Con người có cấu tạo răng như thế nào?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
đảm bảo bác sĩ trình độ cao

CON NGƯỜI CÓ CẤU TẠO RĂNG THẾ NÀO?

Cấu tạo răng là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể của chúng ta, nó đóng góp rất lớn trong việc duy trì tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai

Con người có cấu tạo răng như thế nào? Vai trò của chúng quan trọng ra sao? Để gải đáp được hết những thắc mắc này, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin bên dưới đây của chúng tôi nhé.

CON NGƯỜI CÓ CẤU TẠO RĂNG THẾ NÀO?

Ít ai quan tâm răng người có bao nhiêu chiếc và cấu tạo răng thế nào. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

con người có cấu tạo răng thế nào?Răng con người có bao nhiêu và cấu tạo răng thế nào?

RĂNG NGƯỜI CÓ BAO NHIÊU CHIẾC?

Theo các chuyên gia, số lượng răng của người trưởng thành chính xác là 32 răng. Trong đó, có 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới, đã bao gồm 4 răng khôn. Tuy nhiên không phải ở người nào cũng đủ 32 chiếc, có thể thừa hoặc thiếu. Răng bắt đầu mọc lúc 6 tháng tuổi, sau đó mọc đầy đủ đến khi có thể tự ăn được. Lúc này, trẻ nhỏ có khoảng 20 chiếc răng

. Đến 5 tuổi bắt đầu quá trình thay răng, răng sữa rụng đi và thay vào là răng vĩnh viễn.Khi vào tuổi trưởng thành, những chiếc răng khôn mới bắt đầu mọc lên. Lúc này, trên cung hàm sẽ có đủ 32 chiếc răng (nếu số lượng răng khôn là 4) hoặc 36 chiếc (nếu số lượng răng khôn là 6).

❃❃❃ Xem thêm: Răng vẩu là gì?

con người có cấu tạo răng thế nào?Cấu tạo răng người chính xác có 32 chiếc

Số lượng răng cụ thể:

Trong 32 chiếc răng này sẽ có 8 chiếc răng cửa (4 ở trên, 4 ở dưới), 4 chiếc răng nanh (2 ở trên, 2 ở dưới), 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn. Với 12 răng hàm lớn đã bao gồm cả 4 cái răng khôn sẽ mọc sau ở độ tuổi 18 – 30 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay, có đến 85% số người không mọc đủ 4 – 6 chiếc răng khôn, hoặc khi răng vừa mọc lên thì phải nhổ bỏ ngay.

Bởi vì, những chiếc răng này thường bị mọc lệch, đâm xiên đâm xéo, mọc ngầm,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể, cho nên bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ. Chính vì vậy, rất nhiều người trưởng thành chỉ có 28 chiếc răng mà thôi, tức là 32 răng đủ trừ đi 4 chiếc răng khôn.
Đây là số lượng răng cố định mà một người trưởng thành cần phải có đủ để thực hiện tốt chức năng ăn nhai và phát âm, cũng như góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt và nụ cười.

❃❃❃ Xem thêm:Nhổ răng khôn là gì? Cần lưu ý những vấn đề nào?

CÁC LOẠI RĂNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG LOẠI

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng con người được chia làm 4 nhóm khác nhau, gồm: Nhóm răng cửa (các răng số 1 và số 2), nhóm răng nanh (răng số 3), nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và số 5) và cuối cùng là nhóm răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8).Các nhóm răng có chức năng và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

 Cấu tạo răng cửa (tổng cộng 8 chiếc)

Là những chiếc răng nằm ở phía trước cung hàm, dễ nhận thấy nhất khi bạn cười nói. Răng cửa có hình dạng chiếc xẻng và có cạnh (rìa cắn) rất sắc bén. Nhiệm vụ của răng cửa là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ. Cấu tạo răng cửa có chức năng rất quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt.

Vì khi cười hay nói thì nhóm răng cửa sẽ hiện ra đầu tiên. Thế nên nếu bạn muốn cho một nụ cười đẹp. Một khuôn mặt sáng thì việc giữ gìn vệ sinh cho răng cửa là một điều rất cần thiết. Nhóm răng cửa chỉ có 1 chân răng duy nhất lại nằm phía bên ngoài nên rất dễ chịu những tổn thương do va đập cơ học. Đặc biệt đối với những người bị khớp cắn lệch như hô, móm thì nhóm răng cửa lại càng dễ bị tổn thương hơn.

Cấu tạo răng nanh (tổng cộng 4 chiếc)

Nằm ở vị trí góc của cung hàm, nằm sát ngay bên cạnh răng cửa. Răng nanh có hình ngọn giáo, mũ răng dày, nhọn và sắt. Nhiệm vụ chủ yếu là dùng để kẹp và xé thức ăn.Răng nanh nếu mọc lệch sẽ tạo thành răng khểnh. Nhiều trường hợp thì răng khểnh chính là một nét duyên. Một điểm nhấn trên khuôn mặt của nhiều người.

Nhưng nếu răng nanh mọc lệch nhiều gây mất thẩm mỹ thì cần điều trị. Bởi răng khểnh này không tạo ra vẻ đẹp mà còn làm sai lệch khớp cắn. Gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Cấu tạo răng hàm nhỏ (tổng cộng 8 chiếc)

Răng hàm nhỏ nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh, răng hàm nhỏ có mặt cắn phẳng, mũ răng hình lập phương và trên mặt răng được chia thành 2 định đều, nhọn. Cấu tạo răng được dùng để xé và nghiền nát thức ăn.Răng hàm nhỏ được xem là nhóm răng chuyển tiếp giữa răng nanh và răng hàm lớn.

Nhóm răng này cũng giữ một chức năng quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày của chúng ta. Nhóm răng này còn có chức năng duy trì chiều dài của khuôn mặt. Nếu mất đi hiện tượng tiêu xương răng xảy ra thì gò má sẽ nhanh chóng chảy xệ khiến cho khuôn mặt bị lão hóa nhanh hơn bình thường.

Cấu tạo răng hàm lớn (12 chiếc)

Đây là những chiếc răng lớn nhất trên cung hàm. Mặt răng khá phẳng, có diện tích rộng và to, hình dáng rất phức tạp. Nhiệm vụ chính của những chiếc răng hàm lớn là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày. Nhóm răng này giữ chức năng ăn nhai chủ chốt và rất quan trọng.

Trong nha khoa thì người ta luôn cố gắng phục hồi và giữ lại nhóm răng này. Trong những trường hợp bất khả kháng không thể giữ lại răng được nữa thì mới chỉ định nhổ.Sau khi nhổ răng thì rất cần thiết phục hình răng. Công nghệ phục hình răng phổ biến và nhiều ưu điểm nhất hiện nay đó chính là trồng răng implant. Phương pháp này không chỉ giúp khôi phục khả năng ăn nhai. Mà còn giúp tránh được những biến chứng sau khi mất răng lâu ngày như tiêu xương răng và răng xô lệch.

CẤU TẠO RĂNG NGƯỜI

Tùy theo mỗi người, phụ thuộc vào gen mà răng có màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa (trắng ngà voi), chúng đều rất khỏe mạnh và cứng chắc, đảm bảo nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn.con người có cấu tạo răng thế nào?

Cấu tạo của răng người gồm 3 phần chính

Cấu tạo của răng người chia thành 3 phần chính, gồm:

  • Thân răng (còn gọi là vành răng) 

Là phần nằm ở phía trên nướu. Thân răng nghiền nát và tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Nên thân răng thường hay xảy ra nhiều bệnh lý khác nhau như sâu răng, men răng yếu, thân răng vỡ,…

  • Chân răng

Chân răng là phần nằm sâu bên dưới xương hàm và nướu, nên bình thường sẽ không thể nhìn thấy chân răng. Chúng được neo giữ bởi những dây chằng nha chu. Tùy vào từng nhóm răng mà số lượng chân răng cũng khác nhau. Nhóm răng hàm sẽ có số lượng chân răng nhiều hơn nhóm răng cửa.

  • Cổ răng (đường viền nướu)

Là phần giao nhau giữa lợi và răng. Nếu như chăm sóc răng miệng không tốt. Không lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì có thể dẫn đến hiện tượng tụt nướu đi kèm với bệnh mòn cổ răng.

Nếu cắt đứng dọc qua 1 chiếc răng, cấu tạo răng được thành 4 phần chính, gồm:

  • Men răng (lớp ngoài cùng)

Phần thân của răng được bao bọc bởi một lớp men rất cứng chắc và khỏe mạnh. Men răng chứa hàm lượng lớn khoáng chất như canxi và flour và có màu trắng sữa.Men răng được xem là loại vật chất cứng nhất trong cơ thể con người. Điều này làm cho men răng phát huy được tác dụng khi bảo vệ ngà răng và tủy. Tuy nhiên, men răng có một nhược điểm lớn mà nhiều người không biết.

Đó chính là men răng rất dễ bị bào mòn trong môi trường axit. Những thức ăn chua có chứa axit hay những thức ăn ngọt như bánh kẹo. Đều là nguyên nhân hàng đầu khiến cho men răng bị hư tổn nhanh chóng.

  • Ngà răng (lớp giữa)

Ngà răng nằm ở phía trong, được lớp men răng che chắn và bảo vệ. Ngà răng có màu vàng nhạt, đồng thời là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu của thân răng. Ngà răng không có độ cứng như men răng nhưng độ đàn hồi của ngà răng thì tốt hơn. Ngà răng khỏe mạnh có tính xốp và tính thấm.

Ngà răng có những chức năng chính như: bao bọc bên ngoài và bảo vệ tủy răng. Là thành phần chính cấu tạo nên răng. Nhờ có ngà răng mà răng răng có thể cảm nhận được độ nóng lạnh của thức ăn và các tác động bên ngoài.

  • Tủy răng (lớp trong cùng)

Được bao bọc và che chở bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức rất đặc biệt, chứa nhiều dây thân kinh cảm giác và mạch máu để nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Tủy răng có ở cả thân răng và chân răng. Tủy răng nằm ở thân răng thì được gọi là buồng tủy.

Tủy răng nằm ở chân răng thì được gọi là ống tủy. Nhờ có tủy răng mà răng có thể cảm nhận được mùi vị, nhiệt độ và các tác động lực từ bên ngoài. Khi răng bị mất tủy thì một thời gian sau đó răng sẽ chuyển sang màu đen, thân răng bắt đầu bị giòn và rất dễ vỡ. Đồng thời, quá trình niềng răng đối với răng bị lấy tủy cũng rất khó khăn do răng không còn khả năng di chuyển bình thường như răng còn khỏe mạnh.

❃❃❃ Xem thêm: Tủy răng là gì? Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

  • Xương răng ( Cementum)

Là lớp tế bào giống như mô xương, bao phủ ngoài chân răng và gắn chặt vào nướu. Đây là 1 thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của răng. Nhờ có xương răng mà chân răng có thể cắm sâu và đứng vững ở trong xương hàm. Khi mất răng thì cần có biện pháp trồng lại răng mới nếu như không muốn phần xương này bị tiêu biến đi. Nếu như phần xương này bị mất đi thì cần phải phẫu thuật ghép xương mới có thể gắp trụ implant.

Điều này gây mất thời gian và tiền bạc của người bệnh. vậy nên bạn cần có kế hoạch trồng răng sớm để bảo vệ xương hàm.Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về số lượng răng của con người và cấu tạo, chức năng của từng loại là như thế nào. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc về tình trạng răng miệng hãy liên hệ ngay với nha khoa Thanh Tâm để được tư vấn trực tiếp nhé!

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất