Chân răng có những đặc điểm gì? Những bệnh của chân răng
Kiến thức nha khoa tổng hợp
traaa min

CHÂN RĂNG CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GÌ? NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA CHÂN RĂNG

Chân răng là một phần quan trọng của răng. Nhờ có bộ phận này mà răng có thể đứng vững để nhai thức ăn. Răng hoàn chỉnh có cấu tạo gồm 3 phần chính

CHÂN RĂNG CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?

Cấu tạo 

Chân răng là phần mà chúng ta không thể thấy được vì phần này cắm sâu vào xương ổ răng. Người trưởng thành có 4 nhóm răng chính. Đó chính là nhóm răng cửa, nhóm răng hàm lớn, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng nanh. Số lượng chân ở từng nhóm răng này cũng khác nhau.

Cụ thể, nhóm răng nanh, nhóm răng cửa, răng hàm nhỏ hàm dưới và răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên chỉ có một chân răng. Răng hàm nhỏ thứ nhất ở hàm trên, răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm dưới có hai chân răng. Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên có đến ba chân răng. Ngoài ra thì răng khôn là chiếc răng có số lượng chân bất thường. Cần phải chụp X quang thì mới xác định được chính xác số lượng chân.

❃❃❃ Xem thêm: Con người có cấu tạo răng thế nào?

chân răngMỗi nhóm răng khác nhau thì số lượng chân răng cũng khác nhau

  • Xi măng gốc răng

Khác với phần thân răng được một lớp men răng bao bọc và bảo vệ. Phần thân của răng lại được bao bọc bởi xi măng gốc răng. Có chức năng là điểm tựa liên kết giữa phần chân vào các dây chằng của nha chu. Giúp cố định vị trí của răng vào xương ổ răng.

  • Ngà răng

Ngà răng ở vùng chân răng có cấu tạo tương tự như ngà ở thân răng. Ngà răng ở phần dưới khá cứng và nhạy cảm. Rất dễ bị tiêu biến nếu như không được bảo vệ bời xi măng gốc răng.

  • Tủy răng

Tủy răng phía dưới thân răng được gọi là ống tủy. Từ buồng tủy ở thân răng chia ra thành nhiều nhánh nhỏ dài và mỏng đến cuối chân răng. Tủy có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Nhờ vào hệ thống dây thần kinh mà tủy có thể cảm nhận được thức ăn về mùi vị và nhiệt độ nóng lạnh.

chân răng

Nhóm răng cối có nhiều chân răng nên có thể đứng rất vững chắc

Chức năng 

Chân răng được gắn chặt vào xương ổ răng của xương hàm. Nhờ đó mà thân răng đứng vững để nhai thức ăn. Phần chóp nằm ở cuối chân răng là vị trí mà các mạch máu và các dây thần kinh đi vào tủy để nuôi sống cho răng.

Phần chân của răng không được nằm lộ ra bên ngoài cho nên chúng ta không thể trực tiếp vệ sinh. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể gián tiếp làm cho phần này sạch hơn bằng cách chải răng đầy đủ mỗi ngày. Làm vệ sinh cho nướu răng và ăn uống đầy đủ lành mạnh và dinh dưỡng.

CÁCH CẦM MÁU CHÂN RĂNG

Hiện tượng xuất huyết mà nhiều người mắc phải thật chất là máu chảy ra từ phần mô mềm như nướu xung quanh chân răng. Chảy máu có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng, hôi miệng và viêm nhiễm. Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng chống cũng như cầm máu nếu gặp phải hiện tượng xuất huyết bất thường.

Dùng gạc

Dùng gạc để ép nhẹ vào vị trí bị xuất huyết sẽ làm giảm đi phần nào máu chảy ra nhiều hơn. Nên dùng gạc y tế vì đây là một sản phẩm đã được khử trùng nên rất an toàn. Không nên dùng những loại vải không được sạch để cầm máu trong miệng. Vì chúng mất vệ sinh và mang đến nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

Dùng túi trà

Sau khi uống trà xong đừng vội bỏ túi trà vì chúng còn rất nhiều công dụng mà chúng ta có thể tận dụng được. Lấy túi trà còn ấm chườm nhẹ vào phần nướu bị viêm. Tinh chất tannic trong trà có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn chống viêm và hạn chế hiện tượng xuất huyết.

chân răng

Chườm túi trà ấm lên phần lợi là một cách hiệu quả và an toàn để cầm máu cho răng

Súc miệng nước muối

Pha một ít muối ăn vào nước ấm sạch. Súc miệng bằng nước muối loãng hai lần một ngày giúp cho răng chắc khỏe. Cân bằng môi trường hóa học trong răng, giảm nồng độ axit và bảo vệ men răng. Nước muối loãng cũng ngăn chặn hiệu quả tình trạng chảy máu răng. Hãy súc miệng bằng nước muối đều đặn hai lần mỗi ngày để thấy được kết quả.

CHÂN RĂNG BỊ HÔI

  • Những món ăn có mùi như hành, tỏi, mắm, các loại gia vị và các loại nước sốt đều làm cho miệng có mùi hôi khó chịu. Bạn cần vệ sinh răng miệng sau khi ăn những món có mùi hương đặc trưng này.
  • Sâu răng cũng làm cho miệng có mùi rất khó ngửi. Nguyên nhân là vì các vi khuẩn tích tụ tạo thành lỗ sâu răng. Thức ăn bám vào trong những lỗ sâu này không được làm sạch. Vi khuẩn lại tiếp tục phân giải những thành phần hữu cơ trong thức ăn. Làm cho răng miệng luôn có mùi hôi khó có thể điều trị dứt điểm.
  • Viêm nướu và áp xe phần chân của răng cũng là một nguyên nhân thường gặp làm cho răng bị hôi bất thường. Đối với những trường hợp này cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ và uống thuốc thì mới có thể giải quyết.
  • Vệ sinh răng miệng không tốt luôn luôn dẫn đến tình trạng chân răng bị hôi. Vi khuẩn không được làm sạch, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra rất nhiều mùi hôi đặc trưng. Nếu như hôi miệng quá nặng thì cần kết hợp giữa chải răng đúng cách và dùng thêm nước súc miệng.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất