BUỐT RĂNG CỬA LÀ TÌNH TRẠNG DO BỆNH LÝ GÌ TẠO RA?
TỦY RĂNG CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN HIỆN TƯỢNG BUỐT RĂNG CỬA?
Người bị buốt răng cửa tức tủy răng cửa đang bị kích thích từ những tác nhân bên ngoài. Tủy răng là một bộ phận quan trọng nằm trong thân răng. Tủy có chứa nhiều dây thần kinh và các mạch máu nhỏ. Nhờ đó mà tủy có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi sống cho răng trong suốt quãng đời. Răng mất đi tủy sẽ có tuổi thọ giảm xuống rất nhiều và có khả năng bị sứt mẻ cao. Đồng thời mất tủy sẽ không còn cảm thấy buốt răng cửa.
Các dây thần kinh có trong tủy có khả năng giúp cho răng cảm nhận được các kích thích bên ngoài. Như là nhiệt độ nóng lạnh, mùi vị và các tác động lực bên ngoài lên răng. Bình thường thì men răng và ngà răng bên ngoài sẽ bảo vệ tủy. Khiến cho tủy cảm nhận được những kích thích bên ngoài một cách hạn chế.
Tuy nhiên, nếu như men răng và ngà răng mắc các vấn đề. Thì không còn khả năng bảo vệ tủy như bình thường. Khiến cho các kích thích bên ngoài có khả năng tác động vào tủy một cách rõ ràng hơn. Đây chính là nguyên nhân tạo ra hiện tượng buốt răng cửa mà chúng ta thường gặp.
Vì thế mà tủy có mối liên hệ mật thiết đến hiện tượng buốt răng cửa. Thường xuất hiện khi chúng ta ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay có chứa nhiều thành phần axit. Để bảo vệ tủy chúng ta cần biết cách ăn uống khoa học cũng như giữ gìn vệ sinh răng miệng hợp lý.
Tủy răng bị kích ứng sẽ gây ra hiện tượng buốt răng cửa
VIÊM TỦY RĂNG CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN NÀO?
Viêm tủy răng có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó buốt răng cửa là một biểu hiện bắt đầu xuất hiện khi tủy bị viêm nhẹ cho đến khi tủy bị chết hoàn toàn thì cảm giác này mới mất đi. Sự sứt mẻ răng hay các bệnh lý răng miệng đều có thể là nguyên nhân của chứng viêm tủy. Người bị viêm tủy sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:
Viêm tủy hồi phục
Trong giai đoạn đầu tiên thì không có những biểu hiện gì đặc biệt. Đó đơn giản chỉ là những cơn buốt răng cửa thoáng qua. Không gây ảnh hưởng nhiều cho sinh hoạt và cuộc sống. Chúng ta thường hay bỏ qua những tình trạng này. Khiến cho viêm tủy bắt đầu phát triển nhiều hơn và chuyển sang một giai đoạn mới. Thường dễ nhầm lẫn với tình trạng buốt răng cửa do sâu răng gây nên.
Viêm tủy cấp
Trong giai đoạn này thì những cơn đau xuất hiện nhiều hơn với những triệu chứng mà chúng ta có thể rõ ràng nhận thấy được. Sự đau nhức này có thể lan rộng sang các vùng khác trên xương hàm cũng như khuôn mặt. Tủy có những biểu hiện nhạy cảm hơn, răng thường cảm thấy bị kích thích nhiều hơn bởi các tác nhân bên ngoài. Gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày.
Buốt răng cửa có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh viêm tủy nguy hiểm
Viêm tủy mãn tính
Những biểu hiện của viêm tủy mãn tính tương tự như viêm tủy cấp. Nhưng bị đau và buốt răng cửa ở một mức độ nhiều hơn. Cơn đau trong giai đoạn này có thể kéo dài hàng giờ liền. Khoảng cách giữa các đợt đau răng càng ngày càng rút ngắn. Khi chạm vào răng thì cơn đau xuất hiện rất rõ rệt. Đặc biệt thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều hơn về ban đêm.
Tủy răng hoại tử
Tủy răng hoại tử là một giai đoạn cuối cùng của chứng viêm tủy. Hay chúng ta còn gọi là tủy đã bị chết. Đến đây thì bạn không còn cảm thấy đau nhức hay khó chịu nữa. Vì toàn bộ mô tủy đã bị phá hủy hoàn toàn. Khiến cho tủy không còn khả năng dẫn truyền cảm giác về thần kinh trung ương.
Tuy nhiên thì bệnh vẫn còn đó và phần tủy bị hoại tử có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Gây ra nhiều nguy hiểm và có khả năng ảnh hưởng xấu hơn cho sức khỏe. Tủy có dấu hiệu bị viêm nếu như được chữa trị càng sớm thì khả năng hồi phục cho tủy càng cao.
Tủy răng cần được chữa trị một cách hợp lý và đúng khoa học
BUỐT RĂNG CỬA DO BỆNH LÝ GÌ GÂY NÊN?
Thực tế thì buốt răng cửa do rất nhiều bệnh lý răng miệng gây nên. Bởi vì những bệnh lý nào tác động đến men răng và ngà răng trên thân răng. Thì đều gây ra những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tủy và làm cho tủy dễ bị kích ứng hơn bởi các tác nhân bên ngoài. Khi bạn bị ê buốt răng cửa thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng sau:
Viêm lợi
Viêm lợi là một bệnh nha khoa không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Nguyên nhân là vì lợi là một phần mô mềm dễ bị kích ứng bởi nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm. Lợi khỏe mạnh có màu hồng san hô, săn chắc và không có mùi hôi. Nhưng lợi bị viêm thì có màu đỏ sậm và sưng tấy. Có mùi hôi đôi khi xuất huyết và chảy mủ ra bên ngoài. Khiến cho miệng bị hôi và lưỡi thường có vị đắng do mủ chảy ra ngoài.
Lợi bị viêm thường đi kèm với tình trạng tụt lợi. Tức là lợi bị co rút lại làm cho chân răng lộ ra bên ngoài nhiều hơn. Phần chân răng này không được bảo vệ bởi men răng như thân răng. Nên một khi đã bị lộ ra thì làm cho răng có cảm giác bị ê buốt trong khi ăn uống.
Thường thì bệnh viêm lợi có nguyên nhân là do chúng ta không lấy cao răng định kỳ. Cao răng chính là do những mảng bám của thức ăn tích tụ lâu ngày mà hình thành. Cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây hôi miệng và làm váng răng. Khi cao răng xâm lấn xuống lợi thì gây viêm lợi và tụt lợi.
Răng ê buốt vì viêm lợi làm lộ chân răng
Sâu răng
Sâu răng là một bệnh tác động xấu trực tiếp đến phần mô cứng của thân răng. Khi mà men răng bị yếu đi thì sâu răng cũng dễ dàng phát triển và ăn sâu vào thân răng nhanh hơn. Trẻ em là đối tượng thường bị sâu răng nhiều hơn người trưởng thành. Nguyên nhân là vì trẻ em thích ăn đồ ngọt. Răng phát triển chưa hoàn thiện nên còn non yếu. Đồng thời thì trẻ cũng chưa có ý thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Sâu răng trong giai đoạn ban đầu chỉ là những lốm đốm màu trắng xuất hiện trên thân răng và chưa có triệu chứng gì rõ rệt. Nhưng khi những vết trắng này xuất hiện thành những lỗ nhỏ màu đen trên thân răng thì răng bắt đầu có cảm giác bị ê buốt nhiều hơn. Đối với những thức ăn như đồ nóng, lạnh, chua hoặc ngọt.
Sâu răng ở mức độ càng nặng thì khả năng mà bạn bị ê buốt răng càng nhiều hơn bình thường. Bởi vì mô cứng của răng càng bị hư hại thì tủy răng có khả năng bị lộ ra nhiều hơn. Đồng thời các kích ứng bên ngoài sẽ dễ dàng tác động trực tiếp vào bên trong tủy răng. Nếu để lâu ngày không điều trị sâu răng thì sâu răng sẽ ăn đến tủy. Gây ra viêm tủy và nhiều biến chứng nguy hại hơn cho sức khỏe của bạn.
Sâu răng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho răng bị ê buốt
NHỮNG THỨC ĂN NÀO GÂY BUỐT RĂNG CỬA?
Những thức ăn có khả năng gây buốt răng cửa và làm cho răng bị ê buốt đó chính là những thức ăn có nhiệt độ hoặc thành phần gây kích ứng. Nhiệt độ là một yếu tố điển hình làm tác động nhiều lên răng và tủy răng. Nếu như trong khi ăn uống bạn dùng những thực phẩm quá nóng hay quá lạnh. Thì tủy đều có thể cảm nhận được và làm cho chúng ta cảm thấy ê buốt.
Thức ăn chua có chứa thành phần axit là một loại thức ăn cũng làm cho răng cảm thấy khó chịu. Những người có tình trạng răng nhạy cảm khi ăn bưởi, rau cải chua hay uống nước cam, nước chanh thì đều cảm thấy răng bị ê buốt. Thế nên khi uống những loại nước này thì bạn cần sử dụng ống hút để tránh nước tiếp xúc nhiều lên thân răng nhạy cảm.
Thức ăn ngọt có chứa nhiều đường là một loại gây ê buốt cho răng nhiều. Đây cũng là thực phẩm là tác nhân hàng đầu gây nên tình trạng sâu răng và nhiều vấn đề răng miệng khác. Khi ăn ngọt thì bạn nhớ làm vệ sinh cho răng sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến men răng.
Người bị buốt răng cửa thì cần chú ý nhiệt độ khi ăn uống
CẦN ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ BUỐT RĂNG CỬA?
Cần có một thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau xanh trái cây và những loại hạt, ngũ cốc. Nên hạn chế ăn những bữa ăn phụ bằng những món ăn có chứa nhiều đường gây hại cho răng. Đồng thời uống nhiều nước lọc và sữa chứ không nên uống nhiều nước ngọt đóng chai bên ngoài.
Nhai kẹo cao su không đường cũng là một cách tốt để cho tuyến nước bọt được kích thích hoạt động tốt hơn. Làm giảm hiệu quả tình trạng sâu răng và hôi miệng hay xuất hiện ở nhiều người.
Ngũ cốc là loại thức ăn tốt cho sức khỏe của răng miệng
THÓI QUEN XẤU NÀO LÀM CHO RĂNG NHẠY CẢM?
Nghiến răng
Nghiến răng là một thói quen xấu mà trẻ em thường mắc nhiều hơn người lớn. Chứng nghiến răng có liên hệ mật thiết với trạng thái tình cảm, tâm lý của chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực thường là nguyên nhân chính của chứng nghiến răng.
Sự cắn chặt hai răng ở hàm trên và hàm dưới với nhau. Tạo nên một lực ma sát ở mặt nhai của hai răng. Dần dần thì lớp men răng sẽ mài mòn dần và làm cho buốt răng cửa. Ngoài ra thì nghiến răng còn làm ảnh hưởng nhiều đến xương hàm và khuôn mặt.
Lạm dụng nước súc miệng
Trong một số loại nước súc miệng có chứa nhiều thành phần axit. Nhằm mục đích là làm sạch các vi khuẩn có hại cho răng miệng. Đồng thời làm sạch mảng bám trên thân răng để cho răng được trắng sáng hơn. Tuy nhiên nếu như dùng quá nhiều nước súc miệng loại này thì sẽ khiến cho buốt răng cửa.
Buốt răng cửa có thể là do dùng nước súc miệng không đúng cách
Ăn nhiều đồ chua
Những món ăn chua thường hay rất hấp dẫn và kích thích vị giác của chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên thì thức ăn chua thường có chứa nhiều axit có khả năng gây hại và làm bào mòn cho men răng rất nhiều. Điển hình là một số loại thực phẩm rất phổ biến như cam, chanh, hạnh, bưởi hay các loại rau cải muối chua. Các thức ăn này chứa nhiều thành phần axit có thể làm sạch mảng bám làm trắng răng. Nhưng có thể gây hại cho men răng và dẫn đến hiện tượng bị buốt răng cửa trong khi ăn uống.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết