RĂNG HÀM DƯỚI LÀ RĂNG NÀO? RĂNG NÀY THƯỜNG MẮC NHỮNG BỆNH LÝ GÌ?
RĂNG HÀM DƯỚI LÀ RĂNG NÀO?
Người trưởng thành có tối đa là 32 chiếc răng. Nhưng lại có người chỉ có 28 chiếc răng. Sở dĩ con số răng ở người trưởng thành dao động là bởi vì người có 4 chiếc răng khôn. Hai chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới nhưng không phải ai cũng mọc đủ 4 chiếc răng khôn này.
Nếu người mọc đủ 4 chiếc răng khôn thì sẽ được chia thành 4 nhóm răng như sau:
- Nhóm răng cửa có 8 chiếc gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới
- Nhóm răng nanh có 4 chiếc gồm 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới
- Nhóm răng hàm nhỏ có 8 chiếc gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới
- Nhóm răng hàm lớn có 12 chiếc gồm 6 chiếc hàm trên và 6 chiếc hàm dưới
Sơ đồ vị trí của răng hàm (molars) ở người
Răng hàm nhỏ
Răng hàm nhỏ có mũ răng hình lập phương. Răng này nằm ở vị trí giữa răng hàm lớn và răng nanh. Giữ chức năng cắn xé nhỏ và nghiền nát thức ăn. Răng này được xem như là một loại chuyển tiếp giữa răng nanh và răng cối lớn. Những răng này có ít nhất một múi lớn và sắc. Có răng có từ 2 đến 3 múi. Nhưng nhìn chung thì răng hàm nhỏ có diện tích mặt nhai nhỏ hơn răng hàm lớn.
Răng cối nhỏ hàm dưới có các đặc trưng rãnh giữa cong lồi vào trong. Kích thước múi trong nhỏ hơn kích thước múi ngoài. Đường viền ngoài nghiên trong rất nhiều nếu như nhìn từ phía bên. Thông thường thì răng này sẽ mọc trong khoảng từ 9 đến 11 tuổi.
Răng hàm lớn
Răng hàm lớn được xem là những chiếc răng có kích thước lớn nhất trong cung hàm. Mặt nhai của răng có diện tích lớn hình dạng khá phẳng. Thân răng to chắc khỏe, có nhiều chân răng hơn nhóm răng cửa nên trụ rất chắc chắn trong xương ổ răng.
Chức năng chính của nhóm răng này đó chính là nghiền nát thức ăn. Đặc biệt là các thức ăn cứng, dai và khó nuốt. Khi khớp cắn càng chuẩn sự tiếp xúc giữa hai mặt nhai của răng cối trên và răng cối dưới càng nhiều. Thì khả năng ăn nhai của bạn sẽ càng đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên nhóm răng này nằm ở vị trí trong cùng, khó có thể quan sát được dễ dàng như nhóm răng cửa. Nên thường bị chúng ta bỏ qua đặc biệt là răng số 8 hay còn gọi là răng khôn. Khi chải răng thường hay bỏ sót những vị trí trong cùng này. Khiến cho răng tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý răng miệng nhiều hơn các nhóm răng khác.
❃❃❃ Xem thêm: Răng số 8 là răng nào? Răng số 8 bị sâu vỡ phải làm sao?
Răng hàm lớn bao gồm răng cối số 1, 2 và 3. Răng hàm nhỏ bao gồm răng tiền cối 1 và 2
Răng hàm lớn thứ nhất mọc vào khoảng 6 tuổi. Răng hàm lớn thứ 2 mọc trong khoảng 12 tuổi. Răng hàm lớn thứ 3 hay còn gọi là răng số 8 thường mọc trong khoảng 18 tuổi hoặc không mọc. Tuy nhiên có những trường hợp đến năm 30 tuổi thì răng số 8 mới bắt đầu mọc và gây đau nhức.
NIỀNG RĂNG HÀM DƯỚI
Niềng răng là gì?
Niềng răng chỉnh nha là một phương pháp dựa vào dây cung và mắc cài để tạo ra một lực kéo. Lực này kéo các răng hàm dưới về vị trí mà chúng ta mong muốn. Lực kéo này cũng có thể làm thay đổi hướng mọc của răng sao cho phù hợp.
Mục đích của niềng răng đó chính là khôi phục lại khớp cắn chuẩn trong những trường hợp bị hô, móm. Làm cho răng mọc đều, thẳng hàng và cũng có thể khắc phục rất hiệu quả hiện tượng răng thưa. Nhờ vậy mà bạn sẽ có thể ăn nhai tốt hơn và có một nụ cười thật tươi tắn.
Hiện nay có rất nhiều loại mắc cài khác nhau. Với giá thành và chất lượng khác nhau. Bạn hãy tham khảo với bác sĩ để chọn cho mình một loại mắc cài phù hợp nhất với răng miệng cũng như khả năng tài chính của bản thân.
Thời gian niềng răng hàm dưới có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Tùy vào tình trạng răng miệng của bạn. Trong quá trình niềng răng điều quan trọng nhất đó chính là biết cách vệ sinh răng miệng. Vì mắc cài và dây cung rất dễ làm cho thức ăn bám vào nhưng lại rất khó làm vệ sinh. Lựa chọn chỉ nha khoa là một quyết định cần thiết để làm vệ sinh cho răng niềng.
Nên lựa chọn loại mắc cài phù hợp để tiết kiệm chi phí và không mất nhiều thời gian niềng răng hàm dưới
Vì sao cần niềng răng hàm dưới?
Niềng răng hàm dưới được chỉ định khi chỉ có răng hàm dưới bị lệch lạc hay mọc sai hướng, sai vị trí. Còn các răng hàm trên đã đều đẹp, ở vị trí chuẩn và không có vấn đề gì. Khi niềng răng hàm dưới sẽ mang đến một khớp cắn chuẩn. Cắn xé thức ăn được dễ dàng hơn và làm vệ sinh răng miệng cũng hiệu quả hơn.
Niềng răng hàm dưới thường được áp dụng nhiều cho những người bị móm. Tức là hàm răng dưới bao lấy hàm răng trên khi khép miệng lại. Tuy nhiên thì niềng răng sẽ không phát huy được hiệu quả đối với những trường hợp móm do sự phát triển không bình thường của xương hàm dưới. Có thể phẫu thuật để can thiệp trực tiếp vào xương hàm khôi phục khớp cắn chuẩn thay vì niềng răng.
Niềng răng hàm dưới chỉ đơn giản là kéo răng về vị trí mong muốn một cách từ từ. Nên sẽ không làm cho bạn quá đau nên hãy yên tâm. Chỉ là thời gian niềng răng kéo dài lâu và người niềng răng thường xuyên gặp khó khăn trong quá trình làm vệ sinh răng miệng.
Niềng răng hàm dưới là một cách rất tốt để cải thiện nụ cười cho mỗi người
Niềng răng hàm dưới mắc cài kim loại
Mắc cài kim loại đã xuất hiện rất lâu và được xem là nền tảng của những loại mắc cài cải tiến hiện đại. Được làm bằng chất liệu hợp kim Titanium – Niken nên rất cứng chắc và độ bền cao. Lực tác dụng của mắc cài kim loại đều và ổn định trong suốt quá trình niềng răng.
Ưu điểm lớn nhất của loại mắc cài này là chi phí chỉnh nha thấp. Được xem là thấp nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng thẩm mỹ. Có thể áp dụng được trên nhiều tình trạng răng khác nhau như hô, móm, răng lệch lạc, răng mọc không đều. Cùng với nhiều kiểu dáng đa dạng khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều người.
Niềng răng mắc cài sứ
Đây được xem như là một cải tiến về tính thẩm mỹ cho mắc cài kim loại. Mắc cài sứ và dây cung trong suốt làm cho người khá khó phát hiện bạn đang niềng răng. Vì mắc cài và dây cung được thiết kế có màu sắc trùng với răng thật. Loại mắc cài này phù hợp với những người ngại xấu khi niềng răng.
Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong cũng là một cải tiến mang đến độ thẩm mỹ cho răng miệng. Thay vì mắc cài được gắn bên ngoài thì mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong của răng. Kỹ thuật này đòi hỏi sự chính xác cao và tay nghề của bác sĩ thực hiện phải vững vàng. Nhược điểm của loại mắc cài này chính là thời gian chỉnh nha có thể kéo dài hơn so với mắc cài mặt ngoài.
Niềng răng mặt trong có tính thẩm mỹ cao nhưng cần phải vệ sinh răng miệng thật kỹ trong khi niềng
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài được thay thế bằng một khay niềng trong suốt. Phương pháp niềng răng được nhiều người ưa chuộng bởi vì có tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên chi phí niềng răng trong suốt là rất cao. Răng càng mọc lệch nhiều hay có hình dạng phức tạp thì chi phí cũng từ đây mà tăng cao.
❃❃❃ Xem thêm: Niềng răng trong suốt – giải pháp chỉnh nha tiện lợi
RĂNG HÀM DƯỚI BỊ LỆCH
Răng mọc lệch tức là răng không mọc đúng theo phương thẳng đứng. Điều này làm cho khớp cắn bị sai lệch, khó khăn khi ăn nhai cũng như làm vệ sinh răng miệng. Cần khắc phục tình trạng răng mọc lệch này càng sớm càng tốt để lấy lại vẻ đẹp cho nụ cười và khuôn mặt.
Vì sao răng hàm dưới bị lệch?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho răng hàm dưới mọc lệch. Khi mất răng hay nhổ răng mà không có biện pháp phục hình răng kịp thời thì sẽ làm cho răng mọc xô lệch. Do chúng không có điểm tựa dễ bị ngã về phía chiếc răng còn trống. Răng bị mất để càng lâu thì tình trạng xô lệch răng sẽ diễn ra càng nhiều.
Hiện tượng này cũng có thể xảy ra là do bẩm sinh. Do trẻ nhận được sự di truyền của ba mẹ. Khiến cho trẻ mặc dù không mắc bệnh, không có các thói quen xấu gì cũng có hiện tượng răng mọc xô lệch, răng mọc khấp khểnh khi lớn lên.
Khi ba mẹ phát hiện các con mình thường xuyên cắn đồ chơi, mút ngón tay thì hãy giúp con loại bỏ những thói quen xấu này. Bú ti giả trong một thời gian dài cũng khiến cho răng hàm mọc lệch khi lớn lên. Nên việc bảo vệ răng trong giai đoạn răng sữa và thay răng trưởng thành là điều rất cần thiết.
Trẻ em có thói quen mút ngón tay lúc nhỏ có thể làm lệch lạc răng trưởng thành
Làm gì để khắc phục?
Đối với những răng hàm dưới mọc lệch nhẹ, thưa nhẹ thì có thể bọc răng sứ để khắc phục. Phương pháp này đạt được hiệu quả tối ưu đối với những người vừa có răng mọc lệch vừa có răng bị xỉn màu. Mão sứ dễ giúp cho răng lấy lại màu sắc sáng bóng như thật.
Để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối đa bạn nên chọn dòng răng toàn sứ để tránh hiện tượng đen viền nướu sau một thời gian sử dụng. Răng toàn sứ hiện nay có độ bền chắc và tuổi thọ rất cao. Nếu biết cách chăm sóc răng sứ bạn sẽ không phải mất công đến nha khoa nhiều lần để kiểm tra.
Ngoài ra bạn cũng có thể niềng răng để làm cho răng hàm dưới mọc đều trở lại. Lực kéo của các dụng cụ chỉnh nha sẽ làm cho răng hàm dưới có thế khớp với răng hàm trên khi ăn nhai và khi khép miệng lại.
Bọc sứ cho những răng hàm dưới bị lệch ít và cải thiện màu sắc rất tốt cho răng
ĐAU BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI
Thực tế thì răng hàm dưới tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với thức ăn, nghiền nát thức ăn nên có nguy cơ bị mài mòn men răng nhiều hơn các nhóm răng khác. Mặt trong của răng hàm cũng là một vị trí bị nhiều nhiều bỏ quên khi chải răng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cũng như không bảo toàn được men răng.
Men răng bị yếu thì sẽ có cảm giác ê buốt khi đang nhai thức ăn. Nhất là những thức ăn nóng, uống nước đá lạnh hoặc ăn những món cải chua, kẹo ngọt. Bạn có thể đến nha khoa để nhờ đến sự can thiệp của y tế. Chú ý thay đổi cách ăn uống cũng như cách chăm sóc răng miệng hàng ngày để làm hạn chế được tình trạng ê buốt răng hàm khi ăn uống.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết
- 3 KINH NGHIỆM NIỀNG RĂNG HÔ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 15/10/2020