LÀM MEN RĂNG NÊN THỰC HIỆN BẰNG CÁCH NÀO HIỆU QUẢ VÀ LÂU DÀI?
MEN RĂNG CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Làm men răng được nhiều người tìm hiểu khi răng bắt đầu có những biểu hiện ê buốt. Men răng là một lớp bao bọc xung quanh thân răng có độ dày mỏng khác nhau tùy vào vị trí khác nhau. Trong đó thì mặt nhai của răng có lớp men răng dày nhất từ 1 đến 3mm. Người trưởng thành có 4 nhóm răng. Đó chính là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn. Nhóm răng cửa có lớp men răng mỏng nhất. Nên nhóm răng này thường dễ bị tác động bởi các yếu tố xấu bên ngoài. Nhóm răng này thường được làm men răng nhiều hơn.
Men răng là một vật chất cứng nhất trong cơ thể của con người. Có chứa nhiều khoáng chất và không có chứa các dây thần kinh cảm giác nên men răng không có cảm giác đau. Tuy nhiên men răng có nhược điểm đó chính là dễ bị axit ăn mòn và bị nứt theo chiều dọc. Làm men răng rất cần thiết cho những răng bị hư tổn do axit bào mòn.
Chính sự dày mỏng của men răng khác nhau trên thân răng làm cho một số vị trí răng dễ bị tổn thương hơn các vị trí khác. Như ở vị trí cổ răng, tức là phần tiếp giáp giữa thân răng và nướu răng có lớp men răng rất mỏng. Nên khi chúng ta chải răng theo chiều ngang trong một thời gian dài thì cổ răng sẽ bị mòn dần. Gây ra sâu răng và ê buốt răng khó chịu. Cần đến phòng khám để kiểm tra và làm men răng.
Các khoáng chất trong men răng có thể bị ăn mòn dần dần bởi các axit bên ngoài. Khi ăn thức ăn chứa axit, bị trào ngược axit dạ dày. Hoặc phụ nữ thường xuyên bị ốm nghén khi mang thai thì đều có nguy cơ men răng bị mài mòn. Dẫn đến nhu cầu làm men răng để răng hết nhạy cảm.
❃❃❃ Xem thêm: Tái tạo men răng cần thực hiện trong những trường hợp cụ thể nào?
Men răng bị axit làm cho bào mòn cần làm men răng để phục hồi
KHI NÀO CẦN CÂN NHẮC LÀM MEN RĂNG?
Men răng là lớp vật chất bao bọc bên ngoài và tạo nên màu sắc cho thân răng. Nên bất kỳ sự hư tổn nào của men răng thì chúng ta đều có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Men răng có thể bị hư hại bởi nhiều tác nhân khác nhau. Bao gồm những tác nhân bên trong lẫn tác nhân bên ngoài.
Men răng nhiễm Fluoride
Fluoride là một thành phần không thể thể thiếu trong men răng. Nó làm men răng chắc khỏe hơn và ít bị mài mòn dưới tác động của axit. Vì thế mà các loại kem đánh răng, các loại nước súc miệng ngày nay thì nhà sản xuất đều thêm Fluoride vào. Nhằm mục đích làm men răng khỏe hơn và phòng ngừa sâu răng rất hiệu quả.
Tuy nhiên Fluoride có vai trò quan trọng như thế nhưng việc quá thiếu hay quá thừa Fluoride cũng gây ra những tác hại cho răng miệng cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Trường hợp chúng ta sống trong môi trường có nước và thực phẩm bị nhiễm chất này. Hay dùng nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa Fluoride đều làm cho răng có khả năng bị hư hại. Khiến chúng ta cần làm men răng lại.
Biểu hiện của men răng nhiễm Fluoride hay men răng bị dư Fluoride. Đó chính là xuất hiện những lốm đốm màu trắng đục trên thân răng. Gây ra sự mất thẩm mỹ khi chúng ta cười. Đồng thời cũng làm cho sức đề kháng của răng yếu đi nhiều.
Bổ sung quá nhiều Fluoride cũng làm men răng có màu mất thẩm mỹ
Men răng nhiễm Tetracycline
Tetracycline là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nếu phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú mà dùng thuốc này. Thì sẽ làm men răng của con bị nhiễm màu bẩm sinh. Trẻ em dưới 8 tuổi uống kháng sinh thì răng cũng sẽ bị đổi màu nhanh chóng và theo bé đến suốt cuộc đời. Vì thế đây là những đối tượng bị chống chỉ định dùng Tetracycline.
Tetracycline làm ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển của men răng. Khiến men răng có chuyển sang các màu như vàng hay nâu đen. Men răng có thể bị hư tổn ở một vị trí hay nhiều vị trí răng khác nhau.
Thuốc kháng sinh tác động vào răng làm men răng bị xỉn màu nhanh chóng
Men răng bào mòn do axit
Axit có khả năng làm hoàn tan đi lớp khoáng chất của men răng. Vì khoáng chất là thành phần chính của lớp men nên khoáng chất bị hòa tan càng nhiều thì lớp men sẽ càng mỏng. Người có men răng mỏng thì răng sẽ có biểu hiện màu vàng nhạt. Vì lúc này răng để lộ ra lớp ngà có màu vàng ra ngoài nhiều hơn.
Khi ăn thức ăn ngọt cần vệ sinh răng miệng tốt. Chữa trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược axit dạ dày. Đây là những điều cần thiết để bảo vệ men răng khỏi bị bào mòn bởi môi trường axit.
Thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng là một bệnh xảy ra trong quá trình hình thành men răng. Có thể là lớp men này được hình thành không hoàn toàn, mỏng hơn bình thường. Hoặc cấu trúc của men răng bị sai lệch do nguyên nhân nào đó.
Trẻ nhỏ bị bệnh này thì răng sữa có màu nâu đen. Đối với người lớn thì răng sẽ xuất hiện nhiều đốm vàng trên thân răng. Những đốm vàng này nằm rải rác khắp trên bề mặt thân răng và đôi khi còn làm lộ phần ngà răng ở phía bên dưới.
Thiểu sản men răng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em
CƠ THỂ CÓ KHẢ NĂNG TỰ TÁI TẠO MEN RĂNG KHÔNG?
Trong thời kỳ mà răng phát triển thì men răng cũng sẽ được hình thành cùng lúc. Những tế bào sản sinh ra men răng thì gọi là nguyên bào men các tế bào này có khả năng sản sinh ra men răng. Khi răng trưởng thành hoàn toàn, thân răng nhô hết ra ngoài thì các tế bào này sẽ chết đi. Nghĩa là một khi men răng của răng trưởng thành đã bị mài mòn, hư tổn thì cơ thể không có khả năng tái tạo lại được.
Mà chúng ta cần phải nhờ đến các kỹ thuật nha khoa như trám răng hay bọc răng sứ để phục hình lại thân răng. Cũng như làm men răng bị mất bằng những vật liệu nhân tạo. Có tính chất vật lý và hóa học tương đồng với răng thật của chúng ta.
Vì thế mà chúng ta cần biết được những đặc điểm của men răng. Để ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng sao cho hợp lý và đúng khoa học. Bảo vệ men răng khỏi những tác nhân gây hại bên trong cũng như bên ngoài.
TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN LÀM MEN RĂNG?
Có thể làm men răng trong những trường hợp mà men răng có những biểu hiện như hư tổn. Khi men răng mỏng dần thì răng sẽ có biểu hiện nhạy cảm. Răng dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài hơn bình thường. Các tác nhân thường gây kích thích đến răng đó chính là nhiệt độ và thành phần của thức ăn.
Những người uống hoặc ăn những loại thực phẩm quá nóng hay quá lạnh đều có hiện tượng răng bị ê buốt. Những thức ăn có chứa axit như chanh, hạnh, bưởi, các loại rau cải muối chua đều làm cho răng tê buốt. Đồng thời những thức ăn quá ngọt chứa nhiều đường cũng tác động vào răng gây cảm giác khó chịu.
Người có men răng bị sứt mẻ do sự va đập thì cũng nên trám răng để làm men răng và phục hình thân răng. Sau khi trám răng thì răng sẽ hết ê buốt và thân răng cũng lấy lại vẻ đẹp như ban đầu. Tuy nhiên thì trám răng chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp men răng bị sứt mẻ nhỏ. Thân răng chưa bị hư tổn nhiều.
Những thức ăn có hàm lượng axit có thể gây mòn men răng
LÀM MEN RĂNG THỰC HIỆN BẰNG CÁCH NÀO?
Trám men răng là gì?
Trám men răng là kỹ thuật làm men răng. Mà bác sĩ sẽ dùng một lớp vật chất nhân tạo để thêm vào phần răng đã bị mất. Vật liệu thường được sử dụng phổ biến nhất đó chính là composite. Vật liệu này phủ lên bề mặt của răng, che đi khuyết điểm của răng và thay thế cho lớp men răng cũ đã mất. Nhờ vậy mà có thể cải thiện được độ thẩm mỹ cho bề mặt của răng.
Đây là một phương pháp được nhiều người lựa chọn vì có nhiều ưu điểm. Như là thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây ra đau đớn, hiệu quả, an toàn mà còn rất tiết kiệm cho chúng ta. Sau khi trám răng thì tùy vào cách chúng ta ăn uống chăm sóc. Mà tuổi thọ của miếng trám cũng sẽ khác nhau.
Nhưng phương pháp làm men răng này bị hạn chế ở một điểm là những răng bị sứt mẻ lớn. Thì miếng trám sẽ không có khả năng dính chặt vào trong thân răng. Nên trám răng không mang lại hiệu quả thật sự lâu dài. Tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ thăm khám và có những chỉ định phục hình cho răng khác nhau.
Những trường hợp răng bị mẻ ít có thể trám răng để phục hình
Quy trình làm men răng được thực hiện như thế nào?
So với những dịch vụ khác như làm răng sứ, nhổ răng hay chữa tủy răng. Thì trám răng, làm men răng được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Không mất của bạn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Sau đây là một số bước cơ bản của quá trình trám răng cho những người có men răng bị hư tổn:
• Bước 1: Kiểm tra và tư vấn
Bác sĩ cần kiểm tra cụ thể tình trạng răng miệng của bạn. Xem men răng đang bị hư tổn vì nguyên nhân nào. Mức độ hư tổn ra sao. Đồng thời điểm tra nha chu, lưỡi và nhiều bộ phận khác trong khoang miệng có khỏe mạnh không. Sau khi lấy đủ thông tin thì bác sĩ sẽ tư vấn về cách điều trị cho bạn. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn nếu có.
• Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Để cho quá trình trám răng được diễn ra hoàn hảo. Vật liệu trám bám dính chắc trên thân răng thì cần phải làm vệ sinh răng miệng trước. Nếu có vôi răng thì bác sĩ sẽ tư vấn và cạo vôi răng trước khi trám răng.
• Bước 3: Trám răng
Bác sĩ đặt đế cao su để tách nướu răng và cách ly một số bộ phận không tác động đến. Sau đó phần men răng bị hư tổn sẽ được trám lại với vật liệu composite. Dùng đèn laser để cố định vật liệu này lại. Kiểm tra lại phần trám răng sao cho vừa khít và đảm bảo chất lượng thẩm mỹ tốt nhất.
• Bước 4: Dặn dò
Sau khi trám răng xong thì bác sĩ sẽ lưu ý với bạn một số điều về cách ăn uống và chăm sóc răng miệng sao cho hợp lý. Giữ cho miếng trám có tuổi thọ sử dụng lâu dài.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết