RĂNG SAU KHI LẤY TỦY CÓ BIẾN CHỨNG GÌ? CẦN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO?
RĂNG SAU KHI LẤY TỦY CÓ BIẾN CHỨNG GÌ?
Răng sau khi lấy tuỷ nếu không chăm sóc tốt có thể gây ra biến chứng khác. Tủy răng là một thành phần nằm ở vị trí trung tâm của mỗi răng. Phía ngoài cùng là men răng cứng chắc. Kế đến là ngà răng và cuối cùng là tủy răng. Tủy răng được chia thành hai vị trí. Tủy răng nằm ở thân răng gọi là buồng tủy.
Tủy răng nằm ở chân răng thì gọi là ống tủy. Vì số lượng chân răng ở mỗi nhóm răng khác nhau. Nên số lượng ống tủy cũng thay đổi tương ứng. Nhóm răng cửa có một ống tủy. Nhóm răng hàm nhỏ có 2 ống tủy. Nhóm răng hàm lớn có từ 3 đến 4 ống tủy.
Tủy răng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy là thành phần có khả năng nuôi dưỡng cho răng luôn được chắc khỏe. Tủy còn có khả năng tái tạo lại ngà răng khi ngà răng bị tổn thương. Tủy còn giúp răng cảm nhận được những tác động, kích thích bên ngoài. Hay còn gọi là chức năng dẫn truyền cảm giác.
Nhờ vào sự nuôi dưỡng của tủy răng mà răng luôn được khỏe mạnh. Tủy khỏe mạnh thì răng luôn được cứng chắc và dẻo dai. Thiếu tủy thì răng giòn và dễ vỡ do thiếu chất dinh dưỡng và thiếu độ ẩm. Tủy răng cũng góp phần tái tạo và làm cho ngà răng khỏe hơn. Chúng ta cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ, các lực tác động từ bên ngoài là nhờ vào tủy.
Vì tủy có vai trò rất quan trọng như trên. Nên chúng ta cần có cách ăn uống lành mạnh. Cách vệ sinh răng miệng hợp lý để giữ cho tủy luôn được khỏe mạnh. Tránh tối đa những tác động xấu đến tủy.
❃❃❃ Xem thêm: Lấy tủy răng chết có đau không? Khi nào nên thực hiện điều trị tủy?
Tủy ở thân răng là buồng tủy (Pulp Cavity) và tủy ở chân răng là ống tủy (Root Canal)
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BÌNH THƯỜNG CỦA RĂNG SAU KHI LẤY TUỶ
Răng sau khi lấy tuỷ cũng như thực hiện các dịch vụ nha khoa khác. Thì việc xuất hiện những triệu chứng đau nhẹ hay ê buốt nhẹ là điều mà thật khó để tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này cứ kéo dài theo một cường độ cao thì cần phải kiểm tra lại. Vì có thể đó là biến chứng răng sau khi lấy tuỷ. Sau đây là một số biểu hiện bình thường sau khi điều trị tủy mà bạn không nên quá lo lắng.
- Răng không có cảm giác đau. Răn như bình thường hoặc có biểu hiện đau nhẹ. Khi chạm vào răng thì sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.
- Trong khoảng 24h đầu tiên sau khi lấy tủy thì răng có hiện tượng ê buốt nhẹ. Nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn một chút tùy vào tình trạng của từng người.
- Đặc biệt là khi nhai thì răng sẽ có biểu hiện ê buốt nhiều hơn. Triệu chứng này có thể kéo dài trong vòng từ 2 đến 3 ngày rồi tự biến mất sau đó.
Trong khoảng thời gian này bạn nên chú ý ăn uống và làm vệ sinh răng miệng cẩn thận. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Răng sau khi lấy tuỷ chăm sóc càng tốt thì thì thời gian hồi phục của răng sẽ càng nhanh và bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sức khỏe răng miệng của mình.
Răng nhạy cảm (Sensitive teeth) là hiện tượng thường gặp răng sau khi lấy tuỷ
RĂNG SAU KHI LẤY TUỶ CẦN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Răng sau khi lấy tuỷ thì cần ăn uống lành mạnh, hợp khoa học. Chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng không được làm cho răng điều trị tủy phải hoạt động và ăn nhai quá nhiều. Để bảo vệ tối đa cho răng thì bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
- Chú ý đến độ cứng, mềm, dai của thức ăn. Răng sau khi lấy tuỷ hoặc sau khi nhổ răng thì cần phải tránh những thức ăn có độ cứng và độ dai cao. Vì răng điều trị tủy yếu hơn so với răng bình thường. Thời gian lấy tủy càng lâu thì răng sẽ càng có hiện tượng giòn, khô và dễ vỡ do bị mất chất trong thời gian dài. Vì thế mà bạn nên chú trọng ăn những thức ăn mềm, dễ nhai. Cũng không nên nhai trực tiếp vào vị trí răng mới chữa tủy.
- Chú ý đến nhiệt độ của thức ăn là điều quan trọng tiếp theo. Tránh những loại thức ăn nước uống có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nước đá lạnh có tác động không tốt đến răng lấy tủy cũng như răng thật của chúng ta. Không nên ăn, uống cùng lúc những thức ăn có nhiệt độ chênh lệch nhiều. Vì như thế sẽ dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho răng nướu. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của răng răng sau khi lấy tuỷ
- Cần loại bỏ những thói quen xấu như lười đánh răng, không dùng chỉ nha khoa hay nghiến răng vào lúc tức giận. Không hút thuốc lá và uống rượu bia. Cẩn thận đối với những thức ăn quá chua hay quá ngọt.
Thực phẩm có thể tạo axit (Acid Forming Foods) và thực phẩm có tính kiềm (Alkaline Food Choices)
RĂNG SAU KHI LẤY TỦY THÌ RĂNG CÒN TỒN TẠI BAO LÂU?
Răng sau khi lấy tuỷ thì thời gian sống không còn được lâu dài như những răng bình thường còn tủy khác. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì khi bị mất đi bộ phận có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho răng thì răng sẽ ngày càng yếu dần. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng một chiếc răng đã chết thì không thể tồn tại được như một chiếc răng còn sống.
Sau vài năm kể từ mốc thời gian răng sau khi lấy tuỷ này sẽ có nhiều biểu hiện rõ nét. Cho việc không được cung cấp chất dinh dưỡng và mất dần sức sống theo thời gian. Răng sẽ có những biểu hiện điển hình. Như là răng xuất hiện màu đen, bề mặt răng sậm màu mất sinh khí. Thân răng trở nên khô và giòn hơn rất nhiều. Vì thế mà răng rất dễ bị vỡ nếu như chúng ta bị va đập hay ăn nhai những thức ăn cứng và dai.
Tình trạng này cũng khiến cho răng không còn khả năng dịch chuyển. Nghĩa là răng sau khi lấy tuỷ một thời gian dài thì sẽ rất khó khăn để niềng răng. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều tình trạng bệnh nhân khác nhau. Nhưng thông thường thì răng lấy tủy sẽ không còn khả năng di chuyển trên cung hàm. Nên việc niềng răng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đôi khi là không thực hiện được.
Nếu như răng còn sống có thể duy trì đến suốt cuộc đời. Nhưng răng lấy tủy chăm sóc tốt thì tuổi thọ cũng chỉ từ 15 – 25 năm. Vì vậy mà cần cân nhắc kỹ trước các quyết định có ảnh hưởng đến tủy.
❃❃❃ Xem thêm: Mảng bám đen chân răng và những quan niệm sai lầm khi làm sạch
Nếu được chăm sóc tốt thì răng lấy tủy kéo dài từ 15 – 25 năm
RĂNG SAU KHI LẤY TUỶ CÓ THỂ XUẤT HIỆN BIẾN CHỨNG GÌ?
Đau nhức kéo dài
Sau khi điều trị tủy thì những cơn đau và những cơn ê buốt có thể xuất hiện và kéo dài trong vòng từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn nữa và ngày càng đau nhức nhiều hơn. Thì chứng tỏ răng của bạn đã có một số biểu hiện bất thường. Tình trạng này xảy ra có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Quá trình rút tủy không được thực hiện chính xác hoàn toàn. Tức là quá trình lấy tủy còn làm sót lại một ít tủy bị viêm hay hoại tử. Chính phần tủy này làm cho cơn đau kéo dài không dứt. Đây có thể là một lỗi do sơ xuất hoặc do tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ chưa cao.
- Quá trình lấy tủy răng không được bảo bảo vệ sinh hoàn toàn. Chỉ cần vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng nhiễm trùng ở vùng răng được điều trị thì sẽ gây ra những cơn đau nhức kéo dài.
- Quá trình trám bít ống tủy trong thực hiện còn có sự sai sót. Nếu như điều này xảy ra thì người răng sau khi lấy tuỷ cũng sẽ rất lo lắng vì răng mình cứ mãi đau mà không biết rõ chính xác lý do vì sao. Điều quan trọng nhất của trám bít ống tủy chính là phải trám đầy đặn và sát khít.
- Thuốc trám tủy răng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc quyết định độ thành công của ca lấy tủy. Nếu thuốc trám tủy răng không đảm bảo chất lượng thì răng sau khi lấy tuỷ sẽ đau nhức kéo dài.
- Chuyên môn bác sĩ chưa đủ vững vàng và kinh nghiệm trong việc lấy tủy. Khiến việc lấy tủy răng xảy ra những sai sót. Làm thủng sàn tủy (những điểm rất mỏng ở giữa hai chân răng) hoặc chóp tủy (chóp tủy là hai điểm cuối cùng của chân răng).
Đau răng kéo dài không hết là một biến chứng răng sau khi lấy tuỷ
Sưng lợi răng
- Viêm nha chu xảy ra tại vị trí răng srăng sau khi lấy tuỷ. Trong khi điều trị tuỷ thì cần kết hợp điều trị các bệnh lý răng miệng khác. Cần chữa viêm nha chu ngay từ đầu chứ không nên bỏ qua làm cho nó tiến triển. Điều này ảnh hưởng đến răng vừa được điều trị tủy xong.
- Viêm quanh chóp mãn tính là bệnh lý xuất hiện do răng bị chết tủy từ trước. Trong trường hợp này, bác sĩ phải điều trị và kết hợp với rút tủy.
- Sưng nướu nhưng không đau cũng là một tình trạng có thể xảy ra răng sau khi lấy tuỷ. Nếu răng bị sâu mặt bên sau khi lấy tủy thì thức ăn sẽ có cơ hội bám vào vị trí đó gây ra viêm và sưng lợi. Có trường hợp do viêm quanh chóp mãn tính gây sưng nướu và không đau, chỉ khi ấn vào răng mới bị đau.
Viêm lợi (Gingivitis) cũng là một biến chứng thường gặp có liên quan đến lấy tủy răng
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẤY TỦY RĂNG
Lấy tủy răng (root canal) là một cách thức điều trị tủy răng. Mục đích của việc lấy tủy là nhằm loại bỏ hết những phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử hoặc là bị chết. Bước tiếp theo răng sau khi lấy tuỷ, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ống tuỷ và hàn trám bít ống tủy. Nhờ vào việc lấy tủy bị hỏng mà đảm bảo cho các mô răng còn sống được bảo vệ an toàn.
Đặc biệt, khi tủy răng bị hỏng mà chúng ta chủ quan không được điều trị. Thì tình trạng viêm nhiễm, làm thối rữa và gây ra mùi hôi khó chịu cho chính bệnh nhân. Tạo cho người bệnh cảm giác rất mất tự tin vì miệng có mùi rất khó chịu. Hơn nữa, sau một thời gian, xương ổ răng sẽ bắt đầu bị tiêu hủy dẫn tới tình trạng mất răng.
Lấy tủy răng cần thực hiện ở những phòng khám uy tín và chất lượng. Để tránh tối đa những biến chứng có thể xảy ra răng sau khi lấy tuỷ. Đồng thời đừng quên chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ răng sau khi lấy tuỷ.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết