Răng cấm bị bể có mối nguy hại như thế nào cho sức khỏe?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
fnj min

RĂNG CẤM BỊ BỂ CÓ MỐI NGUY HẠI NHƯ THẾ NÀO CHO SỨC KHỎE?

Răng cấm bị bể là một dạng răng bị tổn thương nặng. Thường là do lực bên ngoài tác động vào quá mạnh. Răng cấm có một vị trí và chức năng rất đặc biệt.

RĂNG CẤM BỊ BỂ LÀ TÌNH TRẠNG NHƯ THẾ NÀO?

Răng cấm là gì?

Răng cấm là răng nằm ở vị trí số 6 và 7 trong khung xương hàm. Răng cấm thuộc vào nhóm răng hàm lớn hay răng cối. Nếu như không có sự xuất hiện của răng số 8 hay răng khôn. Thì răng cấm số 7 sẽ là chiếc răng mọc ở thời điểm cuối cùng và nằm ở vị trí trong cùng trong xương hàm.

Răng số 6 và 7 có tên gọi là răng cấm trong nha khoa vì chúng giữ chức năng nhai và làm nhỏ thức ăn. Răng cấm tức là không được xâm lấn, không được gây hại và tuyệt đối không được nhổ đi khi còn có thể phục hình lại được. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của răng cấm cũng như nhóm răng hàm lớn đối với sức khỏe.

❃❃❃ Xem thêm: Nhổ răng khôn là gì? Cần lưu ý những vấn đề nào?

răng cấm bị bể  Răng số 6 và số 7 còn được gọi với tên gọi khác là răng cấm

Chức năng của răng cấm là gì?

Răng cấm có hình dạng lớn, cứng chắc, nhiều chân răng. Có khả năng đứng vững và chịu được lực nhai lớn nhất trong tất cả các nhóm răng. Cộng thêm diện tích mặt nhai lớn và có nhiều múi rãnh. Răng cấm có thể nhai nát hiệu quả rất nhiều loại thức ăn khác nhau.

Răng cấm khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để xương hàm được phát triển tốt. Mất đi răng cấm thì xương hàm bị tiêu biến dần dần dẫn đến cấu trúc của xương này bị biến đổi nhiều. Các răng khác không có răng cấm làm điểm tựa thì sẽ dễ dàng lung lay và mọc xô lệch chệch hướng. Vừa làm cho răng bị xấu đi, vừa làm cho khớp cắn bị biến đổi ít nhiều.

răng cấm bị bể

Răng cấm giúp ăn nhai thức ăn và làm điểm tựa cho những răng khác

Vì sao răng cấm bị bể?

  • Do tai nạn

Sự va đập mạnh từ bên ngoài không chỉ làm cho răng cấm bị bể mà còn làm cho xương hàm có thể bị rạn nứt. Ăn nhai cắn mạnh những món quá cứng cũng làm cho răng cấm có nguy cơ bị vỡ, bể. Thói quen nghiến răng trong lúc ngủ có thể không gây hại cho răng trong tức thời. Nhưng thời gian về dài thì lớp men răng bị mòn đi. Đây là điều kiện để răng cấm bị bể dù chỉ bị va đập nhẹ.

Răng cấm mặc dù có nhiều chân răng cứng chắc và khỏe mạnh. Nhưng chúng ta hoàn toàn không nên chủ quan. Vẫn phải bảo vệ răng cấm một cách đúng khoa học và hạn chế những nguy cơ có thể gây ra va đập cơ học.

  • Do sâu răng phá hủy cấu trúc của thân răng. Răng cấm chỉ thực sự chắc khỏe khi toàn bộ thân răng được bao phủ bởi một lớp men răng và không có các lỗ nhỏ li ti của sâu răng. Lỗ sâu răng phá hỏng lớp men răng ăn sâu vào ngà răng đến buồng tủy. Thì rất dễ làm cho răng cấm bị bể.
  • Tủy bị chết hay những răng bị lấy tủy cũng có nguy cơ bị vỡ cao hơn răng khỏe mạnh bình thường. Tủy răng là bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi sống cho răng. Giúp răng có thể cảm nhận được nhiệt độ, mùi vị cũng như các tác động cơ học bên ngoài. Sau khi tủy chết khoảng 1 đến 2 năm thì răng không còn được nuôi sống. Bắt đầu có màu đen, giòn, mất đi tính đàn hồi và vô cùng dễ bị vỡ.

❃❃❃ Xem thêm: Viêm tủy răng có mủ là bệnh gì? Cách chữa trị viêm tủy răng có mủ hiệu quả

răng cấm bị bể

Răng cấm mặc dù rất cứng chắc nhưng vẫn bị bể nếu như không biết cách chăm sóc tốt

RĂNG CẤM BỊ BỂ LÀM SAO ĐỂ PHỤC HÌNH?

Trám răng

Răng có thể trám được là những răng cấm bị bể nhẹ hay bị sâu răng nhẹ. Thời gian trám một răng thường mất khoảng 15 phút. Chỉ cần làm sạch phần răng bị vỡ, sâu là đã có thể trám răng được. Trám răng chỉ đơn giản là thêm vật liệu vào răng để làm bít lại phần răng bị thiếu. Nên không làm tổn hại cho răng và phần mô mềm.

Ưu điểm của trám răng mà nhiều người thích nhất đó là phương pháp này không làm cho bệnh nhân bị đau. Biết cách ăn uống và chăm sóc răng trám thì tuổi thọ của miếng trám sẽ được kéo dài. Không cần đến nha khoa để tái khám và chỉnh sửa nhiều lần.

Hãy thường xuyên quan sát răng cấm và các nhóm răng khác trong khoang miệng. Để có thể kịp thời trám răng khi lỗ sâu răng vẫn còn nhỏ và chưa ăn sâu tới tủy.

❃❃❃ Tham khảo: Trám răng là gì? Nên trám răng trong những trường hợp nào?
răng cấm bị bể

Trám răng là một cách an toàn và không gây ra đau nhức cho bệnh nhân có răng cấm bị bể nhẹ

Bọc răng sứ

Trường hợp răng cấm bị bể. Vật liệu trám răng không thể bám chắc vào phần răng tổn thương thì nên dùng mão sứ mới để chụp vào. Mão sứ có công dụng như một chiếc áo khoác mới cho răng. Giúp răng khôi phục lại tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai như bình thường.

Bọc răng sứ còn là một phương pháp tối ưu để bạn có thể bảo vệ ngà răng và tủy khỏi những tác động xấu từ bên ngoài. Nên chọn những dòng răng toàn sứ để mang đến chất lượng tốt nhất. Răng toàn sứ có độ bền chắc và đàn hồi giống như răng thật.

răng sứ

Bọc răng sứ phục hình cho răng cấm bị bể và mang lại vẻ đẹp cho bạn

Nhổ răng và trồng răng implant

Trường hợp răng cấm bị vỡ hư hại quá nhiều. Buồng tủy bị lộ và tủy bị hư hại không có khả năng chữa trị thì cần phải nhổ răng cấm. Nhổ răng trong lúc này sẽ làm bạn bớt đau. Tránh được những nguy cơ nhiễm trùng răng miệng và viêm lợi.

Sau khi răng nhổ để có thể ăn nhai bình thường thì bạn nên trồng răng giả. Phương pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay đó chính là trồng răng implant. Trụ implant làm bằng titanium an toàn và lành tính khi ở trong ổ xương hàm. Mão răng sứ cũng được thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng dựa trên những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Việc trồng răng giả là rất quan trọng trên nhiều phương diện. Bạn không nên chần chừ mà hãy trao đổi với bác sĩ và thực hiện ở một thời điểm tốt nhất có thể.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất