đến 7 tuổi. Răng vĩnh viễn có cấu tạo hoàn chỉnh và cứng chắc hơn nhiều so với răng sữa. Vì vậy khi bé đã mọc răng trưởng thành số 6 thì rất cần thiết để hướng dẫn cho bé biết được cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Một thói quen tốt chăm sóc răng miệng ngay từ lúc nhỏ là điều kiện quan trọng để có được một hàm răng khỏe đẹp khi lớn lên.

răng số 6

Sơ đồ thể hiện thời gian mọc răng vĩnh viễn ở các bé trong khoảng độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi

MẤT RĂNG SỐ 6 LÂU NĂM

Mất răng trong một thời gian dài thường gây ra tình trạng xáo trộn khớp cắn. Răng mất đi tạo ra một khoảng trống. Các răng ở gần vị trí này dễ xô lệch sang bên không gian trống. Sự xô lệch của các răng càng nhiều thì độ sai lệch của khớp cắn càng cao.

Khớp cắn bị lệch làm mất đi sự cân bằng, tính thẩm mỹ và độ hài hòa của khuôn mặt. Giảm đi khả năng ăn nhai của răng. Khi ăn không còn cảm giác ngon miệng và có thể bị đau nhức liên tục.

Một biến chứng thường gặp của việc mất đi răng một thời gian dài. Đó là xương răng bị tiêu biến đi dần dần. Nếu không can thiệp kịp thời thì thể tích của xương giảm xuống đáng kể và mang đến nhiều hệ lụy khác. Người ta gọi hiện tượng này là tiêu xương răng. Để tránh đi biến chứng này bác sĩ thường khuyên bệnh nhân trồng răng giả ở một thời điểm thích hợp sau khi đã nhổ răng xong.

❃❃❃ Xem thêm: Bị móm nhẹ do răng cửa hàm dưới lệch nên điều trị sao cho hợp lý?

răng số 6

Răng xô lệch và tiêu xương răng là 2 biến chứng thường gặp khi bị mất răng trong thời gian dài

VÌ SAO RĂNG SỐ 6 BỊ LUNG LAY?

Do tác động vật lý

Khi ra bị va đập, té ngã, cắn một vật cứng đều có thể khiến răng bị lung lay. Lợi và dây chằng rất dễ bị tổn thương do tác động lực từ bên ngoài. Lợi không còn có khả năng siết chặt, ôm sát chân răng thì răng trở nên lung lay là điều hiển nhiên. Vì vậy nha sĩ luôn khuyên chúng ta không nên ăn nhiều những thức ăn quá cứng. Lực tác động từ bên ngoài cũng là một nguyên nhân gây mòn men răng mà nhiều người mắc phải.

Do bệnh lý răng miệng

Viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng cũng khiến răng không thể đứng vững được nữa. Một bệnh mà nhiều người thường mắc phải do không vệ sinh răng miệng kỹ. Đó chính là viêm nha chu. Nha chu yếu có các triệu chứng điển hình như sưng đỏ, đau nhức, xuất huyết.

Viêm tủy do sâu răng ăn sâu vào buồng tủy thì răng bị lung lay tùy thuộc vào mức độ tủy bị tổn thương. Viêm tủy không thể bị xem nhẹ, cần được điều trị nhanh nhất có thể. Trường hợp xấu nhất răng có thể bị rụng và mất đi răng thật.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất