Răng hàm sữa bị sâu tác động thế nào đến sức khỏe của bé?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
răng hàm sữa bị sâu

RĂNG HÀM SỮA BỊ SÂU TÁC ĐỘNG XẤU NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỨC KHỎE CỦA BÉ?

Răng hàm sữa bị sâu làm cho bé rất khó chịu trong khi ăn nhai. Nguyên nhân là vì răng hàm là nhóm răng giữ vai trò chủ đạo trong việc nghiền nát thức ăn.

RĂNG HÀM SỮA BỊ SÂU LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?

Răng hàm sữa bị sâu ở trẻ nhỏ xảy ra rất nhiều. Dù đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến. Nhưng chúng ta không nên xem thường và cần phải chữa trị kịp thời. Bởi vì bản thân của sâu răng có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hại khác cho sức khỏe của bé.

Một trong những lý do hàng đầu làm cho chứng răng hàm sữa bị sâu rất phổ biến ở trẻ em đó là kẹo ngọt nói riêng và những thức ăn ngọt nói chung. Thực tế thì đường ngọt trong thức ăn không trực tiếp gây hại cho răng. Mà chính những vi khuẩn có hại trong khoang miệng khi gặp đường sẽ tạo ra môi trường axit. Gây nên bệnh răng hàm sữa bị sâu.

Răng sữa của bé có cấu trúc còn non yếu. Men răng chưa thể phát triển đủ độ dày và khỏe mạnh. Thế nên dưới sự tác động của axit thì men răng càng nhanh chóng bào mòn. Ngoài ra thì buồng tủy của răng sữa có kích thước lớn so với tổng thể thân răng. Nên một khi sâu răng phát sinh thì rất dễ gây ra viêm tủy.

Một trong những nguyên nhân khác khiến bé dễ bị răng hàm sữa bị sâu đó chính là những thói quen xấu hàng ngày của trẻ. Điển hình đó là chứng nghiến răng vào ban đêm. Làm cho lớp men răng tại mặt nhai và xương hàm bị ảnh hưởng nhiều. Thói quen cắn đồ vật, cắn đồ chơi cũng làm cho răng có nguy cơ bị xô lệch, mòn men răng, mẻ răng và răng hàm sữa bị sâu.

răng hàm sữa bị sâu

Răng hàm sữa bị sâu là một bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ

Đặc điểm của răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên của trẻ. Trẻ nhỏ từ 4 – 24 tháng tuổi chính là giai đoạn mà răng sữa hình thành và phát triển. Nếu như số lượng răng trưởng thành có thể lên đến 32 chiếc thì răng sữa có tối đa chỉ có 20 chiếc.

Trong số 20 chiếc răng sữa đó được phân chia ra thành 4 chiếc răng cửa giữa, 4 chiếc răng cửa bên, 4 chiếc răng nanh và 8 chiếc răng hàm. Trong đó thì răng hàm là những chiếc răng nằm phía bên trong cung hàm. Có kích thước lớn nhất và giữa chức năng ăn nhai rất quan trọng.

Men răng và ngà răng của răng sữa còn mỏng. Trong đó men răng chỉ có độ dày 1mm thấp hơn sao với răng trưởng thành có lớp men răng dày từ 2 – 3mm. Ngoài ra thì ngà răng cũng có độ cứng chắc không cao.

Răng sữa có màu trắng đục do thành phần vô cơ ít hơn răng trưởng thành. Thân răng sữa có chiều cao thấp hơn răng vĩnh viễn vì vậy răng sữa trông sẽ tròn hơn răng vĩnh viễn. Đặc biệt răng cửa và răng nanh của răng sữa có kích thước nhỏ hơn răng trưởng thành. Chân răng sữa thường dài hơn thân răng và chân răng thường dang rộng nên thường gây khó khăn trong việc nhổ răng sữa.

răng hàm sữa

Răng sữa của các con có tổng cộng 20 chiếc răng

Đặc điểm của răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn là những chiếc răng mọc lên thay thế cho răng sữa và theo chúng ta ăn nhai suốt cả cuộc đời. Ở mỗi một vị trí răng sữa sẽ có một mầm răng trưởng thành phát triển và thay thế vị trí của chiếc răng sữa đó.

Người trưởng thành có số lượng tối đa là 32 chiếc răng. Nếu như mọc đủ 4 chiếc răng khôn. Còn nếu như không mọc chiếc răng khôn nào thì thì sẽ có 28 chiếc răng. Có thể phân chia răng trưởng thành ra thành 4 nhóm như sau: 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn. Tuy nhiên răng khôn là chiếc răng có thời gian mọc chỉ từ 18 – 25 tuổi.

Về màu sắc thì răng vĩnh viễn có màu vàng nhạt và trong hơn răng sữa. Khi răng mới hình thành thì có các núm nhỏ trên rìa cắn và sẽ mất dần đi trong quá trình mà chúng ta ăn nhai. Men răng và ngà răng của răng trưởng thành cũng dày hơn và có một độ cứng chắc nhất định.

răng hàm sữa bị sâu

Răng của người trưởng thành có số lượng từ 28 đến 32 chiếc răng

Sự liên hệ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Khi mầm răng vĩnh viễn hình và mọc lên sẽ tạo nên một lực tác động từ phía dưới. Khiến cho răng sữa lung lay và bị rụng. Nhờ vậy mà chân răng sữa bị tiêu dần và dễ rụng hơn. Nhường vị trí cho răng trưởng thành phát triển.

Một số trường hợp vì lý do nào đó mà răng sữa không rụng. Dẫn đến hiện tượng răng vĩnh viễn bị mọc lệch gây ra những ảnh hưởng xấu cho răng miệng. Vì thế mà răng sữa không chỉ giúp cho các bé có thể ăn nhai trong giai đoạn đầu. Mà còn góp phần định hướng cho răng vĩnh viễn phát triển bình thường sau này.

moi lien he

Nếu như răng hàm sữa bị sâu thì có thể làm cho răng trưởng thành phát triển không bình thường

RĂNG HÀM SỮA BỊ SÂU LÀ BỆNH GÌ?

Răng hàm sữa bị sâu là một bệnh lý răng miệng mà răng bị chịu những tổn thương trực tiếp làm phá hủy phần mô cứng. Tác nhân gây ra sâu răng đó chính là những loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chúng kết hợp với đường tạo ra axit và làm phá hủy men răng.

Ban đầu đó chỉ là những lốm đốm trắng nhỏ xuất hiện trên thân răng. Chưa có triệu chứng gì cũng như chưa có biểu hiện gì đặc biệt để chúng ta nhận biết sâu răng đang hình thành. Đến giai đoạn tiếp theo thì xuất hiện những chấm đen nhỏ trên bề mặt răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Đến đây thì bé bắt đầu có những biểu hiện như đau nhức. Răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Vì khi gặp những thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt thì đều có hiện tượng ê buốt. Biểu hiện của răng hàm sữa bị sâu thường là chán ăn và hay khóc khi cơn đau răng xuất hiện.

Sau một thời gian nếu không chữa trị thì răng hàm sữa bị sâu ăn đến tủy răng gây viêm tủy. Khiến cho bé ngày càng đau nhức khó chịu hơn. Nếu như trong trường hợp xấu có thể chỉ định nhổ răng sữa cho bé sớm hơn thời gian bình thường. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của răng trưởng thành.

răng hàm sữa bị sâu

Răng hàm sữa bị sâu thường đi kèm với các bệnh lý có liên quan đến men răng

RĂNG HÀM SỮA BỊ SÂU NGUY HẠI THẾ NÀO CHO BÉ?

Bé chán ăn

Răng hàm sữa bị sâu làm cho răng của bé bị đau nhức khó chịu. Liên tục có cảm giác ê buốt và đau nhói trong khi ăn uống. Thế nên tạo ra tâm lý chung cho các bé có răng bị sâu là rất sợ mỗi khi ngồi vào bàn ăn. Trẻ ăn ít hơn bình thường làm cho cơ thể không có đủ dinh dưỡng cũng như năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động và phát triển.

Nếu như người lớn sâu răng chán ăn thì cũng có tác động xấu đến cơ thể. Như đối với trẻ em thì tình trạng này nguy hại hơn nhiều. Vì cơ thể của trẻ đang trong giai đoạn cần một lượng lớn chất dinh dưỡng để đẩy mạnh quá trình hoàn thiện thể chất của cơ thể.

Bé chậm nói

Những cơn đau nhức liên tục do răng hàm sữa bị sâu. Làm cho bé có tâm lý không muốn mở miệng. Khiến cho quá trình học nói cũng như hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, trao dồi ngôn ngữ gặp nhiều trở ngại. Răng cũng là một cơ quan cầu âm quan trọng. Vì thể sự tổn thương của răng không chỉ làm cho bé chậm nói. Mà còn khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc một số âm thông thường.

phat am

Răng là một bộ phận cấu âm quan trọng trong khoang miệng

Bé bị ảnh hưởng đến não

Những yếu tố như sức khỏe răng miệng, chế độ dinh dưỡng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến não. Đặc biệt là trong giai đoạn mà bé mọc răng sữa, có bộ não đang phát triển và dần hoàn thiện. Các mạch máu não có khả năng bị co hẹp lại. Nếu răng sữa bị nhổ bỏ quá sớm có thể sẽ làm cho bé có trí nhớ kém và chỉ số IQ bị giảm.

Bé chậm phát triển chiều cao

Trong giai đoạn bé từ khi sinh ra cho đến 3 tuổi đóng vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao. Thời gian này cũng trùng với thời mà các răng sữa của bé hình thành và phát triển. Vì thế mà khi răng sữa bị ảnh hưởng bởi bệnh lý. Dẫn đến ăn uống thiếu chất. Chính là nguyên nhân háng đầu làm cho trẻ chậm lớn, còi xương, chiều cao thấp hơn và có thể trạng không tốt bằng các bé trong cùng độ tuổi.

Nếu như bé có răng hàm sữa bị sâu nhiều thì bạn có thể cho con uống sữa. Sữa vừa có nhiều chất dinh dưỡng vừa là một nguồn canxi dồi dào cho răng xương phát triển. Sau khi uống sữa xong cần cho bé uống thêm một ít nước lọc. Giống như giúp cho trẻ tráng miệng làm sạch sữa và đường còn trong khoang miệng. Không cho vi khuẩn có cơ hội biến đổi lượng đường này thành axit gây tổn hại cho men răng của bé.

chieu cao

Răng hàm sữa bị sâu ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chiều cao và thể chất của trẻ

CẦN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN CHẶN RĂNG HÀM SỮA BỊ SÂU?

Giúp răng sạch bên ngoài

Chúng ta có thể hoàn toàn chủ động giúp các con phòng tránh răng hàm sữa bị sâu bằng rất nhiều những cách khác nhau. Hãy giúp cho con có một hàm răng chắc khỏe ở bên trong và sạch sẽ, sáng đẹp bên ngoài. Vệ sinh răng miệng là một điều không thể thiếu trong quá trình chăm sóc răng miệng. Cũng như phòng tránh được rất nhiều những vấn đề răng miệng khác.

Tùy vào từng độ tuổi của bé mà ba mẹ hãy giúp cho bé vệ sinh răng miệng hàng ngày. Mua cho bé những sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp với độ tuổi. Đồng thời, hướng dẫn cho con các vệ sinh răng miệng hàng ngày sao cho đúng.

chải răng

Giữ cho răng luôn sạch là điều cần thiết để tránh răng hàm sữa bị sâu

Giúp răng khỏe từ bên trong

Răng không thể khỏe nếu như chúng ta không cung cấp cho răng những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của răng. Canxi là một chất không thể thiếu cho sự phát triển của răng và xương. Canxi có nhiều trong sữa, sữa chua và phô mai.

Fluoride là một chất tiếp theo đóng vai trò lớn trong việc tạo nên độ cứng chắc cho răng. Vì Fluoride kết hợp cùng với men răng làm cho men răng trở nên cứng chắc hơn. Tránh được các tác động của vi khuẩn gây hại cũng như các axit gây mòn men răng.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất