TRẺ EM NGỦ NGHIẾN RĂNG CẦN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?
TẠI SAO TRẺ EM NGỦ NGHIẾN RĂNG LÀ HIỆN TƯỢNG PHỔ BIẾN?
Ban đêm, khi ba mẹ nghe những tiếng ken két do trẻ nghiến, siết chặt hai làm răng lại với nhau. Thì đó chính là dấu hiệu của trẻ em ngủ nghiến răng. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều bé vì nó xuất phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Chứng nghiến răng thường gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Chúng ta không nên cho rằng chứng nghiến răng khi trẻ có răng sữa là không có vấn đề gì nghiêm trọng. Vì nghĩ rằng răng sữa của bé sớm muộn gì cũng phải rụng và nhường chỗ cho răng trưởng thành.
Nhưng có một sự thật là răng sữa phải khỏe mạnh. Thì răng trưởng thành mới có điều kiện để phát triển bình thường. Một số trường hợp răng sữa bị hư hại khiến chúng ta phải nhổ răng quá sớm. Điều này sẽ gây tác động xấu đến sự hình thành của chiếc răng trưởng thành ở vị trí đó.
Ngoài ra, răng sữa của bé còn rất non nớt. Thành phần men răng và ngà răng còn mỏng yếu. Nên khi nghiến răng thì men răng vốn đã mỏng lại còn bị bào mòn. Khiến cho vi khuẩn cũng như những tác nhân gây hại dễ dàng tấn công gây ra nhiều bệnh lý răng miệng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe các con.
Trẻ em ngủ nghiến răng thường xuất hiện khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng
Trẻ em ngủ nghiến răng có thể xuất phát từ những lý do phổ biến sau đây:
Tâm lý không tốt
Có một điều mà ba mẹ cần lưu ý là những suy nghĩ và cảm xúc tác động rất nhiều tới những thói quen và hành động của các con. Trẻ em ngủ nghiến răng thường liên hệ mật thiết đến những cảm xúc lo lắng, sợ hãi. Những cảm xúc tiêu cực tác động không tốt chút nào đến tinh thần của các bé.
Khi các con làm chưa tốt một việc gì hay phạm phải những lỗi nhỏ. Thay vì la mắng các con thi ba mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo và nói cho con biết cách làm đúng hơn. Tâm lý và cảm xúc của các con rất dễ bị căng thẳng bởi những lời nói và hành động của người khác.
Khi tâm trạng không tốt thì nghiến răng chính là một phản ứng của cơ thể giúp bé đối phó lại với những cảm xúc này. Các bé có thói quen này như một bản năng. Mà chưa nhận thức được hết hành động nhỏ lại mang đến nhiều tác hại cho cơ thể mà bé chưa biết được.
Bị dị ứng
Khi cơ thể có những biểu hiện của sự dị ứng bất thường. Thì trẻ em ngủ nghiến răng cũng là một cách giúp các con cảm thấy đỡ khó chịu hơn phần nào. Một số bé có hiện tượng nghiến răng vào ban đêm cũng là do cơ thể phản ứng lại với thuốc tây. Một số loại thuốc có tác dụng điều trị trầm cảm, thuốc chống loạn thần cũng có tác dụng tiêu cực. Thuốc này cũng là nguyên nhân của chứng siết chặt răng vào ban đêm của trẻ em.
Cần cẩn trọng khi cho trẻ uống thuốc tây vì có thể khiến trẻ em ngủ nghiến răng
Sai lệch khớp cắn
Thông thường, đối với những người có khớp cắn chuẩn. Thì khi khép miệng lại hai hàm răng sẽ chạm vào nhau theo đúng vị trí chuẩn. Nhưng khi răng trên hàm mọc theo hướng bị lệch hoặc xương hàm phát triển không đồng đều. Khi nhô nhiều ra ngoài hay thụt vào trong. Thì sẽ dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn.
Tình trạng này làm cho các con cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi khép miệng lại bình thường ở trạng thái nghỉ. Vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi hiện tượng sai lệch khớp cắn thường đi kèm với tình trạng nghiến răng khi ngủ của bé.
Nhiễm ký sinh trùng
Nghe có vẻ lạ nhưng bạn có biết rằng khi nhiễm một số loại ký sinh trùng trong đường ruột. Thì trẻ em ngủ nghiến răng nhiều hơn. Điển hình là khi trẻ bị mắc giun kim thì loại giun này sẽ tiết ra một loại chất độc trong đường ruột. Khiến cho bé căng thẳng và nghiến răng là một phản ứng lại của cơ thể dần dần hình thành như là một thói quen.
Nhiễm ký sinh trùng đặc biệt là giun kim có thể dẫn đến trẻ em ngủ nghiến răng lâu ngày
NHỮNG TÁC HẠI TRẺ EM NGỦ NGHIẾN RĂNG MÀ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
Nếu như trẻ em ngủ nghiến răng nhẹ và không thường xuyên thì điều này có thể không có tác hại gì lớn đến sự phát triển của thể chất. Thông thường thì trẻ nghiến răng nhiều trong thời kỳ mọc răng sữa khiến nướu bị ngứa. Đa số các bé sẽ mất đi thói quen này đến khi trưởng thành. Nhưng nếu không từ bỏ được thói quen này thì đây hoàn toàn có thể là một vấn đề nghiêm trọng.
Chứng trẻ em ngủ nghiến răng như là một thói quen trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến răng miệng. Cũng như nhiều bộ phận khác trên khuôn mặt. Về mặt tinh thần thì cũng có những tác hại đến suy nghĩ cũng như hành động của các con.
Những tác hại đó là gì?
- Tác hại đầu tiên mà chúng ta có thể dễ biết nhất đó chính là bề mặt của răng sẽ bị mài mòn. Bởi vì sự ma sát của hai răng lại với nhau bằng một lực lớn thì men răng sẽ mòng dần dần. Men răng không được khỏe thì chứng răng nhạy cảm cũng sẽ vì đó mà xuất hiện.
- Sự siết chặt của các răng hàm trên và hàm dưới cũng làm nên hiện tượng xô lệch răng. Hay các răng mọc theo hướng lệch lạc. Điều này dẫn đến chứng sai lệch khớp cắn. Có tác hại là khiến cho sức ăn nhai của trẻ bị giảm xuống.
- Nghiến răng lâu ngày làm cho trẻ đau ở những vị trí khác trên khuôn mặt. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của xương hàm. Khi ba mẹ phát hiện ra con của mình có những biểu hiện như căng và đau nhức ở vùng đầu. Đau nhức xương hàm hoặc rối loạn khớp thái dương hàm. Thì điều đó có nghĩa là trẻ đã nghiến răng rất nhiều và lâu.
Trẻ có thể rối loạn khớp thái dương, đau đầu vì nghiến răng liên tục trong thời gian dài
TRẺ EM NGỦ NGHIẾN RĂNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?
- Ban đêm có thể nghe thấy những tiếng kêu ken két từ miệng của trẻ phát ra. Thì biết ngay lúc này trẻ đang nghiến răng.
- Quan sát thấy răng của trẻ không còn được chắc khỏe như bình thường. Răng bị mòn ở mặt nhai của răng. Một số trường hợp nặng hơn thì răng có thể bị mẻ tùy mức độ. Tủy răng có thể bị lộ ra ngoài chỉ vì chứng nghiến răng lâu ngày làm cho răng bị mẻ vỡ.
- Trẻ có biểu hiện chán ăn. Không ăn được những thức ăn cứng mà chỉ có thể ăn những thức ăn mềm. Bởi vì xương hàm của bé bị đau và mỏi trong đêm dài trẻ nghiến răng. Khiến cho phần cơ này không được nghỉ ngơi.
- Trẻ có biểu hiện nhức đầu. Thường kêu đau ở mặt, xương hàm và thái dương. Đôi khi trẻ cảm thấy nhức đầu và không còn vui chơi, năng động nữa.
Khi phát hiện trẻ em ngủ nghiến răng thì ba mẹ cần tìm ra nguyên nhân và giúp con khắc phục
TRẺ EM NGỦ NGHIẾN RĂNG CÓ HẾT KHI LỚN LÊN KHÔNG?
Không phải tất cả các trẻ đều mắc thói quen nghiến răng vào ban đêm. Những trẻ có thói quen này cũng nghiến răng mạnh yếu và tần suất ở các trẻ khác nhau cũng không giống nhau. Thông thường thì khi trẻ mọc đủ răng vĩnh viễn. Hoặc khi trẻ trưởng thành thì thói quen này cũng sẽ tự nhiên mất đi.
Thế nên chứng trẻ em ngủ nghiến răng mang nhiều tính chất riêng biệt. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ cần thường xuyên quan sát và quan tâm con mình nhiều hơn. Để biết được con mình có nghiến răng không. Nếu có thì xảy ra ở mức độ nào và cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp khắc phục sớm.
CHỨNG NGHIẾN RĂNG Ở TRẺ NHỎ ĐƯỢC KHẮC PHỤC RA SAO?
Trên nguyên tắc chung khi điều trị trẻ em ngủ nghiến răng là chúng ta cần tìm ra nguyên nhất trước. Sau đó điều trị nghiến răng theo nguyên nhân đó thì sẽ rất hiệu quả và không mất nhiều thời gian. Có thể áp dụng một số cách sau đây để giúp cho bé từ bỏ thói quen không tốt này:
Giúp trẻ thư giãn
Nếu như nguyên nhân của chứng trẻ em ngủ nghiến răng là do tâm lý căng thẳng. Thì chúng ta hãy chủ động tạo cho bé một môi trường sống thật vui vẻ và thoải mái. Khi các con mắc phải những vấn đề không thể tự bản thân thực hiện. Thì bạn nên giúp bé để bé không bị áp lực. Có một cách rất hay đó chính là nói chuyện cùng bé. Giúp cho bé nghe nhạc thư giãn trước lúc đi ngủ để tránh chứng nghiến răng vào ban đêm.
Thư giãn và giữ một tâm trạng tốt là cách hay để hạn chế tình trạng trẻ em ngủ nghiến răng
Chườm ấm
Chườm ấm có tác dụng rất tốt trong những trường hợp trẻ em ngủ nghiến răng. Do trẻ trong giai đoạn mọc răng. Khiến cho nướu bị đau và ngứa. Chỉ cần chườm một túi ấm lên má thì sẽ làm cho nướu dễ chịu hơn. Sử dụng núm vú giả cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện tình trạng này.
Khi trẻ em ngủ nghiến răng nhiều và trong một số trường hợp. Khi đưa trẻ đến bác sĩ thì có thể có chỉ định sử dụng máng mặt nhai. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nghiến răng đều thích hợp để áp dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó để giảm thiểu những tác hại mà chứng nghiến răng gây ra. Thì bạn cũng nên bổ sung dinh dưỡng. Cho con ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để răng và xương được phát triển bền vững. Đừng quên cho con uống sữa để bổ sung thêm canxi. Cùng con có những hoạt động nhẹ ở ngoài trời vào buổi sáng sớm để giúp da tổng hợp được vitamin D. Thúc đẩy quá trình hấp thụ và răng và xương được tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng cho bé là một vấn đề cơ bản và quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Một sức khỏe răng miệng tốt là điều kiện để cho việc ăn nhai bình thường. Tạo nên một cơ thể phát triển toàn diện về thể chất sau này.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết