HẬU QUẢ CỦA VIỆC MẤT RĂNG LÂU NGÀY KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
Hậu quả của việc mất răng là gì? Nếu bị mất răng ở bất kỳ vị trí nào đó, bạn chắc chắn sẽ nhận thấy rõ những bất tiện khi “sống thiếu chúng” như: Nụ cười có thể không giống như bạn muốn, khả năng ăn, nói và thân mật có thể khó hơn, và thậm chí sự tự tin của bạn có thể mất dần,… Mặc dù nghiêm trọng nhưng đây không phải là những tác động duy nhất. Việc mất răng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT RĂNG THƯỜNG GẶP
Theo thống kê mới nhất của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho thấy, có hơn 90% người dân Việt Nam mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt, mất răng chính là tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra điều này? Thực tế cho thấy, mất răng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như:
- Do bệnh lý răng miệng: Nếu các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất răng.
- Do tuổi cao: Khi chúng ta già đi, răng sẽ bị lão hóa do lớp men bị bào mòn trong suốt quá trình ăn nhai. Chính điều này sẽ khiến cho răng không còn được chắc khỏe như trước, vì thế việc mất răng là không thể tránh khỏi.
- Do thói quen xấu: Việc thường xuyên hút thuốc lá hay có thói quen nghiến răng khi ngủ,… sẽ khiến bạn sẽ mắc bệnh viêm nướu, về lâu dài sẽ khiến răng lung lay và rụng dần.
- Do mắc bệnh lý: Hầu hết những ai mắc các bệnh lý như huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… đều có răng yếu hơn so với người bình thường, chính vì vậy răng rất dễ gãy rụng.
- Nguyên nhân khác: Va đập mạnh, chấn thương, tai nạn ngoài ý muốn là những nguyên nhân gây rụng răng.
Mất răng do những nguyên nhân nào?
HỆ LỤY KÉO THEO KHI MẤT RĂNG LÂU NGÀY LÀ GÌ?
Điều quan trọng mọi người cần phải hết sức lưu ý chính là mất răng lâu ngày sẽ kéo theo tình trạng tiêu xương hàm – đây là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Vốn dĩ xương cần được kích thích để duy trì hình thức và mật độ của nó. Đối với xương hàm, sự kích thích đó đến từ răng, tạo ra hàng trăm sự tiếp xúc thoáng qua với nhau trong suốt cả ngày. Các ứng suất nhỏ tạo ra bởi những điểm tiếp xúc này sẽ truyền đến xương, thúc đẩy nó tái tạo liên tục.
Nên nhớ rằng, khi một chiếc răng bị mất, sự kích thích mà nó cung cấp sẽ biến mất. Chỉ trong năm đầu tiên mất răng, chiều rộng của xương đã giảm 25%. Điều này xảy ra trong vài năm tới với sự giảm tổng thể lên đến 4mm chiều cao. Ngoài ra, hàng loạt các vấn đề bạn cần phải đối diện như:
- Nếu mất răng lâu ngày, và khi tình trạng tiêu xương tiếp tục diễn ra, khoảng cách từ mũi đến cằm có thể giảm xuống và một phần ba bên dưới của khuôn mặt cũng bị sụp xuống một phần.
- Khi thiếu sự hỗ trợ về cấu trúc, môi sẽ bị chùng xuống;
- Một số răng còn lại trên cung hàm sẽ dịch chuyển dần về phía khoảng trống mất răng;
- Ngoài ra, mất xương quá mức có thể làm cho một người dễ bị gãy xương hàm.
Do đó, chẳng mấy khó hiểu khi những người mất răng thường tỏ ra không vui và bị lão hóa sớm. Đặc biệt, điều này có thể gây ra thêm các vấn đề về khớp cắn và thậm chí là đau khớp hàm (TMJ). Cuối cùng, nếu việc ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau sống trở nên quá khó khăn sẽ khiến cho dinh dưỡng bị suy giảm và sức khỏe tổng quát kém đi.
Hậu quả của việc mất răng lâu ngày nghiêm trọng như thế nào?
THIẾU MỘT RĂNG HAY NHIỀU RĂNG MỚI NGUY HIỂM?
Theo AAOMS – Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt Hoa Kỳ, cho biết “Thống kê cho thấy 69% người trưởng thành trong độ tuổi từ 35 đến 44 đã mất ít nhất một chiếc răng vĩnh viễn do tai nạn, bệnh nướu răng, tủy răng bị hỏng hoặc sâu răng”.
Thực tế cho thấy, dù thiếu một chiếc răng cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cả về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nhiều người lại không tin vào điều này nên khá lơ là trong việc tìm kiếm phương án khắc phục. Nên nhớ rằng, chỉ thiếu một chiếc răng thôi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nói, khả năng ăn uống và thậm chí là sự tự tin của bạn.
Rụng răng nói chung có thể được xem là kết quả của bệnh nướu răng, sâu răng, vệ sinh răng miệng kém, di truyền hoặc chấn thương,… Mặc dù bạn bị mất răng vì bất kỳ lý do nào đi chăng nữa, việc trồng răng mới là thực sự cần thiết. Giữa rất nhiều phương án khác nhau như hiện tại, cấy ghép Implant được đánh giá tốt nhất – có nghĩa là lựa chọn lành mạnh nhất, lâu dài nhất.
Thiếu 1 răng hay nhiều răng đều không tốt
>> Xem thêm: Răng bị gãy thì phải làm sao?
6 HẬU QUẢ CỦA VIỆC MẤT RĂNG
Khi bạn bị mất một chiếc răng, các vấn đề bắt đầu xảy ra ngay lập tức, răng là một phần của cơ thể chúng ta và dĩ nhiên chúng phải ở đó. Hãy cùng xem xét một số hậu quả phổ biến nhất mà những người bị mất một hoặc nhiều răng gặp phải bên dưới đây nhé.
Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống
Nên nhớ rằng quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng của bạn. Ở đây, răng cửa và răng nanh sẽ giúp cắt và giữ chặt trong khi răng hàm (răng sau) sẽ xé và nghiền thức ăn để phá vỡ nó, cho phép chúng ta nuốt nó, bắt đầu hấp thụ các chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa nhanh hơn. Nhưng nếu thiếu một trong những chiếc răng đó thì sao?
Điều này còn tùy thuộc vào chiếc răng bạn bị mất. Khả năng cao là bạn sẽ gặp khó khăn hoặc thậm chí không thoải mái khi ăn một số món ăn yêu thích của mình. Chẳng hạn như việc mất răng hàm có thể dẫn đến khó ăn các loại hạt, thịt và bất kỳ thực phẩm cứng hoặc dai nào khác,… mà trước đây bạn vẫn hay dùng.
Nhưng đó không phải là tất cả, hậu quả vẫn tiếp diễn. Khi bạn không nhai kỹ thức ăn có thể dẫn đến tiêu hóa kém và tiêu thụ thức ăn chậm, tác động thậm chí còn lớn hơn đến cách cơ thể bạn phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Về lâu dài, tình trạng này kéo theo nhiều hệ lụy khác đến sức khỏe.
Khó khăn trong việc ăn nhai là hậu quả của việc mất răng lâu ngày
Răng của bạn sẽ thay đổi
Như những thông tin đã được đề cập bên trên, khi thiếu răng, các răng xung quanh của bạn có thể dịch chuyển để lấp đầy khoảng trống do răng bị mất. Nhưng đó không phải là vấn đề tồi tệ nhất do chiếc răng bị mất gây nên. Khi bạn bị mất răng, xương ổ răng – phần xương hàm giữ răng trong miệng, không còn nhận được kích thích cần thiết và bắt đầu bị phá vỡ, hoặc tiêu lại.
Theo nghĩa đen, cơ thể nghĩ rằng nó không còn sử dụng hoặc “cần” xương hàm, vì vậy nó sẽ xấu đi. Nói chung, mọi người sẽ mất 25% cấu trúc xương hàm nâng đỡ trong vòng năm đầu tiên sau khi mất răng. Vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ vừa khiến cho khuôn mặt bị lão hóa, khiến bạn già trước tuổi.
Tương tự như cách mà cơ bắp được duy trì thông qua tập thể dục, mô xương được duy trì bằng cách thường xuyên sử dụng chúng. Răng tự nhiên được gắn vào xương hàm và kích thích xương hàm thông qua các hoạt động như nhai, cắn. Chính vì thế chẳng mấy khó hiểu khi mất răng sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương.
Hậu quả của việc mất răng là gì?
Bạn sẽ gặp khó khăn khi nói
Như chúng tôi đã nêu ở trên, khi mất một hoặc nhiều răng có thể dẫn đến tiêu xương tại vị trí răng mất. Tình trạng mất xương hàm này có thể phát triển thành các vấn đề khác, ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe tổng thể của bạn. Cụ thể:
- Những người bị mất một hoặc nhiều răng có thể bị đau, các răng còn lại gặp vấn đề, khuôn mặt bị thay đổi, thậm chí không thể nói và ăn uống bình thường.
- Tốc độ xương bị thoái hóa cũng như lượng xương mất đi khác nhau rất nhiều giữa các cá nhân.
- Tuy nhiên, hầu hết tổn thất xảy ra trong vòng mười tám tháng đầu tiên sau khi mất răng và sẽ tiếp tục dần dần trong suốt cuộc đời của bạn.
Ngoài việc làm thay đổi diện mạo khuôn mặt và dẫn đến khó ăn uống, việc thiếu dù chỉ một chiếc răng cũng có thể cản trở cách bạn phát âm một số từ một cách tự nhiên. Đây là lý do tại sao một số người bị mất răng gặp các vấn đề khi nói, như huýt sáo, khạc nhổ hoặc nói ngọng,…
Khó khăn khi nói là hậu quả của việc mất răng lâu ngày
Bạn sẽ bị mất xương hàm
Trong trường hợp bạn chưa hình dung ra hậu quả tồi tệ nhất của việc mất một chiếc răng, thì đó chính là mất xương hàm. Vốn dĩ, thông qua các hoạt động nói, nhai và ăn hàng ngày của chúng ta, mô xương hàm sẽ được duy trì, từ đó có thể bảo tồn mà không bị mất đi. Khi bạn bị mất một chiếc răng, xương hàm của bạn sẽ không còn được kích thích ở khu vực cụ thể đó nữa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc chúng dần biến mất.
Mất xương hàm – Hậu quả của việc mất răng lâu ngày
>> Xem thêm: Mất răng lâu năm có điều trị được không?
Trông bạn sẽ già hơn
Không người lớn nào muốn mình trông già hơn, nhưng đó chính xác là những gì bạn sẽ nhận được nếu không thay ngay chiếc răng bị mất lâu ngày trên cung hàm của mình. Ai lại muốn ngoại hình và sức khỏe của mình xấu đi chứ? Tuy nhiên đó lại là hậu quả tự nhiên của việc mất răng – hàm biến mất theo đúng nghĩa đen.
Răng bị mất làm tăng tốc quá trình lão hóa. Nên nhớ rằng, khi bạn bị mất răng, xương hàm thực sự sẽ co lại và hình dáng khuôn mặt của bạn cũng thay đổi theo. Do tình trạng mất xương liên quan, các đặc điểm trên khuôn mặt của bạn sẽ bắt đầu bị hóp vào, khiến bạn già đi trông thấy.
Như vậy chúng ta có thể thấy, dù chỉ thiếu một chiếc răng cũng có thể gây ra sự thay đổi đáng chú ý về cả hình dáng khuôn mặt và sự liên kết khớp cắn. Mất răng có thể gây lão hóa sớm và những hậu quả này liên quan trực tiếp từ quá trình tiêu xương.
Lão hóa gương mặt sớm
Bạn sẽ mất tự tin
Mất một chiếc răng không phải là vấn đề đáng cười, tuy nhiên nó sẽ khiến bạn không thoải mái khi trò chuyện với người khác, đặc biệt là rụng răng cửa. Khi răng và nướu có hình dạng đẹp, đầy đủ, bản thân chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì khi cười. Ngược lại, sự tự tin sẽ dần biến đi đâu mất khi cung hàm “thưa thớt” răng.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Việc xây dựng các mối quan hệ cũng dẫn trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục tình trạng mất răng càng sớm càng tốt nhé.
Làm mất đi sự tự tin vốn có
ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG?
Ở thời điểm hiện tại, lựa chọn lành mạnh nhất, lâu dài nhất để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất là cấy ghép Implant. Phương pháp này thực chất là phẫu thuật cấy ghép Implant vào xương hàm, mô phỏng xương hàm và chân răng tự nhiên của bạn. Bên cạnh đó vẫn còn những sự lựa chọn khác như: răng giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ.
Cấy ghép Implant
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ đạt gần như 100% như răng thật.
- Độ cứng chắc cao, ăn nhai thoải mái.
- Răng được trồng cố định, quá trình vệ sinh răng miệng dễ dàng.
- Có chân răng, từ đó ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, ngăn ngừa lão hóa khuôn mặt hiệu quả.
- Tồn tại độc lập, quá trình cấy ghép không xâm lấn răng kế cận.
- Phù hợp với tất cả các trường hợp mất răng.
- Răng có độ bền cao, hoàn toàn có thể sử dụng trọn đời.
Nhược điểm:
- Thời gian thực hiện lâu.
- Phương án chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe.
- Người thực hiện phải đủ 18 tuổi trở lên – giai đoạn xương hàm đã phát triển chắc khỏe.
- Chi phí trồng răng Implant đắt đỏ.
Cấy ghép Implant khắc phục hậu quả của việc mất răng lâu ngày
>> Xem thêm: Trồng răng Implant cho người già
Cầu răng sứ
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, khá tương đồng với răng thật.
- Khả năng ăn nhai ổn định.
- Độ cứng chắc tốt.
Nhược điểm:
- Răng không thể hoạt động độc lập, cần mài 2 răng bên cạnh vị trí mất răng để nâng đỡ. nhịp cầu.
- Không ngăn được tiêu xương hàm.
- Dễ bị hở cầu sứ, tạo điều kiện cho thức ăn nhét vào trong gây hôi miệng.
- Thời gian sử dụng chỉ khoảng từ 7 – 10 năm.
- Chi phí tương đối cao vì làm 1 răng nhưng ảnh hưởng đến cả 2 răng bên cạnh.
Bắc cầu răng sứ khắc phục hậu quả của việc mất răng lâu ngày
Hàm giả tháo lắp
Ưu điểm:
- Giá thành thấp nhất trong số các phương án phục hình răng mất.
- Thời gian hoàn thành nhanh chóng, chỉ mất từ 1 – 3 ngày.
Nhược điểm:
- Khả năng ăn nhai chỉ đạt mức 30 – 40% so với răng gốc.
- Dễ rơi rớt trong quá trình ăn uống và giao tiếp.
- Dễ kẹt thức ăn vào trong, gây hôi miệng.
- Để có thể vệ sinh sạch cần phải tháo ra lắp vào thường xuyên.
- Có thể gây teo nướu, đau nướu sau một thời gian sử dụng.
- Không có khả năng ngăn chặn tiêu xương hàm.
- Độ bền không được đánh giá cao, thời gian sử dụng chỉ từ 3-5 năm.
Trồng răng giả tháo lắp khắc phục hậu quả của việc mất răng lâu ngày
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bên trên có thể giúp bạn nắm được những hậu quả của việc mất răng. Nhanh chóng liên hệ đến các nha khoa uy tín để phục hình răng mất, ngăn chặn những biến chứng xấu nhé.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết