Nhiễm trùng răng là bệnh gì? Có các dạng nhiễm trùng nào?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
nhiễm trùng răng

NHIỄM TRÙNG RĂNG LÀ BỆNH GÌ? CÓ CÁC DẠNG NHIỄM TRÙNG RĂNG NÀO?

Nhiễm trùng răng thường hay gặp phải ở những người có sức đề kháng yếu. Vệ sinh răng miệng kém và bị sâu răng nặng.

NHIỄM TRÙNG RĂNG LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ?

Nhiễm trùng răng miệng là một bệnh khiến rất nhiều người phải lo sợ. Răng bị nhiễm trùng thường là kết quả của một chuỗi các quá trình liên tiếp nhau. Bắt nguồn từ vệ sinh răng miệng kém, đến tạo thành vôi răng, sâu răng nặng, vỡ răng và nhiễm trùng tủy. Buồng tủy bị nhiễm trùng lan rộng xuống ống tủy. Tạo thành khối áp xe chân răng và nhiều bệnh lý về sau nữa.

Nhiễm trùng răng thường không cố định tại một vị trí mà có thể lan sang những bộ phận khác trên cơ thể. Vi khuẩn di chuyển trong các mạch máu gây ra nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn lan đến não gây ra viêm não màng não. Vậy nên không thể xem thường tình trạng viêm khuẩn ở răng vì nó có thể làm tổn hại nặng đến máu và não.

Nhiễm trùng răng nhẹ sẽ có cảm giác đau nhức, phần nướu bị sưng, thỉnh thoảng răng nhạy cảm với nhiệt độ thay đổi. Về sau các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên hơn. Đi kèm với hơi thở có mùi hôi nặng, sốt cao, khó khăn khi mở miệng, ăn uống không còn ngon miệng và vùng đau bị lan rộng ra xương hàm, gò má và mặt.

Nhiễm trùng răng cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Khi bạn có răng sâu bị vỡ thân răng hay va đập mạnh làm vỡ răng thì hãy đến ngay các phòng khám uy tín. Có biện pháp cầm máu và xử lý kịp thời để bảo vệ tủy khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

❃❃❃ Xem thêm: Viêm tủy răng có mủ là bệnh gì? Cách chữa trị viêm tủy răng có mủ hiệu quả

nhiễm trùng răng  Nhiễm trùng ra có thể kéo theo nhiều biến chứng ở hệ tuần hoàn và não bộ

NHIỄM TRÙNG RĂNG Ở PHẦN TỦY RĂNG

Nhiễm trùng tủy răng

Tủy răng được xem là trái tim của răng, nằm ở phần trung tâm của răng và được bảo vệ bởi hai lớp men răng và ngà răng nằm phía bên ngoài. Tủy nằm ở thân răng thì được gọi là buồng tủy. Tủy nằm ở chân răng thì được gọi là ống tủy. Ống tủy là những sợi nhỏ dài và mảnh. Thành phần chính của tủy là các mạch máu nhỏ và các dây thần kinh. Tủy cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi sống cho răng được khỏe mạnh.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tủy răng không còn được bảo vệ bị lộ ra và vi khuẩn có điều kiện xâm nhập. Sự thiếu chú tâm trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày. Thay đổi áp suất đột ngột và liên tục, nhiễm độc từ các hóa chất bên ngoài đều khiến cho nhiễm trùng răng .

nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng răng có thể chỉ bắt nguồn từ một lỗ sâu răng nhỏ trên bề mặt răng

Quy trình lấy tủy răng bị hoại tử

  • Bước 1: Thăm khám ban đầu

Bước này bác sĩ sẽ kiểm tra xem nguyên nhân và mức độ của hiện tượng nhiễm trùng răng. Chụp phim X quang là cách chính xác nhất để biết được tình trạng thực tế của răng miệng. Sau đó, đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.

  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi lấy tủy, nhổ răng hay thực hiện bất kỳ những phẫu thuật nào trong khoang miệng thì đều cần phải làm vệ sinh khoang miệng trước. Tiếp tục tiến hành gây tê cục bộ ở vị trí răng cần lấy tủy.

  • Bước 3: Lấy tủy răng

Trước khi lấy tủy thì đế cao su được đặt vào nhằm bảo vệ cho các bộ phận khác không tiếp xúc với những hóa chất được sử dụng trong quá trình thực hiện. Buồng tủy được mở ra nhờ vào mũi khoan nha khoa chuyên dụng. Phần tủy sẽ được hút sạch ra bên ngoài. Sau đó vệ sinh phần ống tủy cho sạch sẽ.

  • Bước 4: Trám bít ống tủy

Trám bít ống tủy cần được thực hiện khéo léo và cẩn thận. Vì nếu ống tủy được trám nhưng không khít, không đều thì sau khi lấy tủy răng sẽ bị đau. Cuối cùng là thân răng sẽ được hàm trám bằng vật liệu composite hoặc nếu thân răng bị vỡ nặng quá thì sẽ dùng cách bọc sứ thay thế.

  • Bước 5: Chụp X quang kiểm tra lần cuối

Chụp X quang khi đã hoàn thành xong nhằm kiểm tra lại tủy răng có được lấy sạch hoàn toàn chưa.

nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng răng cần được điều trị đúng cách và hợp khoa học

NHIỄM TRÙNG RĂNG Ở PHẦN CHÂN RĂNG

Nhiễm trùng răng ở phần chân răng thường là kết quả của việc nhiễm trùng buồng tủy không được chữa trị. Buồng tủy bị viêm nhiễm lan rộng xuống ống tủy. Phần tủy này bị vi khuẩn xâm nhập phân hủy biến thành dạng chất lỏng chảy xuống phía cuối chân răng. Tiếp theo là chân răng bị nhiễm trùng. Hay còn được gọi là áp xe chân răng. Tức là một khối mủ được hình thành phía cuối chân răng. Khối mủ này có nguy cơ làm cho răng bị lung lay và có thể rụng mất đi răng vĩnh viễn.

Triệu chứng viêm tủy chân răng cũng khá tương tự như viêm tủy ở phần thân răng. Nhưng người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng ra các bộ phận khác và nguy cơ bị rụng răng cao hơn. Khi khối mủ bị vỡ đi thì bạn sẽ cảm thấy bớt đau đáng kể. Nhưng những biến chứng do răng bị nhiễm trùng vẫn còn có thể làm hại đến bạn.  

Để chữa trị nhiễm trùng răng bác sĩ sẽ hút khối mủ này ra ngoài, làm vệ sinh toàn bộ những phần bị viêm nhiễm. Trường hợp nặng hơn có thể nhổ luôn răng thật và thực hiện những biện pháp trồng răng giả. Để phục hình cho răng và cải thiện khả năng ăn nhai của bạn. 

❃❃❃ Xem thêm: Áp xe răng là gì? Triệu chứng và nguyaên nhân dẫn đến áp xe răng

nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng chân răng hay còn gọi là áp xe chân răng

NHIỄM TRÙNG RĂNG UỐNG THUỐC GÌ?

Thuốc kháng sinh là một nhóm thuốc đóng vai trò chủ lực trong việc điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng sinh có thể sử dụng trong trường hợp răng bị nhiễm trùng là:

Kháng sinh nhóm Penicillin

Penicillin có thể giết chết vi khuẩn và làm cho chúng chậm phát triển. Có tác dụng mạnh đối với những vi khuẩn đang hoạt động và phát triển. Được xem là một loại dược phẩm được sử dụng lâu đời. Loại kháng sinh này bất hoạt vi khuẩn thông qua sự tác động. Làm vỡ cấu trúc thành tế bào vi khuẩn, ngăn vi khuẩn đóng kín thành tế bào.

Kháng sinh nhóm Azithromycin

Nhóm thuốc này có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Thuốc này sau khi uống vào phân bố rộng rãi trong cơ thể. Thuốc không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra của nhóm thuốc này đó chính là nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt.

Ngoài ra thì kháng sinh nhóm Clindamycin và Metronidazole. Cũng được sử dụng nhiều trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn răng miệng.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất