KHỚP CẮN SÂU LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC KHỚP CẮN SÂU
KHỚP CẮN SÂU LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?
Khớp cắn sâu được hiểu đơn giản là sự mất cân bằng giữa hàm răng trên và hàm răng dưới. Hàm răng trên nhô ra phía ngoài rất nhiều và hàm răng dưới lọt quá sâu vào phía trong. Nếu như răng hàm dưới chạm vào lợi trong của hàm trên khi bạn khép miệng lại. Thì đây được xem là khớp cắn bị lệch nặng.
Bạn có thể tưởng tượng ra đường đường thẳng nối giữa ba điểm trán, mũi và cằm. Đường thẳng này càng bị gãy khúc thì mức độ lệch khớp cắn càng lớn. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ người nào không kể độ tuổi và giới tính.
❃❃❃ Xem thêm: Cách khắc phục khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là sự chênh lệch giữa hàm trên và hàm dưới
KHỚP CẮN SÂU CÓ TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO?
Làm khuôn mặt mất cân đối
Khi hàm trên và hàm dưới bị lệch thì chắc chắn khuôn mặt của bạn sẽ không thể nào có một vẻ đẹp cân đối được. Sự nhô ra quá nhiều ở hàm trên hay sự thụt vào quá sâu ở hàm dưới đều khiến cho khuôn mặt mất tính thẩm mỹ. Chính vì mặt hạn chế này mà chúng ta cảm thấy tự ti, không dám cười nói vì sợ để lộ ra nhiều khuyết điểm. Đây là một nguyên nhân trực tiếp làm giảm chất lượng sống hàng ngày của bạn.
Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến vẻ đẹp hài hòa trên khuôn mặt
Khó khăn khi ăn nhai
Khớp cắn sâu thì chúng ta tất nhiên sẽ không thể nhai thức ăn được như bình thường. Thức ăn không được nhai kỹ sẽ là gánh nặng cho bao tử và hệ tiêu hóa. Người bị lệch khớp cắn cũng khó mà ăn được những thức ăn cứng và dai.
Viêm lợi
Viêm lợi trong của hàm trên là trường hợp thường gặp của người bị khớp cắn sâu. Vì răng hàm dưới thường xuyên va chạm cơ học vào lợi hàm trên gây nên sự trầy xước và tổn thương. Viêm lợi là khi lợi bị sưng đỏ, đau nhức khó chịu. Nếu bị răng hàm dưới va chạm quá nhiều thì sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết và nhiễm trùng. Lâu ngày dẫn đến sưng to nhiều hơn và xuất hiện mủ.
Răng nhạy cảm
Khớp cắn sâu làm cho tỉ lệ va chạm của răng dưới vào mặt trong của răng trên nhiều hơn mức bình thường. Sự cọ xát thường xuyên và liên tục dễ dàng bào mòn đi lớp men răng. Men răng không còn đủ dày để bảo vệ răng thì hiện tượng răng nhạy cảm sẽ xuất hiện. Men răng một khi đã bị bào mòn thì không có khả năng tự phục hồi mà cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
❃❃❃ Xem thêm: Lợi răng ở vị trí nào dễ bị tụt lợi và viêm nhiễm nhất?
Một trong những hậu quả của lệch khớp cắn là men răng bị bào mòn
KHỚP CẮN SÂU DO NGUYÊN NHÂN GÌ?
- Xương hàm trên phát triển quá mức và đưa ra bên ngoài quá nhiều so với răng hàm dưới.
- Xương hàm dưới phát triển quá ít, quá nhỏ và ngắn, thụt vào bên trong quá nhiều so với răng hàm trên.
- Răng hàm trên bị hô, không mọc theo phương thẳng đứng mà lại mọc lệch chìa ra bên ngoài. Khi khép miệng lại thì răng hàm trên hoàn toàn che lắp răng ở hàm dưới.
CÁCH KHẮC PHỤC KHỚP CẮN SÂU NHƯ THẾ NÀO?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra độ lệch của khớp cắn. Để biết được mức độ lệch và nguyên nhân gì khiến cho khớp cắn không được chuẩn xác. Bác sĩ chụp hình X quang xương hàm để biết được cấu trúc và hình dạng chính xác của phần xương mà bên ngoài không nhìn thấy.
Niềng răng chỉnh nha
Niềng răng chỉnh nha được sử dụng cho người khớp cắn sâu do răng hàm trên mọc theo hướng nhô ra quá nhiều. Niềng răng sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung làm cho răng dịch chuyển theo phương thẳng đứng và khớp lại với răng hàm dưới. Niềng răng an toàn và rất hiệu quả. Tuy nhiên thời gian chỉnh nha bằng phương pháp này khá là lâu và chi phí khá đắt đỏ.
Trong thời gian chỉnh nha vì có sự cản trở của hệ thống mắc cài và dây cung nên việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn. Bạn cần tham khảo về cách làm vệ sinh răng miệng khi niềng răng. Học cách dùng chỉ nha khoa đúng cách. Dùng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong mắc cài mà bàn chải không thể tiếp xúc vào được.
❃❃❃ Xem thêm: Niềng răng [A-Z]
Niềng răng chỉnh nha mang lại sự an toàn và hiệu quả lâu dài
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ phù hợp cho những trường hợp bị lệch khớp cắn nhẹ và răng bị ố vàng nặng. Răng sau khi bọc sứ sẽ lấy lại được vẻ đẹp thẩm mỹ. Chỉnh lại được khớp cắn bị lệch. Người bọc sứ sẽ có khả năng ăn nhai như răng bình thường. Để đảm bảo vẻ đẹp và chất lượng thì bạn nên chọn làm những dòng răng toàn sứ cao cấp.
❃❃❃ Xem thêm: Bọc răng sứ [A-Z]
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ thực hiện khi bạn có tỉ lệ xương hàm không đồng đều. Bác sĩ sẽ cắt bớt xương hàm để điều chỉnh tỉ lệ lại sao cho hợp với xương hàm răng dưới. Với thuốc tê và kỹ thuật hiện đại nên việc phẫu thuật cắt xương hàm cũng không làm cho bạn quá đau đớn và sợ hãi.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết
- (no title) 24/08/2020
- CÁC KIỂU NIỀNG RĂNG NÀO PHỔ BIẾN NHẤT TẠI THỜI ĐIỂM NÀY? 24/08/2020