Nhổ răng cửa được chỉ định trong trường hợp nào?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
nhổ răng cửa

NHỔ RĂNG CỬA ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Nhổ răng cửa thường được thực hiện khi răng cửa bị gặp các vấn đề bệnh lý. Như răng lung lay, răng sâu nặng, răng bị áp xe.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN NHỔ RĂNG CỬA?

Răng cửa là răng sữa

Đối với trẻ em thì quá trình thay răng trưởng thành là một điều tất yếu phải diễn ra. Để cho răng trưởng thành cần phát triển bình thường thì chúng ta cần phải nhổ đi răng sữa. Việc nhổ răng sữa cần thực hiện đúng thời điểm và đúng phương pháp. Việc nhổ răng sữa quá sớm hay quá muộn đều gây ảnh hưởng không tốt đến răng miệng của trẻ.

Nhổ răng cửa là răng sữa được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Các nhóm răng khác nhau thì sẽ có thời gian nhổ răng khác nhau. Theo đó thì độ tuổi thay răng cửa ở giữa vào khoảng bé từ 6 đến 7 tuổi. Còn đối với 2 răng cửa bên cạnh có thể thay từ 7 đến 8 tuổi.

Bạn không nên tự nhổ răng cho con vì bé có thể sẽ bị nhiễm trùng. Nên đưa con đến phòng nha để cho bác sĩ thăm khám và nhổ răng theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh. Sau khi nhổ răng thì mầm răng trưởng thành sẽ có điều kiện tốt để phát triển bình thường, mọc được đúng hướng.

Cần phân biệt rõ răng sữa lung lay là do mầm răng trưởng thành tác động. Hay do những tác nhân khác làm cho răng lung lay. Bé có thể bị va đập làm cho răng không còn đứng vững trong xương hàm. Hay những bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, áp xe chân răng cũng làm cho răng sữa của bé có hiện tượng rụng.

❃❃❃ Xem thêm: Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không?

nhổ răng cửa   Răng sữa cần được nhổ đúng thời điểm và đúng quy trình

Răng cửa là răng trưởng thành

Đối với răng cửa là răng trưởng thành thì việc nhổ đi chiếc răng này cần được cân nhắc kỹ. Chỉ nên nhổ răng trong những trường hợp không thể cứu vãn được nữa. Nếu còn có thể giữ lại răng bằng các phương pháp khác thì đây là điều cần phải làm. Răng vĩnh viễn nói chung và răng cửa vĩnh viễn nói riêng một khi đã nhổ đi thì cơ thể không còn mầm răng trưởng thành khác để thay thế. Chúng ta phải trồng răng giả để phục hình lại cho răng đã mất này.

Răng cửa có thể chỉ định nhổ trong những trường hợp sau:

  • Răng bị sâu răng nặng ăn hết thân răng. Làm cho răng không còn khả năng cắn nhỏ thức ăn cũng như gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho nụ cười.
  • Răng bị sâu ăn đến tủy gây viêm tủy. Răng thường xuyên bị đau nhức, ê buốt.
  • Răng bị viêm nha chu nặng, các dây chằng không còn khỏe mạnh khiến cho răng lung lay nhiều. Chân răng không còn khả năng đứng vững trong xương ổ răng.
  • Răng cửa bị áp xe chân răng, răng lung lay đau nhức nhiều. Khối áp xe có nguy cơ làm cho các bộ phận khác trên cơ thể bị nhiễm trùng. Gây hại đến tính mạng của cơ thể.
  • Răng cửa bị va đập mạnh làm tổn thương răng nhiều. Có thể nhổ răng và lấy hết phần răng bị vỡ mẻ. Kết hợp với uống thuốc để làm cho vết thương nhanh lành.

Tuy nhiên việc nhổ răng cửa còn phải dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư máu đều không có chỉ định nhổ răng. Vì sẽ rất nguy hiểm khi có vết thương hở xuất hiện.

❃❃❃ Xem thêm: Nhổ răng cửa được chỉ định trong trường hợp nào?
nhổ răng cửa

Răng cửa bị áp xe chân răng, sâu răng hay viêm nha chu nặng có thể được chỉ định nhổ

NHỔ RĂNG CỬA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nhổ răng cửa nếu được thực hiện đúng quy trình, vệ sinh an toàn thì sẽ không có nguy hiểm gì. Nhờ vào sự tiên tiến của công nghệ kỹ thuật và sự hỗ trợ của thuốc gây tê nên nhổ răng cửa không làm cho chúng ta quá đau. Răng cửa chỉ có một chân răng duy nhất nên nhổ chiếc răng này sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với nhổ răng hàm.

Chỉ cần uống thuốc đầy đủ và tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ thì vết thương sẽ nhanh lành và không làm cho bạn bị đau nhiều. Sau khi nhổ răng cần tránh ăn những thức ăn quá nóng, quá cay hay quá lạnh để tránh làm kích ứng đến vết thương gây đau và lâu lành.

nhổ răng cửa

Nhờ vào kỹ thuật nha khoa hiện đại mà việc nhổ răng không còn gây ra quá nhiều đau đớn

NHỮNG LƯU Ý KHI NHỔ RĂNG CỬA

Trước khi nhổ răng

Để quá trình nhổ răng được diễn ra một cách tốt đẹp thì tâm lý của bản thân người nhổ răng là một điều quan trọng. Bạn cần giữ một tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể trước khi nhổ răng. Không nên quá lo âu vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và nhịp tim.

Thời điểm tốt nhất để nhổ răng là vào buổi sáng. Vì thời điểm này cơ thể có nhiều năng lượng, khả năng đông máu tốt. Ngoài ra, trong khoảng thời gian trưa và chiều nếu có bất kỳ vấn đề gì phát sinh thì bác sĩ cũng sẽ dễ dàng xử lý hơn.

Bạn cần ngủ sớm, giữ cho tinh thần thoải mái, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chú ý không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh làm cho răng lợi bị tổn thương. Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng khi có vết thương hở do nhổ răng.

nhổ răng cửa

Cần giữ gìn sức khỏe răng miệng thật tốt trước khi nhổ răng cửa

Trước khi nhổ răng thì việc rà soát sức khỏe tổng quát cũng là điều cần thiết. Hãy xét nghiệm máu để biết chắc rằng cơ thể của mình vẫn khỏe mạnh và khả năng đông máu vẫn hoạt động bình thường. Đồng thời kiểm tra nhịp tim và huyết áp cũng là điều cần phải làm.

Sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng cửa thì việc cầm máu là điều đầu tiên cần phải làm. Cần cắn chặt miếng bông gòn trong vòng 30 phút để máu được cầm lại. Nếu vẫn còn cảm thấy đau nhiều thì bạn có thể dùng phương pháp chườm lạnh để làm giảm đau tạm thời.

Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ cho bạn thuốc uống cũng như những lời khuyên về cách ăn uống và vệ sinh răng miệng. Bạn cần uống thuốc đầy đủ và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách tốt nhất.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất