Bọc Răng Sứ Bị Ê Buốt: 3 Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Kiến thức răng sứ
bọc răng sứ bị ê buốt

BỌC RĂNG SỨ BỊ Ê BUỐT DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

Bọc răng sứ bị ê buốt chủ yếu đến từ răng thật chưa thích ngi với răng sứ. Tuy nhiên củng có trường hợp Bác sĩ điều trị tủy răng chưa sạch gây ê buốt

Bọc răng sứ được biết đến là phương án thẩm mỹ được rất nhiều người tin dùng ở thời điểm hiện tại. Có thể nói, hầu hết mọi người tìm đến giải pháp này đều có mong muốn xóa bỏ những khuyết điểm của răng, từ đó có thể sở hữu một nụ cười tươi tắn, tự tin hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng không thiếu những trường hợp sau khi mài răng bọc răng sứ bị ê buốt. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Điều trị tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt như thế nào mới hiệu quả?

NGUYÊN NHÂN BỌC RĂNG SỨ BỊ Ê BUỐT

Bọc răng sứ bị ê buốt hay đau nhức sau khi bọc là tình trạng tương đối phổ biến. Thông thường các triệu chứng này có thể xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 2 tuần đầu tiên. Đây là dấu hiệu bình thường nên bạn không phải cần lo lắng.Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra và khắc phục. Dưới đây là một số nguyên ngân gây ra tình trạng ê buốt.

Nướu răng chưa kịp thích nghi

Bạn có thể không ngờ đến nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt đau nhức gây khó chịu đây củng là nguyên nhân phổ biến nhất. Thông thường, sau khi đội ngũ bác sĩ lắp mão sứ cho bệnh nhân, nướu sẽ không có đủ thời gian để thích nghi. Từ đó chúng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.

Làm răng sứ cũng cần có thời gian để thích ứng. Chính vì vậy, một khi nướu cảm thấy khó chịu trước sự xuất hiện của mão sứ mới, bạn sẽ thường cảm thấy ê buốt đau nhức răng sứ, ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày, đặc biệt là vấn đề ăn nhai.

bọc răng sứ bị ê buốtNướu chưa kịp thích ứng sẽ khiến răng ê buốt sau khi bọc răng sứ

>>Xem thêm: Bọc răng sứ có hại gì không?

 Chưa điều trị hết tủy răng 

Bọc răng sứ bị ê buốt đau nhức bởi bác sĩ thực hiện chưa điều trị triệt để tủy răng của khách hàng trước khi bọc răng sứ. Điều này cho thấy quy trình bọc sứ thực sự rất quan trọng, cần phải tuân thủ một cách nhất quán để chắc chắn không phát sinh bất kỳ vấn đề nào xấu về sau.

kinh nghiệm bọc răng sứNên nhớ rằng các mô và tủy răng bị viêm nhiễm chưa được lấy sạch trước khi bọc răng sứ chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt đau nhức răng sau khi chụp sứ. Do đó, đội ngũ bác sĩ sẽ cần phải tiến hành điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng tồn tại, đặc biệt là tình trạng chết tủy để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn về sau.

Xem thêm Bọc răng sứ bị tụt nướu

Lệch khớp cắn, lắp răng sứ sai lệch

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tường bọc răng sứ bị ê buốt là do sang chấn khớp cắn. Khi khớp cắn không được điều chỉnh tốt làm cho răng bị va đập. Như vậy dẫn tới áp lực nhai dồn lên chân răng gây đau đớn.

Cơn đau buốt do nguyên nhân này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Cũng có thể gặp phải sau khi ăn xong, ngoài đau khớp cắn sẽ lan lên đầu, lan sang tai, má kèm sốt nhẹ.

bọc răng sứ bị ê buốt

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức kéo dài do bị sang chấn khớp cắn

>>Xem thêm: Bọc răng sứ bị cộm lệch khớp cắn ảnh hưởng như thế nào?

Chế tác răng sứ sai kỹ thuật

Trong quá trình thực hiện chế tác răng sứ nếu sai kỹ thuật, gây xâm lấn hoặc ảnh hưởng đến răng kề cận, nướu răng, đặc biệt là tủy răng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc sứ cho răng.

Trường hợp gặp nhiều nhất khi bọc răng sứ là bác sĩ lắp mão răng sứ không trùng khít với cùi răng thật tạo nên dấu hiệu răng sứ bị hở. Như vậy sẽ khiến thức ăn dễ tích tụ, lâu dần gây sâu răng và hôi miệng. Sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây viêm tủy răng, khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau nhức dữ dội.

kinh nghiệm bọc răng sứĐể tránh gặp phải vấn đề này bạn nên chọn bác sĩ thực hiện bọc sứ cho răng có tay nghề giỏi, chuyên môn cao. Một bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong kỹ thuật bọc răng sứ sẽ giảm thiểu tình trạng răng sứ có bị ê buốt do kỹ thuật phục hình thiếu chuẩn xác.

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng

Sau khi bọc răng sứ bạn thường xuyên ăn đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh là nguyên nhân làm cho răng bị ê buốt đấy. Thế nên, trong khoảng một tuần đầu sau khi bọc sứ bạn cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học hơn (có thể tham khảo qua sự tư vấn của bác sĩ để biết được đâu là thực phẩm nên và không nên sử dụng).

Đồng thời, bạn còn phải biết cách chăm sóc răng miệng thật hiệu quả. Không những đánh răng ít nhất 3 lần/ngày, bạn còn nên sử dụng nước muối, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa hiệu quả. Hoặc, cần phải sử dụng dịch vụ cạo vôi răng tại nha khoa uy tín để có thể loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn, qua đó ngăn chặn thành công bệnh lý răng miệng.

bọc răng sứ bị ê buốtSau khi bọc răng sứ không cử động cơ hàm linh hoạt, đau nhức do chăm sóc sai cách

Răng sứ kém chất lượng

Tại thời điểm hiện tại có đa dạng các dòng răng sứ khác nhau để quý khách hàng có thể lựa chọn. Tùy vào nguồn gốc xuất xứ và những đặc tính nổi trội mà giá thành có sự khác biệt. Thông thường, rất nhiều khách hàng vì tiết kiệm chi phí mà chọn lắp các loại mão sứ kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến răng thật.

Nhìn chung, các dòng răng sứ kim loại mặc dù có giá thành rẻ nhưng không thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng về tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai. Hơn thế nữa, chúng còn dễ gây kích ứng bên trong môi trường khoang miệng, khiến tình trạng răng không còn ổn định. Do đó, trước khi bọc răng sứ bạn có thể tham khảo qua đặc tính của nhiều dòng răng sứ chất lượng, từ đó đưa ra lựa chọn ưng ý nhất.

Tại thời điểm này, thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ bằng răng toàn sứ sẽ giúp bạn có được khả năng ăn nhai như răng thật, màu sắc và hình dáng như răng thật, đồng thời không lo bị kích ứng gây ê buốt đau nhức răng sứ về sau. Do đó các bác sĩ sẽ tiến hành cách tháo răng bọc sứ và thay thế bằng những chiếc răng sứ chất lượng.

bọc răng sứ bị ê buốtDo răng sứ kim loại kém chất lượng

>> Xem thêm: Hậu quả bọc răng sứ kém chất lượng và sai cách

Keo nha khoa bị lỏng  

Một trong những nguyên nhân rất ít bệnh nhân ngờ đến chính là keo nha khoa bị lỏng, hở hoặc rò rỉ ra ngoài. Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân lựa chọn bọc răng sứ tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, tay nghề của bác sĩ kém, không đáp ứng được trang thiết bị hiện đại,… dẫn đến chất lượng của keo dán răng sứ cũng không được bền chắc.

Khi phát sinh tình huống này, răng của bạn sẽ bị ê buốt hoặc đau nhức nướu. Thậm chí nhiều người trường hợp bị bung răng sứ ra ngoài. Đó chính là lý do vì sao bạn cần phải lựa chọn sử dụng loại răng sứ chính hãng, phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời nên tìm đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên nghiệp chăm sóc, tư vấn bọc răng sứ chất lượng. Đặc biệt, nha khoa đó cần có trang thiết bị hiện đại để quá trình bọc sứ thuận lợi hơn.

RĂNG SỨ BỊ Ê KHI UỐNG LẠNH DO ĐÂU?

Như được biết, tình trạng bọc răng sứ bị ê khi uống lạnh cũng tương đối phổ biến. Nhìn chung tình trạng này thường xảy ra sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày kết thúc quá trình điều trị, đây là những biểu hiện hết sức bình thường. Do đó, những ai vừa mới trồng răng sứ xong và cảm thấy bị ê buốt thì không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy ê buốt kéo dài và không có dấu hiệu giảm bớt, tốt hơn hết bạn nên liên hệ đến nha khoa để được tư vấn, lên phương án điều trị kịp thời. Thông thường, có một số nguyên nhân khiến răng sứ bị ê khi uống lạnh như:

  • Quá trình điều trị tủy không tốt trước khi bọc răng sứ để lại hậu quả về sau.
  • Tỉ lệ mài răng không chuẩn, một khi cùi răng mài quá nhiều, không đúng kỹ thuật sẽ gây ê buốt.
  • Kỹ thuật bọc răng sứ không đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe mô nướu.
  • Răng gốc quá nhạy cảm.

bọc răng sứ bị ê buốt

Có thể xuất hiện tình trạng ê buốt răng sứ trong khoảng 2 – 3 ngày đầu

SAU KHI BỌC RĂNG SỨ BỊ Ê BUỐT, CẢM THẤY KHÓ CHỊU PHẢI LÀM SAO?

Không thiếu những trường hợp bọc răng sứ không những chẳng thể cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười mà còn gây ra rất nhiều biến chứng xấu. Một trong những trường hợp rất nhiều bệnh nhân phải đối diện chính là xuất hiện những cơn đau nhức kéo dài. Vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể làm gì để giảm cảm giác khó chịu? Hãy thử làm theo một số gợi ý bên dưới đây xem sao nhé.

Uống thuốc giảm đau

Trường hợp làm răng sứ bị ê buốt kéo dài, bạn có thể thử sử dụng các loại thuốc như Ibuprofen, acetaminophen,… theo đơn của bác sĩ. Chỉ cần dùng đúng liều lượng sẽ giúp giảm đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng chúng, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi đã có sự đồng ý của bác sĩ điều trị và đúng liều lượng khuyên dùng như hướng dẫn.

Súc miệng nước muối

Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch dịch bẩn bên trong môi trường khoang miệng. Điều này vừa giúp làm sạch răng sứ, đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giảm đau hiệu quả. Sử dụng đều đặn mỗi ngày, hiệu quả đạt được sẽ vượt ngoài mong đợi của bạn đấy.

Trong trường hợp tự pha nước muối tại nhà bạn cần nên quan tâm đến nồng độ muối biển, tránh trường hợp quá mặn. Cụ thể, khi pha bạn chỉ cần bỏ 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy đều để hòa tan hoàn toàn. Sau khi tạo thành hỗn hợp đã có thể dùng để vệ sinh răng miệng. Đây là một trong những cách giảm tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt hiệu quả.

bọc răng sứ bị ê buốt

Quay lại nha khoa để có phương án tư vấn, điều trị tốt nhất tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt

Chườm đá 

Một trong những cách thức giảm đau tạm thời tương đối hiệu quả sau khi bọc răng sứ chính là tiến hành chườm đá. Cách thực hiện tương đối đơn giản, chuẩn bị một túi chườm và đặt tại vị trí gần chiếc răng sứ bị đau. Tuy nhiên tuyệt đối không chườm trực tiếp lên vị trí gắn mão sứ, vì nhiệt độ lạnh quá mức sẽ khiến cho tình trạng này của bạn càng trở nên trầm trọng hơn.

Dùng hàm bảo vệ răng

Với những chia sẻ bên trên bạn cũng đã thấy, răng sứ không giữ được trạng thái tốt nhất nếu thói quen nghiến răng cứ kéo dài. Một trong những phương pháp giúp bạn phòng tránh được tình trạng này chính là sử dụng một chiếc hàm bảo vệ răng khi đi ngủ. Dụng cụ chuyên dụng này sẽ góp phần hạn chế các răng va chạm trực tiếp với răng sứ, tránh gây mòn men răng.

>> Xem thêm: Top các dáng răng sứ đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay

CÁCH CHĂM SÓC RĂNG HIỆU QUẢ SAU KHI BỌC RĂNG SỨ

Chỉ cần duy trì những thói quen chăm sóc răng miệng sau đây, những chiếc răng sứ của bạn sẽ giữ được màu sắc trắng trong và chắc khỏe lâu dài:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày (bao gồm 2 lần sáng tối và sau mỗi bữa ăn 30 phút)
  • Hình thành thói quen chải răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới – từ trong ra ngoài, tránh chải răng theo chiều ngang.
  • Sử dụng bàn chải mềm hoặc sử dụng máy tăm nước để loại bỏ mảnh vụn thức ăn mà không làm tổn thương cho răng, đồng thời còn tránh ê buốt răng sứ.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám hiểu quả hơn.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá để tránh khiến răng sứ bị xỉn màu, ố vàng gây mất thẩm mỹ.

Chăm sóc răng miệng kỹ càng sau khi bọc răng sứ tránh ê buốt răng sứ

>Xem thêm: Cách chăm sóc trước và sau bọc răng sứ.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất