NHỔ RĂNG SỐ 4 CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG TỚI KHUÔN MẶT CỦA CHÚNG TA?
Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không đang là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân. Bạn cũng đang cảm thấy lo lắng trước khi tiến hành có đúng không? Nếu vậy thì hãy chủ động tìm hiểu những thông tin được Nha khoa Thanh Tâm chia sẻ bên dưới đây nhé.
RĂNG SỐ 4 LÀ RĂNG NÀO?
Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bị mất đi chiếc răng này. Người trưởng thành có tối đa 32 chiếc răng nếu như mọc đủ 4 chiếc răng khôn. Có 4 nhóm răng chính là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm lớn và nhóm răng hàm nhỏ. Trong đó thì răng hàm còn có tên gọi khác là răng cối. Đây là những chiếc răng có kích thước to và chắc khỏe nhất trong cung hàm.
Răng số 4 thuộc vào nhóm răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ). Răng số 4 có tổng cộng 4 chiếc. Bao gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Răng số 4 là chiếc răng hàm nhỏ thứ nhất trên cung hàm hay còn gọi là răng tiền hàm.
Răng số 4 còn được biết đến là răng hàm nhỏ
Răng này có hình dạng tương tự như một ngọn giáo, có mũ răng dày, nhọn và dài. Các mặt xung quanh răng đều có độ sắc nhất định. Nhờ vậy mà chiếc răng này đóng góp một vai trò rất lớn trong việc ăn nhai, đặc biệt là cắn xé thức ăn. Răng này còn có tác dụng hỗ trợ phát âm cũng như định hình tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Giống như nhóm răng cửa thì răng số 4 có một chân răng. Có cấu tạo tương tự như những chiếc răng khác bao gồm thân răng, cổ răng và chân răng. Xét về cấu trúc bên trong thì răng có 3 thành phần chính đó là men răng, ngà răng và tủy răng nằm bên trong.
TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN NHỔ RĂNG SỐ 4?
Không phải bất cứ tình trạng nào cũng sẽ chỉ định nhổ răng số 4. Vì nguyên tắc bảo toàn tối đa răng thật là một điều rất quan trọng trong nha khoa. Chỉ những trường hợp đặc biệt răng không còn cứu được nữa thì mới được sự cân nhắc kỹ càng của bác sĩ và có quyết định nhổ bỏ đi chiếc răng số 4 này. Sau đây là một số trường hợp bác sĩ có thể nhổ răng số 4:
- Răng bị sâu răng nặng, sâu răng ăn hết thân răng. Khiến cho răng bị đau nhức trầm trọng và răng không còn khả năng ăn nhai.
- Răng bị viêm tủy nặng do sâu răng hay viêm nha chu gây ra.
- Răng bị áp xe chân răng, xuất hiện những ổ mủ nhiễm trùng lớn dưới chân răng. Khiến cho răng có hiện tượng lung lay.
- Không còn khả năng đứng vững trong xương ổ răng.
- Người gặp các tai nạn va đập làm cho răng bị gãy vỡ hư hại nhiều.
- Răng số 4 mắc các bệnh lý nguy hiểm có khả năng làm ảnh hưởng hay lân lan sang các răng khác ở vị trí kế cận. Đe dọa trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của răng miệng.
Nhổ răng số 4 phục vụ cho việc nhổ răng
Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể chỉ định nhổ răng số 4 khi niềng răng. Vì nhổ chiếc răng này sẽ tạo ra khoảng trống thích hợp cho các răng được di chuyển hiệu quả dưới tác động của các khí cụ chỉnh nha. Sau đó sẽ lấp đầy vị trí của chiếc răng số 4 đã nhổ.
NHỔ RĂNG SỐ 4 CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
– Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Răng số 4 thuộc vào nhóm răng tiền hàm. Nên khi bị mất chiếc răng này thì khả năng cắn xé thức ăn cũng như nghiền nát thức ăn của răng sẽ bị suy yếu. Thế nên bạn sẽ cảm thấy rất bất tiện trong việc ăn uống hàng ngày. Thức ăn cần được nhai kỹ ở khoang miệng là điều kiện cần thiết để cho hệ tiêu hóa có thể hoạt động hiệu quả. Có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng để nuôi sống và làm cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Việc mất răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng cũng như sức khỏe thể chất của toàn bộ cơ thể. Nếu mất càng nhiều răng thì tình trạng ăn nhai sẽ ngày càng tệ đi dẫn đến sức khỏe cũng từ đó mà bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Nếu mất nhiều răng thì bạn nên chọn ăn những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Nhưng vẫn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp phục hồi răng đã bị mất tại các phòng khám uy tín.
– Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt
Không ai cảm thấy tự tin về nụ cười của mình nếu như trên cung hàm bị mất đi một hay nhiều chiếc răng. Tình trạng này sẽ tệ hơn nếu như chiếc răng bị mất thuộc vào nhóm răng cửa. Việc mất răng chắc chắn sẽ làm cho khuôn mặt của bạn không còn được đẹp và tự nhiên. Nụ cười không còn được xinh tươi và tỏa sáng như bình thường nữa.
Nhổ răng số 4 tạo khoảng trống trên cung hàm khiến nhiều người e ngại khi cười
Nhổ răng số 4 có bị hóp má không? Đồng thời việc nhổ răng số 4 lâu ngày mà không trồng răng lại sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương răng. Đây là tình trạng mà xương hàm bị nhiễm khuẩn tại vị trí mất răng và bị tiêu biến dần dần. Khiến cho cấu trúc của xương hàm ngày một ít đi, dẫn đến hóp má.
Xương hàm không còn đủ mạnh cũng như không đủ độ lớn để giữ được cấu trúc của khuôn mặt. Khiến cho da trên khuôn mặt có hiện tượng bị nhăn và chảy xệ nhanh hơn người bình thường. Hay chúng ta có thể gọi là hiện tượng lão hóa diễn ra nhanh chóng.
Đồng thời hiện tượng tiêu xương còn cản trở quá trình cắm trụ răng implant. Mà cần phải có một phẫu thuật ghép xương trước khi trồng răng giả implant. Điều này gây mất thời gian và tốn thêm nhiều chi phí của bạn.
– Gây ra hiện tượng tiêu xương hàm
Thực tế, hiện tượng tiêu xương hàm không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt. Mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hiện tượng tiêu xương nhìn chung là xương hàm bị tiêu biến một cách từ từ. Nhưng tiêu xương cũng có nhiều dạng khác nhau:
- Xương hàm bị tiêu biến theo chiều ngang. Chiều ngang của xương hàm bị tiêu biến có khả năng ảnh hưởng rất nhiều đến các răng kế cận trên cung hàm. Làm cho các răng này có khả năng xô lệch và mọc theo hướng nghiên so với bình thường.
- Xương hàm bị tiêu biến theo chiều dọc. Xương hàm bị mòn dần theo hướng hõm xuống dưới. Tạo ra một lỗ trũng sâu. Một thời gian sau thì vùng lợi tại vị trí có xương bị tiêu biến sẽ có hiện tượng teo rút lại.
Khó tránh tình trạng tiêu xương hàm
- Tiêu xương khu vực xoang. Điều này xảy ra khi bạn mất răng ở hàm trên. Các xoang bắt đầu tràn xuống và độ rộng cũng lớn dần theo thời gian.
- Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt. Tình trạng này thường được ghi nhận ở những người bị mất nhiều răng ở hàm trên và hàm dưới. Dẫn đến quá trình lão hóa của khuôn mặt diễn ra rất nhanh chóng.
– Những ảnh hưởng tiêu cực khác sau khi nhổ răng số 4
Nếu như trong cung hàm của chúng ta mất đi một răng. Tức là tạo ra một khoảng trống trong cung hàm thì rất nhiều vấn đề có thể xảy ra. Bởi vì các răng thường dùng nhau làm điểm tựa để đứng vững với nhau. Mất đi một răng tức là mất đi một điều tựa và nguyên nhân dần dần từ đó mà phát sinh.
Đầu tiên nếu mất đi một răng thì răng đối diện cũng mất luôn chức năng của nó. Thì khi nhai thì không có các răng đối xứng ở hàm trên và hàm dưới để nghiền nát thức ăn. Vì thế mà sự ảnh hưởng khi mất răng đến việc ăn nhai là hoàn toàn không nhỏ.
Nhổ răng sau thời gian vài tháng mà không trồng răng mới. Thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng xô răng. Tức là hiện tượng hai răng bên cạnh vị trí mất răng có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống mất răng. Còn đối với răng đối diện thì có thể trồi lên hoặc thòng xuống hướng về phía hàm có răng mất. Đây là hiện tượng xô lệch răng. Để càng lâu ngày thì khớp cắn ngày càng bị lệch đi nhiều.
Khoảng trống sau khi nhổ răng số 4 thường là nơi “trú ngụ” của những mảnh vụn thức ăn
Một thời gian sau khuôn mặt sẽ có xu hướng hẹp lại làm má bị hóp. Các răng trên cùng hàm càng có xu hướng giãn rộng tạo thành các khoảng cách lớn giữa hai răng tạo nên tình trạng răng thưa. Người bị răng thưa thường đọng thức ăn vào các kẽ răng này. Nên vệ sinh răng miệng cần dùng đến chỉ nha khoa để tránh tình trạng hôi miệng.
LƯU Ý QUAN TRỌNG CẦN NHỚ SAU KHI NHỔ RĂNG SỐ 4
Làm gì sau khi nhổ răng số 4? Răng số 4 là răng tiền hàm hay răng cối nhỏ thứ nhất trên cung hàm, có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng số 4 cần phải được nhổ bỏ để điều trị các bệnh lý về răng miệng hoặc chỉnh nha niềng răng.
Sau khi nhổ răng số 4, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:
- Giữ vết thương bằng gạc hoặc bông trong khoảng 30 phút để máu đông lại và làm dịu vết thương. Tránh nhổ gạc ra quá sớm hoặc ngậm quá chặt để không làm tổn thương vết thương.
- Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng số 4, bạn nên hạn chế ăn uống nóng, cay, chua hoặc quá ngọt. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình lành vết thương. Tránh nhai bằng phía vết thương và không sử dụng ống hút để uống nước.
- Nên uống đủ nước để giữ ẩm cho miệng và giảm sưng tấy. Xác định rõ nhổ răng số 4 kiêng ăn gì. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống các loại đồ uống có ga, cồn hoặc chứa caffeine vì chúng có thể kích thích vết thương và gây viêm nhiễm.
Uống đủ nước để ngăn chặn vi khuẩn phát triển
- Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch khử trùng miệng sau mỗi lần ăn hoặc ít nhất hai lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nên tránh súc miệng quá mạnh hoặc quá nhiều để không làm loại bỏ máu đông bảo vệ vết thương.
- Nên nghỉ ngơi đủ để tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi. Bạn nên tránh các hoạt động vận động mạnh, hút thuốc lá, uống rượu hoặc làm việc căng thẳng trong ít nhất 2-3 ngày sau khi nhổ răng. Bạn cũng nên giữ đầu cao hơn khi ngủ để giảm sưng tấy và chảy máu.
- Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Bạn có thể được kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc kháng sinh để giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn nên uống thuốc đúng liều lượng và thời gian được chỉ định và không tự ý ngừng hoặc thay đổi thuốc.
Về cơ bản nhổ răng số 4 bao lâu thì lành thì phụ thuộc vào chính cách chăm sóc của bạn. Nếu sau khi nhổ răng số 4, bạn gặp các biến chứng như chảy máu kéo dài, sưng tấy quá mức, đau nhức không giảm, sốt cao hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đi khám lại bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
CẦN PHỤC HÌNH CHO RĂNG SỐ 4 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO?
Vì những biến chứng nguy hiểm của việc nhổ răng số 4 mang lại. Nên chúng ta cần có những biện pháp phục hình cho răng phù hợp. Để tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đồng thời có thể giúp bạn ăn nhai như bình thường. Không còn tự ti hay e ngại về nụ cười thiếu răng của mình nữa. Sau đây là một vài phương pháp trồng răng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Trồng răng implant
Trồng răng implant là một cách phục hình răng có thể giúp bạn phòng tránh hiệu quả quá trình tiêu xương răng. Bởi vì có trụ implant cắm vào xương hàm đóng vai trò như một chân răng thật. Giúp hạn chế tối đa hiện tượng xương hàm bị nhiễm trùng và tiêu biến. Răng implant có mão sứ bọc ở trên có màu sắc và độ cứng tốt như răng thật của chúng ta. Nên vừa có thể đảm bảo ăn nhai, vừa có thể mang lại vẻ đẹp hoàn hảo.
Trồng răng Implant sau khi nhổ răng số 4 – Phương án phục hình răng mất tối ưu
- Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp thường được dùng cho những người già bị mất nhiều răng cùng một lúc bởi quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy có giá cả ít hơn trồng răng implant. Nhưng hàm tháo lắp có đặc điểm là sức nhai không được mạnh như răng thật và cần phải làm vệ sinh hàm giả mỗi ngày.
- Cầu răng sứ
Nếu muốn phục hình cho răng số 4 bằng phương pháp cầu răng sứ thì cần phải mài 2 chiếc răng số 3 và số 5. Sau đó bọc mão sứ vào đồng thời làm điểm tựa cho mão sứ của vị trí răng số 4 được đứng vững. Mặc dù phương pháp này có tình thẩm mỹ cao. Nhưng việc mài mòn 2 răng bên cạnh có thể làm cho 2 răng này yếu đi phần nào.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết