NƯỚC BỌT HÔI DO BỆNH VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT CÓ BIỂU HIỆN NÀO?
VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT (NƯỚC BỌT HÔI) LÀ GÌ?
Triệu chứng nước bọt hôi
Người bệnh viêm tuyến nước bọt có những triệu chứng điển hình như miệng bị khô, xuất hiện mủ và cảm thấy khó khăn, đau nhức khi há to miệng, nước bọt hôi. Tuyến mang tai bị sưng có thể nhầm lẫn với bệnh quai bị ở giai đoạn đầu. Cảm thấy có mùi hôi bất thường trong khoang miệng mặc dù đã làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bị sưng ở phần cổ hoặc mặt. Nhiều người còn xuất hiện tình trạng sốt và đau nhức toàn thân.
Cách chữa nước bọt hôi tại nhà
Có thể áp dụng một số biện pháp để thực hiện tại nhà làm giảm nhanh các triệu chứng nước bọt hôi. Nhưng để điều trị tận gốc thì bạn cần phải đến bệnh viện để nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa uy tín.
Hãy uống từ 2 đến 2.5 lít nước lọc hàng ngày để cho miệng giữ được độ ẩm và kích thích hoạt động của tuyến nước bọt tốt hơn. Tuyến nước bọt hoạt động nhiều sẽ được sạch sẽ. Có thể xoa bóp nhẹ những vùng bị đau nhức để cho máu huyết được lưu thông tốt hơn.
Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để làm cho răng được chắc khỏe. Bảo vệ cho nướu khỏi bị viêm. Làm giảm những cơn đau của tuyến nước bọt. Chườm ấm cũng có tác dụng tốt trong việc giảm sưng đau nhờ vào sự tăng lưu thông máu ở vị trí đau.
❃❃❃ Xem thêm: Viêm lợi trùm là gì? Cách điều trị viêm lợi trùm như thế nào?
Viêm tuyến nước bọt có thể làm cho nước bọt hôi dù đã làm vệ sinh răng miệng tốt
Phòng ngừa nước bọt hôi
Để bảo vệ răng miệng khỏi những bệnh lý thông thường hay nguy hiểm thì vệ sinh răng miệng là một điều cần thiết. Răng miệng sạch sẽ, không có thức ăn thừa, không tồn tại vi khuẩn gây hại là một cách tốt nhất để phòng ngừa viêm tuyến nước bọt. Nước súc miệng và chỉ nha khoa là hai thứ cần thiết để sử dụng sau khi đánh răng để cho răng sạch hơn, tránh nước bọt hôi.
Có chế độ sống lành mạnh, không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá để bảo vệ toàn diện cho răng miệng. Có chế độ ăn uống bô sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C.
Vitamin C có nhiều trong các loại cam chanh và rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh và tránh nước bọt hôi
NGUYÊN NHÂN LÀM CHO NƯỚC BỌT HÔI LÀ GÌ?
Nước bọt hôi do rất nhiều những lý do khác nhau tạo nên. Đó có thể đơn giản là do bạn vệ sinh răng miệng chưa tốt, nhiễm mùi từ thức ăn. Hoặc do viêm tuyến nước bọt hay đó cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm trong cơ thể. Chính bạn là người hiểu rõ cách sống, cách sinh hoạt của bản thân mình nhất. Nên ngay sau khi phát hiện nước bọt hôi bạn hãy tự nhìn lại bản thân để tìm ra nguyên nhân.
Sau đây là một số lý do phổ biến mà nhiều người mắc phải khiến cho nước bọt hôi:
Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Chúng ta không thể có một hơi thở thơm mát khi chưa súc miệng, đánh răng vào mỗi buổi sáng. Trong khoảng thời gian dài vào ban đêm. Vi khuẩn dễ dàng sinh sôi phát triển tạo ra mùi hôi miệng. Thế nên đánh răng vào buổi sáng là một điều quan trọng để loại bỏ vi khuẩn gây mùi và kích thích lại vị giác của lưỡi. Khiến cho chúng ta ăn sáng được ngon miệng hơn.
Nước bọt hôi khi các mảnh thức ăn thừa không được làm sạch còn đọng lại trong kẽ răng. Vi khuẩn phân hủy các thức ăn này làm cho thức ăn hòa vào nước bọt được tiết ra. Khi bạn nói chuyện thì mùi hôi phát ra gây khó chịu cho người đối diện. Vì vậy cần phải dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong để làm sạch kẽ răng.
Để đảm bảo khoang miệng giữ được mùi hương thơm tho thì bạn cũng có thể sử dụng thêm nước súc miệng. Với những thành phần kháng khuẩn và tạo mùi thơm. Nước súc miệng đi vào từng ngóc ngách nhỏ nhất trong khoang miệng để làm sạch và khử mùi hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng tốt để bảo vệ tuyến nước bọt được khỏe mạnh
Thức ăn có mùi
Nước bọt hôi từ những thứ bạn ăn vào. Khi uống trà xanh, ăn rau thơm hay gừng tươi thì hơi thở cũng thơm mát. Ngược lại những món như mắm làm cho miệng có mùi rất đặc trưng. Khi nói chuyện thì người khác sẽ dễ dàng nhận biết được những thứ bạn vừa ăn.
Tuy nhiên tình trạng này là không cần lo ngại. Bởi vì không gây hại cho sức khỏe của cơ thể. Sau khi ăn những thức ăn có nhiều hành tỏi xong bạn cần chải răng thật sạch. Vậy miệng sẽ thơm tho trở lại mà không gây ra vấn đề gì.
Nhiều loại thực phẩm khi ăn vào sẽ làm cho nước bọt hôi rất nặng
Răng giả, răng hàm tháo lắp
Răng giả và răng hàm tháo lắp có thể giúp cho chúng ta ăn nhai tốt hơn. Nhưng nếu không biết cách sử dụng tốt thì thức ăn thừa dễ bám vào gây nên nước bọt hôi. Cần vệ sinh kỹ răng hàm tháo lắp bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Khi phát hiện răng tháo lắp có kích thước không phù hợp với mình thì cần điều chỉnh lại. Để tránh làm hư tổn các tế bào niêm mạc và nướu răng.
Răng hàm tháo lắp nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì cũng làm cho miệng có mùi hôi
Sự lão hóa
Tuổi tác già đi, sự lão hóa không bỏ qua bất kỳ ai. Điều này cũng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Sức đề kháng trở nên kém hơn, hệ miễn dịch của cơ thể không còn quá mạnh để có thể chống chọi lại tất cả những tác nhân gây hại bên ngoài.
Sự lão hóa làm cho tuyến nước bọt hoạt động trở nên kém hiệu quả. Khiến cho quá trình sản sinh và tiết nước bọt ít dần. Miệng bị khô và các vi khuẩn có cơ hội phát triển gây ra nước bọt hôi cho khoang miệng. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với những người uống ít nước hay thường xuyên sử dụng nhiều các sản phẩm tây dược.
Hệ miễn dịch suy giảm đồng nghĩa với việc các vi khuẩn dễ dàng tấn công răng miệng
Bệnh răng miệng
Tất cả những bệnh lý răng miệng đều có nguy cơ làm cho nước bọt và hơi thở của người bệnh bị ám mùi hôi tùy mức độ. Điển hình là sâu răng có lỗ sâu to màu đen, viêm lợi dạng nặng, cao răng quá dày, viêm tủy hay áp xe chân răng. Đều là những thủ phạm gây mùi cho khoang miệng.
Viêm lợi có xuất huyết và chảy mủ thì tình trạng lại càng tệ hơn. Nước bọt sẽ có mùi tanh do máu và mủ tiết ra. Vị giác cũng bị ảnh hưởng bởi những chất này. Bạn sẽ cảm thấy một vị đắng nhẹ ở lưỡi. Mất mùi vị ngon miệng khi ăn uống hàng ngày.
Viêm lợi trùm khi mọc răng khôn tạo ra một túi lợi cho thức ăn bám vào. Rất khó để có thể làm sạch hết thức ăn thừa trong túi lợi trùm này. Thế nên vi khuẩn phân hủy protein trong thức ăn và tạo ra mùi cho nước bọt. Viêm lợi trùm thường xuất hiện trong khoảng từ 18 đến 28 tuổi. Trong thời kỳ mà răng số 8 bắt đầu mọc sau những răng vĩnh viễn khác.
Vi khuẩn phân giải protein có trong thức ăn thừa gây ra mùi hôi cho nước bọt
Bệnh về đường tiêu hóa
Hệ tiêu hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của răng miệng. Đây là một điều hiển nhiên nhưng lại có rất ít người biết và quan tâm tới. Những người mắc bệnh về đường ruột hay trào ngược axit dạ dày sẽ có mùi hôi miệng kèm theo. Nguyên nhân là vì thức ăn, axit và dịch vị trong bao tử thoát ra ngoài bằng đường miệng làm nước bọt có mùi theo.
Điều này tương tự như đối với phụ nữ bị ốm nghén. Khi các bà mẹ liên tục bị nôn ói cũng chính là lúc miệng bị nhiễm mùi hôi từ bao tử. Trong những trường hợp này giải pháp tốt nhất vẫn là trị dứt điểm các bệnh về đường tiêu hóa kèm theo giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Ốm nghén và các bệnh về đường tiêu hóa góp phần rất nhiều làm cho bạn bị hôi miệng
Bệnh về đường hô hấp
Cũng giống như hệ tiêu hóa thì hệ hô hấp có những tác động trực tiếp đến hơi thở, răng miệng và nước bọt của người bệnh. Những người mắc viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng hạt, ung thư phổi, nhiễm trùng phổi mãn tính. Thì cũng khiến cho hơi thở và nước bọt có mùi khó chịu. Cho dù bạn làm vệ sinh răng miệng tốt thì cũng khó có thể tránh khỏi những mùi hôi này.
Viêm xoang, viêm mũi đều làm cho miệng bị hôi
Bệnh về gan và thận
Gan và thận là hai cơ quan nội tạng quan trọng có chức năng giải độc cho cơ thể. Những chất cặn bã, chất hóa học độc hại cần được gan và thận làm việc để thải ra ngoài theo nhiều đường khác nhau. Nếu như chức năng gan thận suy yếu thì những chất cặn bã không được thải ra ngoài. Gây độc cho nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Những chất cặn bã này làm cho miệng bị hôi, nước bọt có mùi khó chịu. Cần phải có những giải pháp khôi phục hoạt động của chức năng gan. Để cho miệng hết hôi thì các cơ quan nội tạng trong cơ thể được khỏe mạnh.
Sự suy giảm chức năng gan và thận làm cho các chất độc không được thải hoàn toàn ra ngoài
NƯỚC BỌT HÔI LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT?
Có nhiều cách để nhận biết mùi nước bọt hôi của bản thân. Tự bạn cũng có thể phát hiện ra nước bọt hôi bằng một số giải pháp đơn giản. Hoặc nhờ những người thân thuộc kiểm tra và nhận xét giúp cho bạn. Sau đây là một số cách giúp cho bạn nhận biết được mùi hương trong hơi thở và nước bọt của mình:
- Bạn có thể chọn những người thân hoặc những người bạn thân thiết nhất của mình. Hỏi ý kiến của họ về mùi hơi thở của mình. Hỏi ý kiến của người khác là một cách tốt nhất để phát hiện ra nước bọt hôi. Hoặc bạn cũng có thể âm thầm quan sát các phản ứng của người khác khi nói chuyện với mình ở khoảng cách gần.
- Sử dụng một miếng gạc sạch nhổ vào đó một ít nước bọt. Đợi một lúc nếu như miếng gạc xuất hiện màu hoặc có mùi hôi thì chứng tỏ nước bọt của bạn đang có vấn đề. Hoặc bạn có thể liếm vào mu bàn tay của mình. Đợi một chút cho nước bọt khô lại rồi tự ngửi vị trí này xem có mùi hay không.
- Sau khi dùng xong chỉ nha khoa bạn đừng vội bỏ đi mà hãy ngửi đoạn chỉ đã sử dụng. Nếu đoạn chỉ này có mùi thì chứng tỏ kẽ răng của bạn không được sạch.
- Nếu bạn không thể tự kiểm tra bằng những cách trên thì hãy đến phòng nha để cho bác sĩ kiểm tra răng miệng của mình. Đồng thời hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện ra những bệnh lý và chữa trị sớm.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết