
RĂNG KHÔN MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG NẾU KHÔNG NHỔ SẼ CÓ HẠI THẾ NÀO?
RĂNG KHÔN MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?
Vì sao răng khôn mọc ngầm trong xương?
Có nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương thay vì mọc thẳng như bình thường. Răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Đây là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Chiếc răng xuất hiện cuối cùng trong cung hàm, chứ không xuất hiện ở trẻ nhỏ. Thường ở người trưởng thành 16-30 tuổi thì răng mới bắt đầu mọc.
Mọc răng khôn không có ý nghĩa gì về chức năng thẫm mỹ lẫn chức năng nhai. Bởi vì với số lượng 28 cái răng đã đủ để con người ăn uống hiệu quả. Ngoài ra, răng nằm sâu bên trong hàm nên không có chức năng làm đẹp cho khuôn mặt nhiều như răng cửa.
Do răng khôn mọc sau cùng trong tất cả các răng. Đến lúc này vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để răng khôn phát triển bình thường. Do đó hay xảy ra các hiện tượng như răng khôn mọc ngầm trong xương, mọc lệch, mọc chen chỗ các răng số 7. Dẫn đến tình trạng sưng đau ở người có răng khôn mọc ngầm trong xương.
Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương do xuất hiện muộn, khiến người mọc răng khôn gặp không ít đau đớn và phiền toái trong ăn nhai và giao tiếp. Do đó, răng khôn gần như không có tác dụng gì về mặt làm đẹp lẫn chức năng nhai.
Nhổ răng khôn mọc ngầm trong xương hay răng có hướng mọc không đúng. Hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn mới bắt đầu mọc. Việc này làm chúng ta khó vệ sinh răng miệng. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cho thức ăn bám vào. Vi khuẩn sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
❃❃❃ Xem thêm: Nhổ răng khôn là gì? Cần lưu ý những vấn đề nào?
Răng khôn mọc ngầm trong xương là một bệnh lý răng miệng đem lại nhiều sự phiền toái
Những ai có thể mọc răng khôn?
Không phải ai trong chúng ta cũng đều có răng khôn mọc ngầm trong xương. Nếu răng của bạn chỉ có 28 răng thay vì 32 răng đầy đủ thì điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn nên cảm thấy may mắn. Vì việc mọc 4 răng khôn sẽ có nhiều nguy cơ mang đến những vấn đề răng miệng rất phiền phức cho bạn. Đối với nhiều người thì việc răng khôn mọc ngầm trong xương là một điều hoàn toàn không tốt lành gì.
Một số người số người cho rằng không có bất kỳ chiếc răng khôn nào là một điều lạ. Khiến bản thân họ cho rằng điều này có gì đó là không ổn. Nhưng thực tế dựa trên khoa học thì việc bạn có hay không có răng khôn đều không phải là vấn đề gì nghiêm trọng cả. 28 chiếc răng khỏe mạnh bạn vẫn có thể ăn nhai như bình thường.
Số lượng răng ở mỗi người khác nhau vì không phải ai cũng mọc đủ 4 răng khôn
MỘT SỐ KIỂU MỌC CỦA RĂNG KHÔN
Răng khôn mọc ngầm trong xương
Răng khôn mọc ngầm trong xương là chiếc răng cối thứ 3 bị lợi trùm. Không thể quan sát răng bằng mắt thường mà chỉ có thể thấy qua phim chụp X quang. Nguyên do chính dẫn đến việc răng khôn mọc ngầm trong xương là do phần cung hàm bị thiếu chỗ. Không còn đủ diện tích cho răng khôn mọc nữa.
Chính vì thế răng khôn xuất hiện tình trạng mọc ngầm bên bên dưới lợi. Hay nói cách khác là lợi phủ bên trên thân răng. Những người có răng khôn mọc ngầm trong xương thường cảm thấy đau đớn và rất khó chịu kể cả khi trong trạng thái nghỉ bình thường. Bạn không thể tự chữa khỏi răng khôn mọc ngầm trong xương tại nhà. Mà bạn phải đi khám nha khoa và chụp x-quang để kiểm tra chính xác tình trạng của răng.
Phần lớn các trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương đều được các nha sĩ chỉ định nhổ bỏ. Vì để lâu răng khôn sẽ gây ra những biến chứng khác cho sức khỏe răng miệng. Nếu như răng khôn mọc thẳng bình thường vẫn có chỉ định bị nhổ bỏ. Nếu hàm đối diện không có răng khôn mọc để ăn khớp với nhau. Hiện tượng này làm cho thức ăn bị nhồi nhét và ảnh hưởng nhiều đến lợi của hàm phía đối diện.
Răng khôn mọc lệch
Răng khôn bắt đầu mọc khi chúng ta khoảng 18 tuổi. Thời điểm này thì xương hàm không còn tăng trưởng và xương đã có độ cứng cao qua một thời gian dài phát triển. Nên răng khôn thường bị lệch hay mọc ngầm là một điều dễ hiểu. Mọc ngầm có thể hiểu là răng mọc nằm hoàn toàn trong xương.
Răng khôn mọc lệch tùy vào mức độ và hướng lệch mà bác sĩ quyết định cách nhổ răng. Có hai cách nhổ răng đó là nhổ thường và tiểu phẫu lấy răng. Để quá trình nhổ răng diễn ra hiệu quả và không quá phức tạp thì bạn cần khám răng định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm răng mọc ngầm, mọc lệch. Không nên để các triệu chứng sưng đau, nhiễm trùng xuất hiện rồi mới bắt đầu đi chụp X quang để kiểm tra.
Răng khôn có rất nhiều dạng mọc khác nhau
RĂNG KHÔN MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG CÓ NÊN NHỔ KHÔNG?
Răng khôn mọc ngầm trong xương thường được các bác sĩ khuyên nhổ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng gây ra cho sức khỏe răng miệng. Tránh bị nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến răng nướu và các bộ phận khác trong khoang miệng. Sau khi nhổ bỏ răng khôn thì cần một khoảng thời gian để vết thương được hồi phục. Nhưng sau khoảng thời gian đó thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tự tin về sức khỏe răng miệng của mình.
Ngày nay với kỹ thuật y khoa tiến tiền thì việc nhổ răng khôn cũng không còn là một vấn đề khá phức tạp. Chỉ cần răng khôn được phát hiện sớm không có các biến chứng. Chưa gây ra nhiều các bệnh lý khác thì việc nhổ đi răng khôn sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nếu không nhổ răng khôn mọc ngầm trong xương thì bạn sẽ có nguy cơ mắc phải một số những vấn đề rắc rối sau:
Lung lay răng số 7
Răng số 6, 7, 8 đều thuộc nhóm răng hàm lớn. Có kích thước to và có nhiều chân răng, diện tích mặt nhai rộng. Nếu như răng khôn mọc ngầm trong xương đâm thẳng vào răng số 7 thì chiếc răng này sẽ phải chịu nhiều tổn hại rất lớn. Để lâu này thì răng số 7 lung lay thậm chí là rụng.
Bạn nên biết rằng răng số 6 và số 7 là 2 chiếc răng đóng một vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Khi hai răng này bị tổn thương hay bị mất thì sẽ làm suy giảm khả năng ăn nhai trầm trọng. Thế nên rất quan trọng phải nhổ bỏ sớm răng khôn để bảo vệ sự phát triển bình thường của các răng nằm ở vị trí kế cận.
❃❃❃ Xem thêm: Răng số 7 bị lung lay có nguyên nhân là gì? Răng số 7 nhổ được không?
Răng số 7 có nguy cơ chịu nhiều tổn thương khi răng khôn bắt đầu mọc
Xảy ra viêm nhiễm
Viêm nhiễm là điều khó có thể tránh khỏi đối với những người có răng khôn mọc không đúng hướng. Thường xảy ra khi có viêm lợi trùm. Lợi che phủ hết thân răng hoặc thân răng không thể mọc lên hết được. Sự viêm nhiễm này thể hiện rõ nhất ở phần lợi.
Lợi khỏe mạnh có trạng thái là màu hồng san hô tươi đẹp, săn chắc và thơm tho. Lợi ôm sát chân răng làm cho răng bám rất chắc trên xương ổ răng. Lợi viêm thì xuất hiện những trạng thái ngược lại. Lợi có màu đỏ tươi, đau nhức, không còn săn chắc và xuất hiện mùi hôi miệng. Lợi viêm trường hợp nặng còn có thể có biểu hiện xuất huyết và chảy mủ. Làm cho miệng mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Dần dần dẫn đến viêm nha chu và ảnh hưởng ngày càng nhiều đến sức khỏe.
Sâu răng
Răng khôn mọc sai hướng làm cho răng miệng bị viêm nhiễm. Phát sinh nhiều loại vi khuẩn có hại cho răng khiến cho răng dễ bị sâu răng nhiều hơn. Sâu răng nằm phát sinh phía trong các nhóm răng hàm lớn thường khó điều trị hơn bình thường. Vì vị trí này khó quan sát và khó nhận biết nên sâu răng ở vị trí răng khôn cũng khó điều trị hơn ở các răng khác.
❃❃❃ Xem thêm: Sâu răng là gì? Chăm sóc và điều trị thế nào hiệu quả?
Vì răng khôn khó làm vệ sinh nên dễ làm cho răng bị sâu
QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?
Bước 1: Kiểm tra tổng quát
Kiểm tra tổng quát là bước đầu tiên để bác sĩ nhìn nhận đúng về sức khỏe răng miệng của bạn. Bước này bao gồm kiểm tra sức khỏe răng miệng. Kiểm tra sức khỏe của cơ thể. Chụp X quang để biến được chính xác tình trạng của răng.
Bước 2: Làm vệ sinh và gây tê
Làm vệ sinh trước khi nhổ làm cho vết thương không bị nhiễm trùng. Các thiết bị y tế cũng được làm vệ sinh kỹ. Gây tê làm cho bạn không bị đau quá nhiều trong và sau khi nhổ răng.
Bước 3: Rạch lợi và mở xương
Rạch lợi và mở xương được thực hiện bằng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Sau đó thì răng khôn được lấy ra. Đối với răng khôn mọc ngầm thì cần phải chia cắt răng ra nhiều phần nhỏ sao cho phù hợp rồi lấy từng phần của răng ra.
Bước 4: Khâu vết thương và cầm máu
Răng sau khi nhổ thì cần được cầm máu để cho vết thương không tiếp tục xuất huyết. Bạn không nên lo lắng vì việc này rất bình thường sau khi nhổ răng.
Bước 5: Dặn dò
Khi vết thương đã tương đối ổn định thì bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân một số điều lưu ý về cách ăn uống cũng như cách làm vệ sinh sau khi nhổ răng. Kèm theo lịch hẹn tái khám cho lần sau.
Quy trình nhổ răng khôn đúng cách
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG NÊN NHỔ RĂNG?
Người mắc những bệnh lý toàn thân. Như các bệnh về máu, ung thư máu, rối loạn đông máu. Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh ác tính khác. Cần cân nhắc đối với những người đang uống thuốc thường xuyên để điều trị một số bệnh đang có sẵn. Vì khi nhổ răng thì sẽ có nguy cơ mất máu nhiều. Thông thường thì phải ngưng thuốc ít nhất 3 ngày thì mới nên cân nhắc đến chuyện nhổ răng.
Ngoài những bệnh lý toàn thân ra thì các bệnh lý răng miệng tại chổ cũng cần cân nhắc trước khi nhổ răng. Như là viêm nha chu, áp xe chân răng, sâu răng, viêm tủy,… Điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi nhổ răng là điều cần thiết. Ngoài ra, phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt hoặc mang thai cũng cần cân nhắc kỹ trước khi nhổ răng. Vậy nên bạn cần phải cung cấp cho bác sĩ toàn bộ thông tin sức khỏe của mình trước khi bác sĩ có quyết định nhổ răng.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết