RĂNG CẤM BỊ SÂU CÓ BIỂU HIỆN GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT RĂNG CẤM VÀ RĂNG KHÔN
RĂNG CẤM LÀ RĂNG NÀO?
Răng cấm bị sâu làm cản trở ăn nhai rất nhiều. Răng cấm thuộc vào nhóm răng hàm lớn. Đây là chiếc răng số 6 trong cung hàm. Thời điểm mọc răng số 6 vĩnh viễn trong khoảng từ 6 đến 8 tuổi. Răng số 6 hay còn có tên gọi khác là răng cối thứ nhất, có thân răng lớn, mặt nhai rộng. Răng số 6 cùng với răng số 7 nắm giữa chức năng ăn nhai chính trong tất cả các răng.
Răng số 6 khi mọc lên sẽ thay thế răng sữa ở vị trí này và đi theo chúng ta đến suốt cuộc đời. Không có hiện tượng cơ thể tự thay răng vĩnh viễn lần thứ hai. Điều đặc biệt của chiếc răng này là có mối liên hệ mật thiết với hệ thống dây thần kinh xoang hàm. Thế nên răng này luôn được bảo toàn một cách tối đa và không thể tùy tiện nhổ bỏ.
Khi ăn nhai thì lực nhai sẽ dồn hấu hết vào răng cấm. Nên khi răng này mất đi thì khả năng ăn uống, nghiền nát thức ăn bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Răng này còn là một điểm tựa vững chắc cho các răng khác định hình hướng mọc. Răng này mất đi thì tình trạng răng xô lệch sẽ diễn ra gây hại về sau.
Răng số 6 mặc dù không phải là chiếc răng mọc trong cùng nhưng lại có vị trí nằm khá sâu trong cung hàm. Vì thế mà chúng ta càng nên quan sát và chăm sóc chiếc răng này mỗi ngày. Tránh làm cho răng bị thương tổn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
❃❃❃ Xem thêm: Con người có cấu tạo răng thế nào?
Răng cấm bị sâu chính là răng số 6 bị sâu trong cung hàm của chúng ta
Triệu chứng răng cấm bị sâu
Răng cấm bị sâu, đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sâu răng, viêm tủy, áp xe chân răng, viêm nha chu, tụt nướu, răng bị vỡ do va đập,… Sau đây là một số triệu chứng có thể xuất hiện khi răng cấm bị sâu tùy theo mức độ:
- Cảm giác đau nhói trong lúc ăn hoặc lúc làm vệ sinh răng miệng. Đôi khi cơn đau đột nhiên xuất hiện khi chúng ta đang nghỉ ngơi.
- Khi ăn những món nóng, lạnh, chua, ngọt thì răng có hiện tượng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm. Thời tiết thay đổi răng cũng có những phản ứng bất thường.
- Xuất huyết tại vị trí răng đau và có thể kèm theo mủ chảy ra cũng là biểu hiện của răng cấm bị sâu.
- Miệng bị hôi do các bệnh lý răng miệng đang phát triển. Lưỡi thường có vị đắng nhẹ và mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Cảm thấy khó khăn khi há miệng to, có thể bị sốt nhiều đặc biệt là vào ban đêm là triệu chứng của răng cấm bị sâu.
Răng cấm bị sâu gây ra nhiều tác hại cho cơ thể của chúng ta
Kiểm soát cơn đau răng cấm bị sâu
Chúng ta thật khó có thể trị dứt điểm cơn đau răng cấm bị sâu tại nhà. Vì vậy mà khi có các hiện tượng răng cấm bị sâu bạn nên đến nha sĩ để được kiểm tra và điều trị. Bác sĩ sẽ can thiệp, tác động trực tiếp lên răng và cho bạn uống thuốc để răng nhanh khỏi bệnh.
Tuy nhiên nếu cảm thấy quá đau bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách để cho răng bớt đau tạm thời. Sử dụng một ít đá viên lạnh cho vào một túi vải sạch. Chườm túi vải lên phần má nơi răng bị đau để đá lạnh làm giảm cơn đau tạm thời. Bạn cũng có thể tham khảo với bác sĩ về một số loại thuốc bôi tại chổ có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Không uống nước đá, không ăn thức ăn khi còn quá nóng. Không uống rượu bia, hút thuốc lá là những cách đơn giản để không làm tệ thêm cơn đau răng cấm bị sâu của bạn. Khi ăn những thực phẩm chứa nhiều đường thì nhớ vệ sinh răng miệng cẩn thận để không làm cho răng cấm bị sâu nhiều hơn.
Uống thuốc được bác sĩ kê đơn là một cách để giảm đau răng cấm bị sâu hiệu quả
SÂU RĂNG LÀ GÌ?
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Sâu răng diễn biến rất từ từ trong âm thầm khiến chúng ta rất khó nhận biết nếu không quan sát răng kỹ lưỡng hàng ngày. Răng cấm bị sâu bắt đầu bằng những vệt trắng nhỏ trên bề mặt của răng. Giai đoạn này răng không có biểu hiện gì bất thường.
Tiếp theo những vệt trắng này tiếp tục ăn sâu vào men răng tạo thành những chấm đen nhỏ li ti. Răng cấm bị sâu đầu bị ê buốt khi ăn nhưng không đáng kể. Những chấm đen nhỏ này phát triển tiếp tục tạo thành những lỗ sâu lớn hơn có thể quan sát bằng mắt thường.
Về bản chất chất thì sâu răng là một loại bệnh phá hủy cấu trúc của răng. Răng cửa bị phá bủy cấu trúc thì nụ cười mất đi vẻ đẹp. Nhưng răng cấm bị sâu thì khả năng ăn nhai bị tác động nghiêm trọng. Sâu răng trong giai đoạn đầu không khó trị. Nhưng nếu răng sâu đến mức viêm tủy thì mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Những thói quen tưởng chừng như rất vô hại như hay ăn vặt những món ngọt. Quên đánh răng vào buổi tối, không có thói quen sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn xong. Đều là nguyên nhân của bệnh răng cấm bị sâu thường gặp ở chúng ta.
❃❃❃ Xem thêm: Răng sâu ăn vào tuỷ có những cách chữa trị như thế nào?
Sâu răng có thể xuất hiện ở bất kỳ răng nào và ở bất kỳ ai trong chúng ta
SỰ KHÁC NHAU GIỮA RĂNG CẤM VÀ RĂNG KHÔN LÀ GÌ?
Răng cấm và răng khôn cùng thuộc nhóm răng hàm lớn nên mọi người rất dễ nhằm lẫn với nhau về hai chiếc răng này. Tuy nhiên răng số 6 và răng khôn là hai chiếc răng hoàn toàn khác nhau về vị trí cũng như mức độ quan trọng của nó trong khoang miệng.
Tiêu chí phân biệt | Răng khôn (răng số 8) | Răng cấm (răng số 6) |
Vị trí | Mọc cuối cung hàm | Mọc giữa răng số 5 và số 7 |
Thời điểm mọc | 18 đến 25 tuổi | 6 đến 8 tuổi |
Bệnh lý | Có nhiều bệnh lý hơn các răng khác | Như các răng khác trong cung hàm |
Chức năng | Không có chức năng quan trọng | Nghiền nát thức ăn |
Tầm quan trọng | Có thể nhổ bỏ | Bảo toàn tối đa răng thật |
Phục hình răng | Không cần phục hình | Rất cần thiết để phục hình sớm |
Cần phân biệt răng khôn (răng số 8) và răng cấm (răng số 6)
VÌ SAO RĂNG CẤM BỊ SÂU?
Thông thường răng cấm bị sâu là do sự tác động tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có một số nguyên nhân giữ vai trò chủ đạo trong việc làm cho răng tệ hơn. Chỉ cần một thói quen xấu lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài cũng gây ra những tác hại mà bạn không thể lường trước được hết. Hãy theo dõi những nguyên nhân hàng đầu sau khiến cho răng cấm bị sâu khó chữa:
Cao răng quá dày
Cao răng tích tụ đối với những người lười vệ sinh răng miệng của mình mỗi ngày. Ban đầu đó chỉ là những mảng bám trên thân răng. Càng nhiều mảng bám tích tụ thì sự hình thành cao răng càng nhanh chóng. Đến một giai đoạn nào đó bạn có thể thấy một lớp cao răng bám trên răng của mình. Đây là môi trường vô cùng lý tưởng và thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.
Cao răng thường là nguyên nhân của nhiều vấn đề răng miệng như tụt nướu, sâu răng, hôi miệng, răng bị xỉn màu và nhiều vấn đề khác. Để phòng ngừa răng cấm bị sâu bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ mỗi ngày và đừng quên lấy cao răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Cao răng là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau trong đó có răng cấm bị sâu
Men răng hư hại
Men răng được xem như một lớp áo giáp bảo vệ các thành phần bên trong răng. Nhưng lớp áo giáp này có thể bị suy yếu bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Men răng mỏng là một điều kiện rất tốt cho răng cấm bị sâu phát triển nhanh và ăn sâu vào tủy răng.
- Chải răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng là một tác nhân mà ít người để ý khiến cho men răng bị mòn đi. Không chải răng cũng khiến cho men răng không còn chắc khỏe. Vậy nên cần chải răng đúng cách, đúng thời điểm, sử dụng đúng loại lông bàn chải và kem đánh răng là một điều vô cùng quan trọng cho sức khỏe răng miệng.
- Tẩy răng không đúng cách cũng là một lỗi sai mà nhiều người mắc phải. Quá lạm dụng chanh tươi và baking soda để làm trắng răng có thể làm cho răng trắng sáng trông thấy. Nhưng sự trắng sáng này đi kèm với hiện tượng răng nhạy cảm. Do môi trường axit làm bào mòn men răng rất nhanh chóng.
- Có thể bạn chăm sóc răng rất đúng khoa học, ăn uống rất lành mạnh nhưng răng vẫn bị nhạy cảm. Đó có thể là do men răng yếu do bẩm sinh. Di truyền tác động rất nhiều lên hình dáng, kích thước của răng cũng như độ dày và mức độ chắc khỏe của răng chúng ta.
Men răng càng yếu thì khả năng bị sâu răng càng cao
Nghiến răng
Nghiến răng là một thói quen xấu bị tác động nhiều bởi yếu tố cảm xúc. Trẻ em thường hay nghiến răng trong giai đoạn răng trưởng thành bắt đầu phát triển. Bình thường thì thói quen xấu này sẽ mất đi khi bé lớn lên. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ không thể bỏ được tật nghiến răng đến lúc trưởng thành.
Nghiến răng làm mòn lớp men răng ở mặt nhai. Làm lệch hướng mọc bình thường của các răng trên cung hàm. Đồng thời cũng là ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển bình thường của xương hàm. Trẻ nghiến răng càng nhiều thì nguy cơ bị sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác càng cao.
RĂNG CẤM BỊ SÂU CÓ NÊN NHỔ?
Ưu tiên giữ lại răng cấm luôn là một điều cần thiết phải làm. Khi răng cấm bị sâu tùy mức độ thì chúng ta cũng có nhiều cách khác nhau phục hình cho răng cấm như trám răng hay bọc răng sứ để khôi phục lại thân răng. Chỉ trong những trường hợp như gặp những chấn thương lớn làm cho răng cấm bị vỡ gần như hoàn toàn. Sâu răng ăn hết thân răng gây ra viêm tủy có kèm theo áp xe chân răng. Thì mới có chỉ định nhổ.
Nhổ răng cấm với mục đích là bảo vệ các răng khác không bị hư hại. Đồng thời bảo vệ được toàn diện sức khỏe của răng miệng. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sau khi nhổ răng thì việc phục hình răng là một điều rất cần thiết phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Răng cấm cần được bảo toàn tối đa có thể không được tùy tiện nhổ đi
CÁCH PHỤC HÌNH RĂNG CẤM BỊ SÂU
Sâu dạng nhẹ
Không chỉ riêng răng cấm mà tất cả các răng khác trên cung hàm khi bị sau nhẹ đều có thể hàn trám răng để làm đầy phần răng bị sâu ăn mất. Trám răng được nhiều người tin tưởng vì đây chỉ đơn giản là thêm vật liệu vào răng. Không làm cho bệnh nhân bị đau, không mất quá nhiều chi phí và cũng không mất quá nhiều thời gian điều trị.
Nếu bạn biết cách chăm sóc miếng trám thì có thể sử dụng lâu dài và ăn nhai bình thường như răng thật. Có nhiều vật liệu trám răng khác nhau có những đặc điểm cũng khác nhau. Composite là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ và nững ưu điểm mà nó mang lại.
Các trường hợp răng sâu nhẹ nên trám răng để tiết kiệm chi phí
Sâu răng nặng
Vật liệu trám răng sẽ không có khả năng bám chặt trên răng lâu dài đối với những lỗ sâu lớn. Bọc răng sứ là một giải pháp tối ưu cho những trường hợp này. Yêu cầu là chân răng của bạn còn khỏe mạnh thì mới có thể bọc mão sứ được.
Mão sứ thay thế hoàn toàn cho thân răng thật. Bạn nên chọn dòng răng toàn sứ thay cho dòng sứ kim loại. Mặc dù chi phí có cao hơn nhưng đảm bảo tốt về tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai như răng thật.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết