GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO TRƯỚC KHI CẤY GHÉP IMPLANT
Ghép xương nhân tạo (artificial jawbone grafting) là một phương pháp cần thiết để cải thiện mật độ và độ dày của xương hàm trước khi tiến hành cấy ghép Implant. Vậy ghép xương nhân tạo là gì? Quá trình này có phức tạp không và được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Thanh Tâm tìm hiểu ngay nhé.
GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO LÀ GÌ?
Ghép xương nhân tạo chính là phẫu thuật ghép xương trước khi tiến hành cấy ghép Implant. Đây là kỹ thuật bắt buộc đối với một vài đối tượng khách hàng cụ thể. Vậy ghép xương là gì? Kỹ thuật nha khoa này mang đến công dụng nào? Đặc điểm của phẫu thuật ghép xương như sau:
- Ghép xương nhân tạo nhằm bổ sung, tái tạo phần xương hàm đã tiêu đi do thời gian mất răng quá lâu.
- Đồng thời giải pháp này còn giúp tăng thể tích xương hàm, đảm bảo đủ điều kiện để tích hợp và nâng đỡ trụ Implant về sau.
- Ghép xương chính là tiền đề để cấy răng giả vào xương hàm nhằm thay thế răng gốc đã mất.
- Thông thường, kỹ thuật ghép xương sẽ được thực hiện trước khi đặt trụ Implant từ 9 – 12 tháng. Đây là điều kiện cần để vùng xương mới cấy ghép ổn định, đủ độ chắc để tích hợp và giữ Implant.
Không phải bất kỳ trường hợp nào cấy ghép Implant cũng đều cần phải ghép xương. Vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tiêu xương của khách hàng. Để không phải can thiệp ghép xương hàm khi mất răng bạn nên nhanh chóng đến với nha khoa và trồng răng mới. Chỉ như vậy mới có thể cải thiện tính thẩm mỹ trên răng hiệu quả và ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, chống lão hóa gương mặt tốt nhất.
❃❃❃ Xem thêm: [TỔNG HỢP] Cấy ghép Implant A-Z
Kỹ thuật ghép xương nhân tạo
GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Với những thông tin bên trên chắc hẳn bạn cũng đã thấy, ghép xương nhân tạo chỉ được chỉ định trong một vài trường hợp nhất định. Kỹ thuật này còn chống chỉ định với nhiều đối tượng khách hàng. Bạn đã biết khi nào nên và không nên thực hiện ghép xương hàm hay chưa? Xác định được vấn đề này để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối khi cấy ghép Implant.
Trường hợp được chỉ định ghép xương nhân tạo
Nếu thuộc một trong số những trường hợp sau đây bạn sẽ được chỉ định ghép xương hàm nhân tạo trước khi trồng răng Implant. Các tình trạng cần tiến hành ghép xương như sau:
- Những trường hợp khách hàng có mật độ xương hàm quá mỏng và yếu do bẩm sinh.
- Kỹ thuật này được chỉ định khi xương hàm bị tiêu đi do thời gian mất răng quá lâu.
- Ghép xương hàm cũng được chỉ định cho các trường hợp bị chấn thương mạnh, hoặc có di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước.
Chỉ định cho các trường hợp bị tiêu xương hàm
Trường hợp chống chỉ định ghép xương nhân tạo
Bên cạnh những trường hợp được chỉ định như trên vẫn có rất nhiều đối tượng khách hàng chống chỉ định với ghép xương hàm. Dưới đây là những trường hợp không nên tiến hành phẫu thuật ghép xương:
- Ghép xương nhân tạo không phù hợp với những khách hàng mất răng toàn hàm.
- Ngoài ra, những người mắc bệnh toàn thân không thể điều trị dứt điểm cũng được chống chỉ định. Đặc biệt là các bệnh lý như suy giảm miễn dịch, đã hóa trị hoặc xạ trị, tiểu đường chưa kiểm soát, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu…
- Bên cạnh đó, những người nghiện các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… cũng không nên tiến hành cấy ghép riêng.
- Ghép xương hàm cũng không phù hợp với những khách hàng đang mắc bệnh răng miệng.
❃❃❃ Xem thêm: Răng hàm bị tiêu xương vì 3 lý do chính nào?
Có nhiều trường hợp không phù hợp với ghép xương nhân tạo
Muốn xác định được tình trạng răng miệng của bạn có nên ghép xương hàm hay không hãy nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám. Qua thăm khám, chụp phim bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng xương hàm. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và lên kế hoạch điều trị cụ thể đối với từng khách hàng. Tùy vào mức độ tiêu xương, bạn sẽ cần phải ghép bao nhiêu xương hàm.
CÁC VẬT LIỆU GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO
Trên thực tế, nếu khách hàng không bị tiêu xương thì hoàn toàn có thể cấy ghép Implant mà không cần ghép xương. Ngược lại, nếu xương hàm của bạn không đạt chuẩn thì cần phải ghép thêm xương. Trong trường hợp mật độ xương không đủ sẽ không thể giữ cho trụ Implant vững chắc trên cung hàm. Kỹ thuật này đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả cấy ghép Implant. Thực hiện ghép xương để kéo dài chiều rộng và chiều cao xương hàm sao cho đạt tỷ lệ và tiêu chuẩn để cấy ghép Implant. Hiện nay có nhiều vật liệu dùng để ghép xương trong Implant khác nhau.
Có nhiều vật liệu xương cấy ghép
Vật liệu xương nhân tạo
Một trong những loại vật liệu được sử dụng để ghép xương hàm phổ biến nhất chính là xương nhân tạo. Với rất nhiều ưu điểm nổi bật loại vật liệu này đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng:
- Theo như đánh giá chung, xương nhân tạo là loại xương được chế tạo dựa trên những vật liệu có độ thích ứng cao với cơ thể con người.
- Trong xương nhân tạo bao gồm các thành phần chính như chất liệu Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate. Về cơ bản, cả hai thành phần này đều có cơ chế tự tiêu.
- Thông thường, xương nhân tạo sẽ được ghép vào khoảng xương thiếu trên cung hàm. Từ đó góp phần tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển.
- Các thành phần trong xương nhân tạo có tính chất tự tiêu, nên sau một thời gian xương tự thân sẽ dần phát triển thay thế xương nhân tạo.
- Ghép xương hàm bằng vật liệu này đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Vật liệu xương nhân tạo
Vật liệu xương động vật
Bên cạnh xương nhân tạo, xương động vật cũng là một trong những sự lựa chọn tốt dành cho bạn tại thời điểm này. Theo như đánh giá chung loại vật liệu này có mức độ hoàn hảo chưa cao. Những đặc điểm chính của vật liệu xương động vật như:
- Xương động vật hay còn gọi là xương dị loại.
- Về bản chất, loại vật liệu này được lấy từ xương động vật khác loài người.
- Xương dị loại có độ cứng cao và ít bị tiêu xương hơn so với xương nhân tạo.
- Nhược điểm của xương động vật chính là độ tương thích sinh học không cao.
- Ngoài ra vẫn có thể bị đào thải giống như xương nhân tạo.
Vật liệu xương động vật
Vật liệu xương đồng loại
Loại vật liệu thứ 3 thường được sử dụng để ghép xương hàm trong cấy ghép Implant chính là xương đồng loại. Đặc điểm của loại vật liệu này như sau:
- Về bản chất, xương đồng loại chính là xương do người hiến tặng.
- Trước khi sử dụng cấy ghép xương đã được trải qua quy trình xử lý tạo thành một loại xương khô.
- Với việc có cùng tính chất nên xương đồng loại khắc phục được toàn bộ nhược điểm của các loại vật liệu xương khác.
- Lựa chọn loại vật liệu này khách hàng không phải chịu nhiều vết mổ. Sau phẫu thuật đảm bảo nướu màu hồng tự nhiên, xương hàm có độ cứng chắc cao.
- Giúp khách hàng khắc phục tình trạng tiêu xương hiệu quả.
- Khả năng tích hợp và tốc độ lành thương của xương đồng loại nhanh.
Vật liệu xương đồng loại
Vật liệu xương tự thân
Vật liệu xương tự thân cũng là một trong những sự lựa chọn ghép xương hàm phổ biến tại thời điểm này. Tương tự như các loại vật liệu khác, xương tự thân giúp khắc phục tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả:
- Về cơ bản, xương tự thân chính là xương của chính bạn. Loại xương này sẽ được bác sĩ lấy ra từ xương ở một bộ phận khác trên cơ thể của khách hàng.
- Thông thường, xương tự thân được lấy từ xương ở hông, xương hàm, xương cằm hoặc xương sọ…
- Bác sĩ sẽ tiến hành lấy xương vừa lấy từ bộ phận khác phẫu thuật ghép vào phần xương thiếu nơi xương hàm.
- Khả năng tích hợp của xương tự thân rất nhanh và khó bị đào thải.
- So với những vật liệu xương khác, xương tự thân sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật.
- Phương án ghép xương này đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Đảm bảo kết quả đạt được vô cùng cao.
Vật liệu xương tự thân
Các loại vật liệu xương bên trên đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cấy ghép Implant. Trong các trường hợp bị tiêu xương, việc ghép xương để đảm bảo đủ điều kiện về mật độ và chất lượng xương hàm cho một ca cấy ghép Implant. Kỹ thuật nha khoa này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao. Khách hàng nên chọn đến những nha khoa uy tín chuyên nghiệp để đảm bảo được vấn đề này. Đồng thời sẽ được tư vấn về loại xương phù hợp.
NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO
Ghép xương nhân tạo có những ưu và nhược điểm nào? Vì sao nên tiến hành kỹ thuật này khi cấy ghép Implant? Không chỉ sở hữu những ưu điểm nổi bật, ghép xương nhân tạo vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Để có thể đánh giá được chính xác nhất về kỹ thuật ghép xương bạn có thể tìm hiểu thông qua những thông tin sau đây.
Ưu điểm của ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo mang đến nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với bạn nghĩ. Không phải tự nhiên kỹ thuật này lại đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả trồng răng Implant. Những ưu điểm nổi bật của ghép xương nhân tạo như:
- Kỹ thuật ghép xương tạo điều kiện thuận lợi để người mất răng lâu năm, bị tiêu xương có thể trồng được răng Implant.
- Thực hiện ghép xương chính là tiền đề giúp trụ Titanium bám chắc chắn vào xương hàm. Qua đó đảm bảo được độ chắc chắn của răng Implant.
- Ghép xương nhân tạo góp phần tái tạo lại cấu trúc xương hàm. Góp phần bảo tồn xương hàm và các răng thật.
- Sau khi ghép xương hàm, khách hàng sẽ giữ được sự tươi trẻ của khuôn mặt.
- Đồng thời đây chính là cách thức hiệu quả để ngăn ngừa tiêu xương hàm diễn biến phức tạp hơn.
Đảm bảo được độ vững chắc của răng Implant
Nhược điểm của ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo vẫn tồn tại một vài khuyết điểm nhất định. Những vấn đề bạn có thể gặp phải khi thực hiện ghép xương chính là:
- Sau khi thực hiện ghép xương dễ diễn ra tình trạng tiêu xương.
- Thông thường, xương rất lâu cứng và rời rạc. Hơn nữa, độ kết dính cũng không cao nên cơ chế lành vết thương rất chậm.
- Một trong những tình trạng tương đối dễ gặp nhất chính là phần nướu nơi xương cấy vào thường không có màu đỏ hồng mà có màu thâm gây mất thẩm mỹ.
- Trong trường hợp mức độ tích xương không tốt rất dễ phát sinh nên những vấn đề xấu.
Tùy vào từng khách hàng sẽ quyết định có nên tiến hành ghép xương nhân tạo hay không. Hiện nay, với kỹ thuật nha khoa tiên tiến quá trình cấy ghép xương hàm không còn quá nguy hiểm. Chỉ cần tìm đến với những nha khoa thực sự uy tín và chuyên nghiệp bạn sẽ đảm bảo được vấn đề an toàn trong suốt quá trình ghép xương nhân tạo khi trồng răng Implant.
Gây mất tính thẩm mỹ cho vùng nướu cấy ghép
QUY TRÌNH THỰC HIỆN GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO
Quá trình ghép xương nhân tạo tương đối phức tạp. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn cần xác định rõ mức độ uy tín của nha khoa. Đồng thời nên xác định được chứng chỉ hành nghề cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ. Thông thường, quy trình thực hiện ghép xương nhân tạo được tiến hành theo trình tự sau đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng. Sử dụng các thiết bị soi chụp hiện đại để kiểm tra tình trạng xương hàm. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe toàn thân tốt nhất. Tiếp tục trao đổi với khách hàng về hướng điều trị và số lượng xương hàm cần ghép.
Thăm khám và tư vấn
Bước 2: Thực hiện sát khuẩn và gây tê
Tiếp đến các bác sĩ và phụ tá sẽ tiến hành các bước chuẩn bị trước khi ghép xương nhân tạo. Đây là giai đoạn quan trọng không nên bỏ qua. Các bước thực hiện như sau:
- Trước hết, tiến hành sát khuẩn toàn bộ khoang miệng.
- Tiếp đến tiến hành gây tê vùng và gây tê tại chỗ.
- Trong một vài trường hợp sẽ tiến hành gây mê nếu cần.
- Cuối cùng, sửa soạn xương hàm vùng nhận.
Bước 3: Tạo vạt niêm mạc và cấy xương hàm nhân tạo
Sau khi thực hiện sát khuẩn và gây tê, các bác sĩ sẽ tiến hành tạo vạt niêm mạc. Thông thường sẽ tạo bởi 3 đường rạch:
- Đầu tiên thực hiện tạo 1 đường rạch dọc niêm mạc sống hàm sao cho tương ứng vùng mất răng.
- Tiếp tục rạch hai đường đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình. Cần đảm bảo vạt có đáy hình thang và đủ rộng để thao tác.
- Sau đó tiến hành dùng khí cụ chuyên dụng bóc tách vạt niêm mạc màng xương để làm lộ vùng phẫu thuật.
- Sau khi hoàn thành bước trên, bác sĩ tiếp tục rạch đường giảm căng.
- Thực hiện sửa soạn bề mặt xương bằng cách dùng mũi khoan để khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy máu.
- Tiếp đến đặt bột xương nhân tạo và màng. Bước này sẽ tiến hành bằng cách trộn bột xương với máu của khách hàng hoặc nước muối sinh lý. Khi đã tạo xong, thực hiện đặt bột xương đã trộn vào bề mặt xương hàm với khối lượng phù hợp.
- Cuối cùng, đặt màng che phủ bột xương và cố định màng.
Bước 4: Thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc
Sau khi hoàn thành hết các bước bên trên, bác sĩ sẽ thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc. Kiểm tra tổng quát lại một lần trước khi kết thúc hoàn toàn quy trình ghép xương. Bác sĩ sẽ dặn dò về thời gian tái khám định kỳ. Đồng thời hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng cụ thể sau khi ghép xương nhân tạo.
Quy trình cấy ghép xương hàm
Quy trình ghép xương nhân tạo có an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ. Đồng thời, kỹ thuật này còn cần sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ hiện đại nếu không muốn phát sinh nên những vấn đề xấu. Liên hệ đến các nha khoa uy tín và chuyên nghiệp để được tư vấn về quy trình ghép xương nhân tạo cấy ghép Implant ngay sau đây.
BIỂU HIỆN BÌNH THƯỜNG VÀ KHÔNG BÌNH THƯỜNG SAU KHI GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO
Vấn đề hầu hết mọi khách hàng đều quan tâm khi ghép xương nhân tạo chính là tính an toàn? Sau khi ghép xương biểu hiện như thế nào mới bình thường? Đặc biệt đâu là những biểu hiện không bình thường cần phải tìm cách khắc phục hiệu quả? Dưới đây là những thông tin hiệu quả để bạn có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật này.
Biểu hiện bình thường
Sau khi ghép xương nhân tạo, nếu phát sinh những vấn đề sau đây bạn không cần phải lo lắng quá nhiều:
- Sau khi ghép xương tình trạng chảy máu xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về tình trạng này. Thông thường, sau khoảng 30 phút máu sẽ ngừng chảy.
- Một trong những biểu hiện thường gặp khác chính là trường hợp sưng nề. Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ cần dùng túi đá chườm lên má.
- Ngoài ra, sau khi ghép xương nhân tạo, thân nhiệt có thể tăng nhẹ quanh khoảng 38°C. Nếu cảm thấy hơi sốt bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.
Chảy máu là tình trạng phổ biến
Biểu hiện bất bình thường
Nếu gặp phải những biểu hiện dưới đây bạn cần phải nhanh chóng tìm đến với các nha khoa để tái khám và tìm cách điều trị:
- Tình trạng chảy máu liên tục, kéo dài không ngừng sau khi phẫu thuật.
- Phát hiện vị trí ghép xương bị nhiễm trùng vùng. Biểu hiện của tình trạng này là hiện tượng mưng mủ, sưng đau.
Trong trường hợp gặp phải những biểu hiện bất bình thường như trên bạn cần phải nhanh chóng khắc phục. Ghé đến nha khoa để được bác sĩ trực tiếp thực hiện điều chỉnh. Không nên tự ý thực hiện cầm máu ngay tại nhà.
Quay lại nha khoa khi máu chảy liên tục
SAU KHI GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO NÊN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
Để đảm bảo an toàn và mức độ lành thương nhanh chóng bạn cần phải lưu ý đến nhiều vấn đề. Mỗi khách hàng đều cần phải lưu ý đến những thông tin sau đây:
- Ngay sau khi phẫu thuật, thực hiện cắn gạc để cầm máu trong khoảng 30 phút – 60 phút.
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo đúng với chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc bên ngoài.
- Sử dụng túi chườm đá giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trong khoảng thời gian đầu nên sử dụng những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng.
- Sau khoảng từ 2-3 ngày, bạn có thể sử dụng những thức ăn lỏng.
- Khi ngủ nên sử dụng gối cao hơn bình thường.
- Đặc biệt, sau khi ghép xương nhân tạo nên kiêng vận động trong khoảng 24 giờ – 48 giờ đầu.
- Loại bỏ hết những hoạt động thể lực có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật ghép xương nhân tạo. Liên hệ đến Nha khoa Thanh Tâm ngay từ bây giờ để được tư vấn khi nào nên và không nên cấy ghép Implant. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại đây luôn sẵn sẵn giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết