Bọc Răng Sứ Bị Cộm, Lệch Khớp Cắn - Lắp Răng Sứ Bị Kênh
Kiến thức răng sứ
bọc răng sứ bị cộm
23/12/2020
5/5 - (1 bình chọn)

BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM LỆCH KHỚP CẮN XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU?

Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng rất nhiều khách hàng gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu đến từ kỹ thuật sản xuất răng sứ và tay nghề bác sĩ

Bọc răng sứ bị cộm là nỗi lo chung của rất nhiều khách hàng sau khi tiến hành thẩm mỹ răng sứ. Vậy tình trạng này thường xảy ra khi nào? Cảm giác sau khi bọc răng sứ có thực sự khó chịu không? Bài viết sau đây sẽ giúp quý khách hàng giải đáp được hết những thắc mắc của mình.

BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM LÀ GÌ?

Bọc răng sứ bị cộm được biết đến là hậu quả của quá trình phục hình răng sứ sai kỹ thuật. Tình trạng này rất dễ gặp phải nếu bạn tìm đến những nha khoa kém uy tín. Lúc này, không những chẳng đảm bảo được tính thẩm mỹ mà quá trình ăn nhai cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, bọc răng sứ bị cộm còn khiến bạn phải đối diện với rất nhiều rủi ro nguy hiểm. Thậm chí tình trạng này còn có thể gây hại nặng nề cho sức khỏe răng miệng của người làm răng. Vì vậy, những ai đang có dự định thẩm mỹ răng sứ thì hãy bắt đầu ngay với việc lựa chọn nha khoa thực sự chuyên nghiệp.

bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ khó nhai bắt nguồn từ sự cộm cấn do phục hình sai kỹ thuật

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM

Không thiếu trường hợp khách hàng phản ánh vấn đề bị cộm cấn sau khi bọc sứ. Chứng tỏ tình trạng này tương đối phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bọc sứ bị cộm? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vấn đề gây khó chịu bên trong môi trường khoang miệng này. Để nắm được cách phòng tránh tốt nhất bạn nên nắm rõ các thông tin sau đây.

Không cạo vôi răng

Nên nhớ rằng, nếu để vôi răng bám dày ở chân răng bạn sẽ đối diện với nguy cơ bị sâu răng, viêm nhiễm và hôi miệng khi bọc răng sứ. Không chỉ vậy, mảng bám vôi răng dày sẽ gây ra sự sai lệch nhất định khi lấy dấu răng và lắp răng sứ, dẫn đến tình trạng cộm răng sau khi lắp mão sứ.

Do vậy, một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình bọc răng sứ chính là bác sĩ cần phải cạo sạch vôi răng đang bám quanh bề mặt răng. Thực tế, bước này không chỉ giúp việc phục hình được chính xác hơn mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, sâu răng… hiệu quả.

Bọc răng sứ bị dày, bị cộm do quy trình lắp răng sứ không đúng chuẩn

Có thể bạn không ngờ đến nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn chính là do kỹ thuật lắp răng sứ không đảm bảo. Tình trạng này thường xảy ra khi bác sĩ tay nghề kém, thao tác vụng về dẫn đến việc chụp mão sứ không được khít sát với viền nướu, từ đó tạo ra khe hở. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ lọt vào, tích tụ thành ổ viêm nhiễm và gây rất tác hại đến răng.

Ngược lại, trường hợp chụp mão sứ quá sát khít với nướu răng sẽ khiến cho cùi răng và nướu răng bị áp lực khi ăn nhai. Về lâu dài tình trạng này sẽ dẫn đến viêm nhiễm và hư hỏng. Ngoài ra, mặc dù mão sứ đã được chế tác chuẩn xác với kích thước cùi răng nhưng nếu bác sĩ lắp răng sứ thiếu kinh nghiệm vẫn có thể dẫn đến tình trạng căn chỉnh sai, khiến mão sứ bị đặt sai vị trí trên răng gốc.

bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ bị cộm cấn do lắp răng sứ sai kỹ thuật

Bọc răng sứ bị cộm cấn vì chế tác mão sứ sai tỉ lệ, kích thước

Một trong những tình trạng rất nhiều người gặp phải chính là mão sứ thiết kế sai tỉ lệ, kích thước. Mặc dù điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể khiến lắp răng sứ bị lệch khớp cắn khó chịu. Có 2 nguyên nhân chính gây ra vấn đề này, bao gồm:

  • Bác sĩ lấy dấu mẫu hàm sai cách, từ đó cho ra những thông số không được chính xác, kéo theo việc chế tác răng sứ cũng sai với đặc điểm thực tế của răng.
  • Hoặc điều này còn có thể bắt nguồn từ việc chuyên viên chế tác răng sứ tay nghề kém, tạo ra những chiếc mão sứ không đúng kích thước và tỉ lệ, điều này sẽ khiến răng giả không được đều như răng thật, phát sinh cộm cấn.

Mài răng không chính xác gây cộm cấn

Mài răng được biết đến là kỹ thuật làm nhỏ răng gốc nhằm tạo trụ đỡ mão sứ. Vì thế nên công đoạn này cực kỳ quan trọng. Một khi đường mài không đều, các cạnh răng, các mặt của răng không được mài đúng tỉ lệ sẽ gây ra tình trạng cộm, khớp cắn bị lệch sau khi chụp mão sứ.

Ngoài ra, nếu các bác sĩ mài răng quá tay, xâm lấn sâu tới cấu trúc bên trong của răng sẽ khiến tuỷ răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó làm cho răng yếu đi và tăng nguy cơ răng lung lay, rụng răng. Do đó, mỗi khách hàng đều nen chọn bọc sứ tại những nha khoa sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.

❃ ❃ Xem thêm: Bọc răng sứ bao lâu thì hỏng?

BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM CÓ GÂY RA ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Răng sứ bị cộm ngoài việc khiến bạn cảm thấy khó chịu trong quá trình sinh hoạt thường ngày còn gây ra bệnh lý răng miệng và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng. Đó chính là lý do vì sao mỗi khách hàng đều nên chủ động phòng tránh tình trạng này. Ngay bây giờ hãy cùng Nha khoa Thanh Tâm phân tích kỹ hơn về những ảnh hưởng xấu của việc bọc răng sứ bị kênh, lệch khớp cắn nhé.

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười

Hầu hết những ai nhìn vào cũng đều thấy rõ, những chiếc răng sứ bị cộm trông rất bất thường, kém tự nhiên so với răng thật. Bất kỳ ai khi bọc răng sứ đều hướng đến mục đích là tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười, chính vì vậy bạn không muốn bỏ tiền ra nhưng không thu lại được hiệu quả như mong muốn có đúng không?

bọc răng sứ bị cộm

Lắp răng sứ bị kênh có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Tạo ra cảm giác khó chịu, vướng víu

Một khi bọc răng sứ bị kênh, cộm cấn chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu khi nhai. răng gây ra sẽ làm phiền bạn mỗi ngày. Đặc biệt là nó sẽ làm bạn ăn mất ngon, thậm chí đau nhức nghiêm trọng khi ăn nhai. Thậm chí những cơn nhức nhối, khó chịu trong miệng cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy bất tiện trong các hoạt động thường ngày.

Vi khuẩn dễ phát triển

Như đã nêu ở trên, một trong những lý do khiến trồng răng sứ bị kênh cộm là do mão sứ và răng gốc không được khít nhau. Đây chính là điều kiện thuận lợi để thức ăn thừa “trú ngụ”, từ đó các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

 

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẮP RĂNG SỨ BỊ KÊNH, CỘM

Tình trạng bọc răng sứ bị cộm dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng xấu. Đó chính là lý do vì sao khi gặp phải trường hợp tương tự bạn nên nhanh chóng tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Khi quay lại nha khoa bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể tình trạng răng. Bọc răng sứ bị cộm do sự chênh lệch giữa mão sứ và trụ răng là tình trạng tương đối dễ gặp. Các cách khắc phục khác nhau đối với tình trạng này:

  • Đầu tiên, đối với trường hợp bọc hở do mài răng quá nhiều bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách bịt kín chỗ hở. Bác sĩ sẽ sử dụng những vật liệu chuyên dụng để thực hiện chỉnh nha đảm bảo an toàn. Quá trình thực hiện nhanh chóng và không phát sinh nên vấn đề nào xấu.
  • Trong trường mài răng chưa đủ gây cộm, cách đơn giản nhất chính là chỉnh và cân đối vị trí răng. Phương pháp này nhằm tăng cảm giác thoải mái và tự nhiên chứ không tác động vào sứ sau khi làm.
  • Ngoài ra, khi tình trạng bọc răng sứ bị cộm quá nhiều bác sĩ sẽ tiến hành tháo gỡ mão sứ và mài lại răng. Sau đó thực hiện theo đúng các kỹ thuật để điều chỉnh được tình trạng răng miệng hiệu quả.

Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này thì hãy nhanh chóng tìm đến nha khoa để được thăm khám. Nên khắc phục càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng gì xấu đến các hoạt động thường ngày. Tránh gây ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn nhai thường ngày. Đồng thời cũng không làm cho tình trạng răng miệng bị tổn hại.

bọc răng sứ bị cộm

Quay lại nha khoa tìm kiếm phương án khắc phục kịp thời

❃ ❃ Xem Thêm: Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức

KHI THIẾT KẾ RĂNG KHÔNG CHUẨN PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Thông thường, những chiếc mão sứ chế tác không chuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng cộm răng, lệch khớp cắn. Đối với các trường hợp như thế này, bạn dường như chỉ có thể khắc phục bằng biện pháp thay mão sứ mới. Tuy nhiên, không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng đều có đủ kinh phí để thực hiện tháo ra bọc lại răng sứ.

Vậy đâu là phương án thay thế phù hợp? Nhìn chung, nếu điều kiện kinh tế không quá khá giả, bạn có thể lựa chọn phương án mài bớt một phần men sứ nhằm tiết kiệm chi phí tối ưu. Dù vậy, đây không hẳn là lựa chọn tối ưu đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Nhược điểm của phương án này chính là làm răng bị xấu, không được nhẵn mịn như cách bọc lại răng sứ mới.

BỌC RĂNG SỨ BỊ LỆCH KHỚP CẮN LÀ GÌ?

Hiểu một cách đơn giản, đây chính là tình trạng khớp cắn giữa hai hàm có sự sai lệch sau khi bọc sứ. Một khi rơi vào trường hợp này, việc ăn nhai của bạn sẽ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, bởi lúc này cơ nhai phân bổ không hợp lý. Không chỉ vậy, bọc răng sứ bị lệch còn có thể khiến bạn phải trải qua các đợt đau đầu khủng khiếp cùng trạng thái tê hàm mỗi khi ăn nhai.

Vì sao bọc răng sứ bị kênh, lệch khớp cắn?

  • Trồng răng sứ bị lệch khớp cắn bắt nguồn từ việc lấy dấu hàm sai cách. Hiểu một cách đơn giản, việc tiếp nhận các thông số bị sai sẽ dẫn đến hậu quả là răng sứ thiết kế sai kỹ thuật.
  • Ngoài ra, việc răng gốc không được mài đồng đều sẽ khiến cho mão sứ khi chụp lên sẽ có độ cao thấp không ngang nhau, dẫn đến tình trạng bị kênh.

bọc răng sứ bị cộm

Nhiều trường hợp có dấu hiệu răng sứ bị hở

Cách phòng tránh tình trạng lắp răng sứ bị kênh, lệch khớp cắn

Chọn bác sĩ và nha khoa uy tín

Vấn đề quan trọng hàng đầu mọi khách hàng đều cần phải quan tâm đến khi bọc răng sứ chính là tìm đến những nha khoa uy tín, chuyên nghiệp. Nên nhớ rằng, chỉ những bác sĩ chuyên môn cao mới đảm bảo được kỹ thuật và trình độ chuyên môn cao, từ đó giúp cho quá trình phục hình răng sứ diễn ra thuận lợi.

Để lựa chọn được điểm đến lý tưởng, vấn đề mà bạn cần phải quan tâm chính là:

  • Trực tiếp tham khảo qua một số bài đánh giá, top review về những nha khoa uy tín hàng đầu hiện nay.
  • Nên chủ động ghé đến các phòng nha khoa mà bạn có dự định trải nghiệm dịch vụ để lắng nghe đánh giá thực tế
  • Tiến hành khảo sát môi trường nha khoa và những đánh giá của khách hàng đi trước để biết được địa chỉ đó có thực sự đáng tin cậy hay không.
  • Tìm hiểu rõ về quá trình điều trị, giá thành cũng như chương trình khuyến mãi, chế độ hậu mãi.
  • Tham khảo mọi nha khoa và so sánh với nhau, từ đó lựa chọn phương án phù hợp.

❃ ❃ Xem thêm: Địa chỉ làm răng sứ uy tín Tp HCM

Chăm sóc răng sứ đúng cách

Sau khi bọc răng sứ, hầu hết mọi bác sĩ đều sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. Cụ thể, một số vấn đề mà bạn cần phải tuân thu bao gồm:

  • Bắt đầu với việc thay kem đánh răng truyền thống thành thuốc đánh răng dành cho răng sứ.
  • Tiếp đến, nên chuyển đổi qua bàn chải lông mềm để không gây tổn hại gì đến mô nướu.
  • Loại bỏ thói quen đánh răng theo chiều ngang, thay vào đó nên cọ răng theo chiều thẳng đứng giúp dọn dẹp các đồ ăn dư thừa, ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn gây hại.
  • Tiến hành kiểm tra nha khoa định kỳ mỗi 3-6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý hay vấn đề ngoài ý muốn, từ đó có thể duy trì cho răng sứ hoạt động tốt.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất