THIẾU RĂNG DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO? CÁCH ĐỂ PHỤC HỒI?
THIẾU RĂNG LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?
Thiếu răng là tình trạng mà một hay nhiều răng không mọc trên cung hàm. Người trưởng thành có đầy đủ 32 chiếc răng nếu như mọc đủ 4 chiếc răng khôn. Có trường hợp chỉ có 28 chiếc răng do không mọc chiếc răng khôn nào. Nếu như bạn không mọc răng khôn thì điều này hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng. Vì đa phần răng khôn mọc lên gây ra nhiều tác hại và phiền toái hơn là lợi ích cho sức khỏe.
Nếu như bị thiếu răng khôn thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhưng nếu bị thiếu răng khác thì chúng ta không nên xem thường. Cần phải thăm khám và trồng lại răng mới. Để đảm bảo khả năng ăn nhai của răng và tính thẩm mỹ của nụ cười.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khắc phục thiếu răng khác nhau. Như trồng răng implant, làm cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp. Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như nhu cầu của bệnh nhân. Mà bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
❃❃❃ Xem thêm: Mất răng hàm dưới làm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?
Thiếu răng ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt
THIẾU RĂNG CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG?
Trường hợp thiếu răng vẫn có thể niềng răng, đó là dùng mắc cài để kéo răng đều lại với nhau, tuy nhiên trong trường hợp không kéo lại được thì răng bị mất cần được trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ kết hợp khi niềng răng, do đó bạn nên lưu tâm sớm đến vấn đề này khi phát hiện bị mất răng.
Thật ra niềng răng được hay không phù thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không riêng gì yếu tố thiếu răng. Điều này còn dựa trên nhiều yếu tố như độ tuổi, bệnh lý răng miệng, vị trí và số lượng răng bị mất.
Có trường hợp thiếu răng vẫn có thể niềng răng khi mà chúng ta cần kéo răng lại đều với nhau. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà răng không kéo lại được thì cần sự hỗ trợ của các biện pháp khác. Như trồng răng implant hay làm cầu răng sứ. Kết hợp những phương pháp này cùng với niềng răng sẽ mang lại hiệu quả.
Một số trường hợp thì thiếu răng còn có lợi cho niềng răng. Vì vị trí mất răng chính là không gian thích hợp cho các răng có thể dịch chuyển về vị trí mà chúng ta mong muốn dễ dàng hơn. Thay vì nhổ răng trước khi niềng gây ra tâm lý lo sợ cho bệnh nhân.
Nhiều trường hợp vẫn có thể niềng răng khi thiếu răng
THIẾU RĂNG CÓ NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?
Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến hiện tượng thiếu răng. Đó có thể là do yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc do tác động từ các tác nhân bên ngoài. Cho dù là nguyên nhân gì thì thiếu răng cũng mang đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc khuyết răng:
- Yếu tố di truyền có ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển của trẻ em. Nếu như cha mẹ có hiện tượng răng mọc không đủ thì con sinh ra cũng có khả năng mắc phải các tình trạng tương tự. Các bệnh lý răng miệng như hô, móm, răng mọc khấp khểnh, răng thưa, men răng yếu. Đều có thể do nguyên nhân là gen di truyền tác động.
- Người mẹ trong lúc đang mang thai bị ảnh hưởng bởi một số chất hóa học độc hại. Cũng có thể tác động sâu bên trong cơ thể của trẻ. Khiến cho trẻ sinh ra có răng mọc không đủ. Hoặc sức đề kháng cơ thể yếu dễ dàng mắc các bệnh lý răng miệng hơn những người khác.
- Cũng có những trường hợp có mầm răng. Nhưng mầm răng này không chịu trồi lên mà cứ ẩn phía dưới. Điều này khiến cho vị trí này không có răng xuất hiện. Gây ra thiếu răng bẩm sinh.
- Một số trường hợp hoàn toàn không có mầm răng vĩnh viễn. Vì thế mà sao khi răng sữa mất đi thì không có răng vĩnh viễn thay thế. Khiến cho vị trí này bị khuyết răng.
❃❃❃ Xem thêm: 3 kinh nghiệm niềng răng thưa an toàn và hiệu quả nhất
Tình trạng thiếu răng có thể xảy ra do gen tác động
THIẾU RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG
Trừ trường hợp răng khôn mọc thiếu không mang lại tác hại gì. Ngược lại, các răng khác trên cung hàm mọc thiếu đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định cho sức khỏe răng miệng. Những ảnh hưởng đó xuất hiện ngay hiện tại và có những tác hại phải một thời gian dài sau mới xuất hiện. Người ta thường gọi những trường hợp này là biến chứng khi khuyết răng trong thời gian quá lâu.
Ảnh hưởng nụ cười
Không ai mong muốn mình cười ra thì trên cung hàm thiếu đi một vài chiếc răng. Điều này làm cho nụ cười bị mất đi vẻ tươi tắn và tự nhiên rất nhiều. Thậm chí trông bạn sẽ hoàn toàn không đẹp, không có sức thu hút khi sở hữu một nụ cười không hoàn thiện như vậy.
Ảnh hưởng các răng khác
Các răng trên cung hàm mọc với nhau theo một đường và làm điểm tựa cho nhau luôn được đứng chắc. Vì thế mà khi mất một răng ở bất kỳ vị trí nào trừ răng khôn thì cũng làm cho các răng khác phát triển không bình thường. Hiện tượng này được gọi là xô lệch răng. Hay các răng khác mọc xô lệch vào vị trí của răng bị mất. Dần dần khiến cho các răng trên cung hàm lệch ít nhiều. Khi khép miệng lại thì mặt nhai của răng hàm trên không khớp với răng hàm dưới. Hiện tượng này gọi là sai lệch khớp cắn.
Răng xô lệch là hiện tượng thường thấy khi vị trí răng bị khuyết không được phục hình sớm
Ảnh hưởng khả năng ăn uống
Nếu như khuyết răng cối thì khả năng nhai, nghiền nát thức ăn không còn hiệu quả. Nếu như mất răng nanh thì bạn sẽ khó mà cắn xé thức ăn. Nếu như răng cửa không mọc thì thật khó để bạn có thể cắn nhỏ thức ăn trước khi nhai. Vì vậy mà mất bất kỳ chiếc răng nào thì cũng cần phải trồng răng giả để phục hồi vào thời điểm thích hợp.
Tình trạng mất răng có thể khiến cho bạn có thể phải từ bỏ một số món ngon yêu thích của mình. Mà thay vào đó một số món mềm dễ nhai, dễ nuốt hơn. Khiến cho sở thích ăn uống bị thay đổi và bữa ăn không còn được thú vị như bình thường nữa. Nhất là đối với trẻ em dễ gây ra tình trạng chán ăn kéo dài hây suy dinh dưỡng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sau này
Mất răng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta. Có thể gây ra nhiều chứng bệnh như đầy hơi, ăn khó tiêu, trào ngược dạ dày, hấp thụ kém, đau bao tử gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chức năng ăn nhai tác động rất nhiều đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể
MỌC THIẾU RĂNG CÓ MẦM RĂNG CẦN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Trường hợp này có nghĩa là mầm răng vẫn còn tồn tại trong xương hàm và không mọc bình thường ra bên ngoài. Bác sĩ sẽ có một số biện pháp đưa mầm răng này ra khỏi xương hàm. Hay chúng ta còn gọi làm phẫu thuật làm bộc lộ răng. Sau đó mới dùng các phương pháp như niềng răng để điều chỉnh răng lại vị trí mà chúng ta mong muốn.
Có những trường hợp mầm răng vẫn có nhưng không nhú lên như bình thường
MỌC THIẾU RĂNG KHÔNG CÓ MẦM RĂNG CẦN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Trồng răng implant
Nếu như qua kết quả kiểm tra hoàn toàn không có mầm răng thật thì chúng ta cần thực hiện các biện pháp trồng răng giả. Phương pháp trồng răng giả phổ biến và mang nhiều ưu điểm nhất hiện nay đó chính là trồng răng implant.
Răng này có cấu tạo gồm 3 phần chính:
- Mão răng sứ đóng vai trò là thân răng thật. Mão sứ được thiết kế bởi các công nghệ hiện đại. Vừa có khả năng cải thiện khả năng ăn nhai vừa có khả năng làm cho hàm răng được đẹp hơn. Để giữ cho mão sứ được đẹp thì bạn cần phải tuân thủ một số quy tắc trong ăn uống và vệ sinh răng miệng mà bác sĩ tư vấn sau khi trồng răng xong.
- Trụ implant là bộ phận đóng vai trò như chân răng thật. Trụ này giúp nâng đỡ cho mão sứ phía trên. Chất liệu của trụ răng đó chính là Titanium. Chất liệu này rất an toàn trong xương hàm và có thể tồn tại đến suốt đời nếu như bạn biết cách chăm sóc tốt.
- Khớp nối Abutment có chức năng là kết nối trụ Titanium và mão răng bên trên.
Răng implant có một ưu điểm lớn đó chính là sau khi trồng thì có thể ăn nhai giống như răng thật. Không như phương pháp làm hàm tháo lắp. Mặc dù có chi phí thấp hơn. Nhưng lại có nhiều nhược điểm. Như là hôi miệng, sức nhai không mạnh như răng thật. Làm hàm tháo lắp thì không có khả năng tránh được những biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hàm.
❃❃❃ Xem thêm: [TỔNG HỢP] Cấy ghép Implant A-Z
Cân nhắc trồng răng implant trước khi các hiện tượng biến chứng có thể xảy ra
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng bị khuyết. Nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp này do có những ưu điểm. Như giá cả vừa phải, không mất nhiều thời gian để thực hiện. Nếu sử dụng và bảo quản tốt thì có thể sử dụng từ 10 đến 15 năm.
Cầu răng sứ giúp bạn ăn uống dễ dàng và ngon miệng hơn. Giúp tránh các tình trạng biến chứng xảy ra khi mất răng. Như các răng xung quanh và răng phía đối diện cung hàm không bị xô lệch. Gây rối loạn khớp cắn và đau nhức khớp thái dương.
Để làm cầu răng sứ thì cần phải có hai răng ở vị trí hai bên răng được phục hồi phải chắc khỏe. so với răng implant thì phương pháp này có chi phí thấp hơn. Thời gian thực hiện cũng nhanh hơn răng implant. Răng này còn có tính thẩm mỹ cao như răng thật.
Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải mài mòn 2 răng bên cạnh. Nếu như 2 răng này bị sâu răng, áp xe hay chân răng bị yếu thì không thể làm cầu răng sứ được. Người làm cầu răng sứ cũng dễ bị mắc thức ăn gây hôi miệng. Mất 1 răng hay 2 răng liên tiếp đều có thể thực hiện cầu răng sứ.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết