Cấu tạo răng số 8 bao gồm các thành phần chính nào?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
cấu tạo răng số 8

CẤU TẠO RĂNG SỐ 8 BAO GỒM CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH NÀO?

Biết rõ được cấu tạo răng số 8 bác sĩ sẽ dễ dàng trong việc nhổ răng và điều trị những vấn đề có liên quan đến chiếc răng này.

BA PHẦN CẤU TẠO RĂNG SỐ 8 GỒM NHỮNG GÌ?

Cấu tạo răng số 8 tương tự như những răng khác. Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn có thành phần cấu tạo tương tự như tất cả các răng khác trên cung hàm. Bao gồm thân răng, cổ chân răng và chân răng. Mỗi thành phần đều có chức năng khác nhau và góp phần làm nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Có thể đứng chắc trong xương ổ răng và có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai, thẫm mỹ và phát âm.

❃❃❃ Xem thêm: Nhổ răng khôn là gì? Cần lưu ý những vấn đề nào?

răng khôn    Cấu tạo răng số 8 giống với những răng khác nhưng có thời gian mọc trễ nhất trong tất cả các răng

Thân răng

Cấu tạo răng số 8 bao gồm thân răng là phần răng phía bên trên lợi. Đây là phần răng mà chúng ta có thể quan sát thấy được. Thân răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và nước uống mỗi ngày. Nên phần thân răng có nguy cơ bị nhiễm màu cũng như mắc các bệnh lý răng miệng cao.

Thân răng của răng số 8 không có chức năng gì đặc biệt quan trọng vì chiếc răng này nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm. Nhưng thân răng của các nhóm răng khác thì đều có vai trò khác nhau và cần thiết. Như thân răng cửa giữ chức năng phát âm, cắn nhỏ thức ăn, thẩm mỹ. Thân răng nanh giữ chức năng xé nhỏ thức ăn. Thân răng hàm nhỏ và răng hàm lớn có chức năng nhai nhuyễn thức ăn.

Cấu tạo thân răng số 8 có các đặc điểm nổi bật như có kích thước lớn và rất chắc khỏe. Mặt nhai của răng rộng và có nhiều múi răng. Múi răng tức là những điểm nhô lên trên bề mặt của răng. Răng số 8 thường có 4 múi răng hoặc nhiều hơn.

Các bệnh lý thường gặp ở thân răng số 8 như sâu răng, men răng yếu, thân răng có hình dạng bất thường,…  Những vấn đề thường gặp ở răng số 8 khó chữa trị hơn những chiếc răng khác. Vì răng này nằm ở vị trí sâu nhất và khó tiếp cận nhất trong tất cả các răng.

Cổ chân răng

Cấu tạo răng số 8 còn có cổ chân răng. Đây là vị trí của thân răng gần lợi. Đây là phần tiếp giáp giữa thân răng và chân răng. Vị trí này thường hay xuất hiện tình trạng mòn cổ chân răng. Tức là phần men răng của cổ răng bị khuyết vào trong. Tình trạng này có thể xảy ra do sâu răng hoặc do chải răng không đúng cách làm hư hại lớp men răng tại cổ chân răng. Làm cho răng mất sự vẻ đẹp, sự cân đối và làm cho nụ cười trở nên mất tính thẩm mỹ vốn có.

❃❃❃ Xem thêm: Sâu răng là gì? Chăm sóc và điều trị thế nào hiệu quả?

 

cấu tạo răng số 8

Cấu tạo răng số 8 bao gồm thân răng (crown), cổ chân răng (neck) và chân răng (root)

Chân răng

Bộ phận cuối cùng trong cấu tạo răng số 8 chính là chân răng. Đây là phần nằm trong xương ổ răng và được bao phủ bên trên bởi lợi nên chúng ta sẽ không thể quan sát thấy chân răng bằng mắt thường. Nha chu cùng với các dây chằng phía bên dưới giữ cho chân răng đứng vững để ăn nhai. Bất kỳ những sự tổn thương nào có liên quan đến nha chu hay dây chằng thì cũng đều làm cho răng bị lung lay và có nguy cơ bị rụng nếu chúng ta không chăm sóc tốt. Dây chằng cũng có tác động đến sự dịch chuyển của các răng trên cung hàm.

Cấu tạo răng số 8 thường có từ 2 đến 3 chân răng hoặc thậm chí nhiều hơn. Cách duy nhất để xác định chính xác số lượng chân răng của bạn đó chính là chụp và xem ảnh X quang. Chính vì cấu tạo răng số 8 có số lượng chân răng nhiều nên sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình nhổ bỏ chiếc răng này. Mỗi chân răng đều có chứa một ống tủy có các mạch máu và dây thần kinh đi qua.

Nếu như bên ngoài thân răng được bảo vệ bởi một lớp men răng thì phía dưới chân răng có một lớp cementum. Đây là một lớp phủ canxi mỏng. Chân răng thường dài hơn thân răng và tận cùng của chân răng chính là chóp chân răng.

Mặc dù được bảo vệ và nằm bên dưới nhưng chân răng cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan đến viêm nha chu, viêm tủy răng và áp xe chân răng. Gây ra nhiều đau nhức khó chịu, giảm khả năng ăn uống và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

cấu tạo răng số 8

Số lượng ống tủy phụ thuộc vào số lượng chân răng của răng số 8

CẤU TẠO RĂNG SỐ 8 THEO MẶT CẮT DỌC CÓ CÁC THÀNH PHẦN NÀO?

Nếu cắt dọc răng từ thân răng đến chân răng thì chúng ta có thể dễ dàng quan sát được các thành phần cấu tạo của răng số 8 từ bên trong. Các thành phần bên trong của răng khôn cũng tương tự như các răng khác. Bao gồm các thành phần sau đây:

Men răng

Cấu tạo răng số 8 có một lớp men răng. Đây là lớp bao bọc xung quanh thân răng. Đây được xem là thành phần có chứa nhiều khoáng chất nhất và cũng là vật chất cứng nhất trong các thành phần cấu tạo răng số 8. Men răng có chức năng bảo vệ các thành phần khác bên trong thân răng. Đồng thời tạo cho răng một độ rắn chắc nhất định để thực hiện chức năng ăn nhai. Ngoài ra, sự chắc khỏe của men răng còn ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của răng. Tạo nên nét thẩm mỹ cho răng miệng và nụ cười của chúng ta.

Mặc dù cứng chắc nhưng men răng vẫn có khả năng bị sứt mẻ khi ta ăn nhai vật cứng hay gặp các va chạm mạnh. Một điểm yếu của men răng mà chúng ta cần lưu ý đến. Đó chính là các khoáng chất của men răng dễ bị hòa tan trong môi trường axit. Làm cho men răng càng ngày càng mỏng và yếu dần.

Những tác nhân thường có ảnh hưởng đến men răng cũng như cấu tạo răng số 8. Đó chính là sự di truyền từ bố mẹ. Những thức ăn, nước uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Cách mà chúng ta vệ sinh răng miệng. Đồng thời, những sản phẩm chăm sóc răng miệng mà chúng ta lựa chọn cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chắc khỏe của men răng.

Các bệnh lý thường gặp ở men răng như thiểu sản men răng, men răng bị nhiễm màu do thực phẩm, thuốc lá. Men răng bị hư hại do uống nhiều kháng sinh Tetracycline hay dư thừa Fluoride. Men răng bị mài mòn do không chăm sóc răng miệng tốt. Gây ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo răng số 8.

Ngà răng

Ngà răng chiếm phần lớn khối lượng trong cấu tạo răng số 8. Đây là một lớp nằm bên trong tiếp theo sau men răng. Ngà răng bình thường có màu vàng nhạt. Trong ngà răng chứa nhiều ống ngà, trong ống ngà có chứa nhiều tế bào ngà. Những ống ngà này có khả năng cảm nhận những tác động bên ngoài trong khi chúng ta ăn uống. Như nhiệt độ nóng, lạnh của thức ăn. Đồng thời giúp răng biết được những thành phần chua, ngọt, mặn của thức ăn.

Nếu như men răng chỉ hình thành một lần trong đời trong giai đoạn mà răng phát triển và không có khả năng tự tái tạo trở lại. Thì ngà răng hoàn toàn có thể tự phục hồi khi gặp những tổn thương. Răng bị ê buốt khi ăn uống cũng có thể là do ngà răng bị lộ ra bên ngoài quá nhiều. Ngà răng là bộ phận có phần lớn khối lượng trong cấu tạo răng số 8.

Ngà răng mỏng dần từ thân răng đến chân răng. Ngà răng bị bào mòn bởi axit nhanh hơn men răng. Khi răng bị sâu hay bị va đập gãy vỡ thì nguy cơ ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của ngà răng và men răng là rất cao.

cấu tạo răng số 8

Ngà răng là bộ phận chiếm phần lớn khối lượng trong cấu tạo răng số 8

Tủy răng

Cấu tạo của răng số 8 có một thành phần quan trọng đó chính là tủy răng. Tủy răng nằm ở vị trí trung tâm của răng được bao bọc và bảo vệ bên ngoài bởi men răng và ngà răng. Tủy có ở cả thân răng và chân răng của răng số 8. Tủy răng nằm ở thân răng được gọi là buồng tủy. Còn phần tủy nằm ở chân răng được gọi là ống tủy.

Tủy răng trong cấu tạo răng số 8 được ví như trái tim của răng. Nhờ có các mạch máu nhỏ mà tủy răng có thể cung cấp chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động và nuôi sống răng. Răng có tủy bị hoại tử đồng nghĩa với răng đã bị chết và có tuổi thọ suy giảm. Những dây thần kinh của tủy có chức năng giúp cho răng cảm nhận được các tác động từ môi trường bên ngoài.

Các tình trạng như sâu răng, răng bị gãy vỡ đều có thể làm cho buồng tủy lộ ra. Khiến các vi khuẩn và các chất bên ngoài xâm nhập vào. Gây nên tình trạng viêm tủy. Làm cho chúng ta đau nhức và có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn nếu viêm tủy có kèm theo áp xe chân răng.

❃❃❃ Xem thêm: Điều trị tủy răng – Cách bảo tồn răng tối ưu

 

tủy răng

Cấu tạo răng số 8 có tủy răng nằm ở cả thân răng và chân răng giữ vai trò như nhau

CẤU TẠO RĂNG SỐ 8 CÓ NHỮNG ĐIỂM GÌ ĐẶC BIỆT?

Cấu tạo răng số 8 có thành phần và cấu tạo giống với những chiếc răng khác. Nhưng chiếc răng này vẫn có một số điểm đặc trưng riêng rất khác biệt với các răng khác. Những sự khác biệt này mang đến cho chúng ta nhiều phiền toái và đôi khi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.

Thời gian mọc

Răng khôn có thời gian mọc trễ nhất trong tất cả các răng. Thông thường thì sau 18 tuổi răng khôn mới bắt đầu mọc lên. Có những trường hợp răng khôn còn mọc trễ hơn. Khiến cho thời gian mọc răng khôn ở mỗi người là khác nhau và rất khó để đoán được. Chính thời gian mọc trễ làm cho diện tích xương hàm không còn nhiều. Khiến cho răng khôn thường hay có biểu hiện mọc lệch, mọc ngang.

Thường xảy ra bệnh lý

Tình trạng mọc răng khôn thường hay đi kèm với nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Như là viêm lợi trùm, sâu răng, cao răng tích tụ trên thân răng vì vị trí răng này khó làm sạch, viêm tủy, áp xe quanh răng và áp xe chân răng.

Thường có chỉ định nhổ

Phần lớn các răng khôn có biểu hiện mọc lệch, mọc ngang đều có chỉ định nhổ. Việc nhổ răng sẽ làm cho cơ thể tránh được những nguy cơ mắc phải những bệnh lý do răng khôn gây ra. Tuy nhiên, những người có các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, các bệnh lý về máu, tim mạch thì không nên nhổ răng. Vì có nguy cơ xảy ra những biến chứng sau khi nhổ răng.

Các biến chứng sau khi nhổ răng khôn thường xảy ra. Như chảy máu liên tục, đau nhức kéo dài và nhiễm trùng vết thương nhổ răng. Để tránh tối đa những điều này thì bạn cần thực hiện nhổ răng ở những phòng khám uy tín và có cơ sở vật chất hiện đại. Bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Đồng thời đừng quên thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ. Về cách ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất