Răng số 2 thuộc nhóm răng nào? Mất răng số 2 có tác hại gì?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
rang cua

RĂNG SỐ 2 THUỘC NHÓM RĂNG NÀO? MẤT RĂNG SỐ 2 CÓ TÁC HẠI RA SAO?

Răng số 2 là một răng thuộc vào nhóm răng cửa. Đây là chiếc răng dễ quan sát và nhận biết. Răng này giữ một vai trò đặc biệt trong cung hàm.

RĂNG SỐ 2 LÀ RĂNG NÀO?

Răng số 2 nằm ở đâu trên cung hàm?

Răng số 2 là một răng nằm trong nhóm răng cửa. Thường được gọi là răng cửa bên. Còn răng cửa số 1 gọi là răng cửa giữa. Người trưởng thành có tổng cộng 8 chiếc răng cửa. Được phân bố 4 chiếc răng cửa hàm trên và 4 chiếc răng cửa hàm dưới.

Răng số 2 có hình dạng chiếc xẻng. Có cạnh hình rìa sắc rất sắc bén. Giống như những chiếc răng khác thì răng cửa có khả năng mắc nhiều bệnh lý răng miệng. Như sâu răng, viêm nha chu, áp xe chân răng, viêm tủy,… Răng số 2 còn có thể chịu nhiều những tổn thương từ môi trường bên ngoài. Vì nhóm răng này nằm phía ngoài cùng. Khi chúng ta bị té ngã hay va đập thì răng cửa sẽ chịu tác động đầu tiên. Đặc biệt là đối với những người bị hô hoặc móm.

❃❃❃ Xem thêm: Con người có cấu tạo răng thế nào?rang cua

Răng số 2 thuộc nhóm răng cửa nằm ở vị trí trung tâm trên cung hàm    

Những thành phần chính của răng số 2 cần lưu ý:

Thân răng

Thân răng là bộ phận mà chúng ta có thể quan sát được. Còn gọi là vành răng, phần này nằm phía trên nướu. Thân răng tiếp xúc với thức ăn và nước uống hàng ngày. Nên đây là phần dễ bị tác động từ các tác nhân bên ngoài gây ra nhiều dạng bệnh lý khác nhau.

Chân răng

Chân răng là phần nằm phía dưới của lợi nên ta không thể quan sát được. Chỉ có thể nhìn thấy và xác định rõ cấu trúc khi chụp phim X quang. Nhờ có những dây chằng nha chu mà chân răng mới có thể đứng vững trong xương ổ răng.

Cổ răng

Cố răng là phần giao nhau giữa lợi và răng. Hay chúng ta còn gọi là đường viền nướu. Cổ răng thường xuất hiện bệnh lý mòn cổ chân răng ở người chăm sóc sức khỏe răng miệng kém.

răng số 2

Răng gồm 3 phần là Thân răng (Crown), Cổ chân răng (Neck) và Chân răng (Root)

Men răng

Đây là lớp ngoài cùng của răng. Lớp này được xem như là một thành phần rất quan trọng để bảo vệ ngà răng và tủy răng. Đây là thành phần chứa nhiều khoáng nhất và có độ cứng chắc nhất trong cơ thể con người. Tuy nhiên, men răng dễ bị ăn mòn trong môi trường axit.

Ngà răng

Ngà răng nằm ở phía trong men răng. Ngà răng có khối lượng lớn trong toàn bộ thân răng. Ngà răng có màu vàng nhạt. Khi lớp men răng bị mỏng đi thì lớp ngà bị lộ ra rõ hơn. Điều này khiến cho màu sắc của răng bị thay đổi qua màu vàng nhạt không được đẹp mắt.

Tủy răng

Tủy răng được xem như là trái tim của răng. Vì tủy nằm ở trung tâm, được men răng và ngà răng bảo vệ. Tủy có mặt ở cả thân răng và chân răng. Tủy có chứa nhiều mạch máu và hệ thống dây thần kinh. Từ đó giúp cho răng có thể cảm nhận được nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. Như là nhiệt độ, mùi vị cũng như thành phần và độ cứng chắc của món ăn.

Xương răng

Xương răng là một lớp tế bào giống như mô xương bao phủ bên ngoài chân răng.

rang cua

Răng cửa chỉ có một chân răng trong khi răng hàm có từ 3 – 4 chân răng

CHỨC NĂNG CỦA RĂNG SỐ 2

Chức năng làm đẹp

Răng số 2 càng đẹp thì nụ cười và khuôn mặt của bạn càng đẹp. Bởi vì khi cưới hay nói thì răng cửa cũng là chiếc răng hiện ra đầu tiên trên cung hàm. Răng cửa đẹp thì phải đáp ứng được các yêu cầu. Như là răng phải thẳng hàng, hình dáng răng tự nhiên. Răng trắng đẹp, không bị ố vàng, xỉn màu, răng không thị thưa, không mọc khấp khểnh và răng phải được khỏe mạnh không mắc các bệnh lý.

Chức năng ăn nhai

Tất nhiên tất cả các răng trên cung hàm thì đều đảm nhận chức năng ăn nhai. Nhưng vai trò này ở mỗi nhóm răng khác nhau lại có sự khác biệt mà nhiều người không biết đến. Nếu như nhóm răng hàm giữ chức năng chính là nghiền nát thức ăn trước khi chúng ta nuốt. Thì nhóm răng cửa nhỏ có hình dạng giống như chiếc xẻng. Có rìa sắc bén nên có thể cắn nhỏ thức ăn để cho răng hàm dễ nhai hơn.

Vì thế mà khi mất răng cửa vì một lý do nào đó. Bạn cần phải linh hoạt thái thức ăn ra thành từng miếng nhỏ để giảm được áp lực làm việc cho các răng cửa còn lại trên cung hàm. Đồng thời điều này cũng giúp cho răng cối lớn dễ dàng làm việc hơn khi nhai những mẫu thức ăn lớn.

rang cua

Răng cửa (Incisors) có chức năng làm đẹp và cắn nhỏ thức ăn

MẤT RĂNG SỐ 2 ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO?

Sau khi bị mất răng số 2 thì rất nhiều khó khăn xảy ra trong khi ăn uống cũng như trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Nếu như tình trạng mất răng diễn ra lâu ngày mà không được khắc phục thì các biến chứng sẽ phát sinh. Làm ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe. Quá trình điều trị và hồi phục cũng lâu dài và tốn nhiều chi phí hơn. Nên bạn cần lưu ý kỹ nếu như không may mình bị mất chiếc răng này. Sau đây là một số biến chứng xảy ra khi chúng ta bị mất răng:

Phát âm không rõ

Răng và lưỡi có vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và phát âm hàng ngày. Người mất răng cửa thì có một số âm sẽ không thể phát ra rõ ràng như bình thường. Đặc biệt là đối với trẻ em mất răng sẽ khiến cho các bé phát âm lệch lạc có thể ảnh hưởng đến sau này khi lớn lên. Người mất răng số 2 thường có hiện tượng nói ngọng hoặc nói ra hơi gió.

răng số 2

Răng, lưỡi và môi là những cơ quan cấu âm quan trọng của con người

Ăn nhai khó khăn

Người mất răng số 2 thì khả năng cắn nhỏ và xé thức ăn bị suy giảm nhiều. Thế nên đôi khi làm cho bao tử cũng như các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn. Dẫn đến nhiều bệnh lý và nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng ta không thể lường trước được.

Mất đi vẻ đẹp

Nụ cười cũng như tổng thể khuôn mặt của bạn sẽ có một điểm trừ khi chiếc răng số 2 bị mẻ. Điểm trừ này càng lớn hơn khi chiếc răng cửa bị mất đi. Bạn sẽ không thể giữ được thần thái và sự tự nhiên của mình khi cười ra với một chiếc răng bị khuyết. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến cách mà người khác nhìn bạn.

rang cua

Người bị mất răng số 2 thì nụ cười không còn xinh đẹp nữa

Răng xô lệch

Khi mất một răng thì sẽ tạo nên một khoảng trống trên cung hàm. Điều này khiến cho các răng khác không có chỗ tựa vững chắc. Đầu tiên là các răng ở vị trí gần răng số 2 sẽ xô lệch về khoảng trống của răng này trước. Tiếp theo là các răng ở vị trí tiếp theo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lâu ngày làm cho các răng trên cung hàm bị xô lệch. Từ đó làm cho khớp cắn chuẩn bị lệch đi và gây ra nhiều tác hại khác cho sức khỏe.

Tiêu xương răng

Tiêu xương răng là một bệnh lý nguy hiểm và nghiêm trọng đối với những trường hợp mất răng lâu ngày. Mà không có các biện pháp trồng răng giả phục hồi. Đây là hiện tượng mà diện tích xương dần dần bị tiêu biến sau khi mất răng.

Tiêu xương răng cũng là một nguyên nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa trên khuôn mặt. Vì hiện tượng này làm cho da mặt bị chảy xệ, hình thành các nếp nhăn và mặt sẽ bị già nhanh hơn bình thường. Bệnh này cũng ngăn cản quá trình là răng giả vì không đủ diện tích xương để cắm trụ răng. Yêu cầu phải có thêm phẫu thuật ghép xương. Điều này làm cho chi phí và thời gian điều trị kéo dài ra hơn bình thường.

răng số 2

Tiêu xương răng là biến chứng do mất răng trong thời gian dài

TRỒNG RĂNG IMPLANT CHO RĂNG SỐ 2

Răng số 2 giữ một vai trò quan trọng. Vì thế mà mất răng số 2 bạn cần phải trồng răng implant. Để tránh được những tác hại như đã nói ở phần trên. Hiện nay, trồng răng implant là một phương pháp phục hình cho răng mang nhiều những ưu điểm vượt trội mà các biện pháp khác chưa thể có được.

Đa số thì đều có thể áp dụng phương pháp trồng răng giả này. Tuy nhiên có một số trường hợp không nên trồng răng hay cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bởi những người có chuyên môn cao. Sau đây là những trường hợp không nên trồng răng bạn có thể tham khảo:

Nghiện bia rượu và các chất kích thích

Những loại thức uống có cồn và thuốc lá hoàn toàn không tốt cho sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe của cơ thể nói riêng. Sau khi trồng răng implant thì rất cần thiết để bỏ hoàn toàn các thói quen có hại. Vì rượu và khói thuốc lá có thể khiến cho vết thương chưa lành bị nhiễm trùng. Làm cho cơ thể xảy ra hiện tượng tự đào thải chân răng. Làm hỏng hoàn toàn ca trồng răng implant.

răng số 2

Người có thói quen hút thuốc lá thì không nên trồng răng implant

Người chưa đủ 18 tuổi

Sau 18 tuổi thì xương hàm mới phát triển hết. Nếu như nhỏ hơn 18 tuổi mà thực hiện trồng răng thì sẽ không mang lại kết quả mong muốn.

Phụ nữ mang thai

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai có rất nhiều những sự biến đổi bên trong. Điều này khiến cho sức khỏe răng miệng dễ bị tổn thương hơn bình thường. Thực hiện các dịch vụ nha khoa có thể khiến cho sức khỏe của mẹ và bé có những vấn đề không mong muốn.

Người mắc các bệnh mãn tính

Các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, ung thư máu, rối loạn đông máu,… thì thường không được trồng răng hay nhổ răng. Vì có thể xảy ra những ảnh hưởng đến cơ thể khi xuất hiện vết thương hở. Nếu có các bệnh lý này thì bạn cần phải báo cho bác sĩ biết ngay trước khi yêu cầu được trồng răng.

răng số 2

Người mắc các bệnh lý mãn tính không nên trồng răng hay nhổ răng

LÀM CẦU RĂNG SỨ CHO RĂNG SỐ 2

Đây là giải pháp khắc phục tình trạng mất răng được sử dụng nhiều. Phương pháp này phải mài nhỏ cùi răng của răng số 1 và răng số 3 để làm trụ đỡ cho cầu răng. Làm cầu răng sứ thì phải chọn những nơi có uy tín để thực hiện để không làm hại đến răng.

Phương pháp này chỉ được thực hiện khi răng số 1 và số 3 còn chắc khỏe. Có khả năng làm điểm tựa vững vàng cho răng số 2. Cầu răng sứ thì không có khả năng ăn nhai và chịu được lực mạnh như phương pháp trồng răng implant. Hãy tham khảo với bác sĩ để có được cách phục hình cho răng phù hợp nhất với bạn.

❃❃❃ Xem thêm: Ưu và nhược điểm của bắc cầu răng sứ

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất