Bọc Răng Sứ Bị Đen Nướu: 4 Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục
Kiến thức răng sứ
bọc răng sứ bị đen nướu
17/01/2022
4.5/5 - (2 bình chọn)

BỌC RĂNG SỨ BỊ ĐEN NƯỚU DO ĐÂU? PHÒNG TRÁNH NHƯ THẾ NÀO?

Bọc răng sứ bị đen nướu chủ yếu xảy ra khi bọc răng sứ kim loại.Vì thế các Bác sĩ luôn khuyến khích bọc răng toàn sứ thay vì răng sứ kim loại

Bọc răng sứ bị đen nướu hoàn toàn có thể xảy ra tính từ thời điểm làm răng kết thúc khoảng 3 – 5 năm. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến cho khả năng ăn nhai bị suy giảm. Tuy nhiên không hẳn bất kỳ ai cũng đều rơi vào trường hợp này. Vậy bọc răng sứ bị đen nướu do đâu? Làm thế nào để phòng tránh? Cùng Nha khoa Thanh Tâm tìm hiểu ngay nhé.

bọc răng sứ bị đen nướu

Bọc răng sứ bị đen nướu do đâu?

NGUYÊN NHÂN BỌC RĂNG SỨ BỊ ĐEN NƯỚU LÀ GÌ?

Chọn loại răng sứ bằng kim loại

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị đen nướu là bọc răng sứ kim loại. Phần khung lỗi bên trong của răng sứ kim loại được làm từ một hợp chất Titanium, Ni – Cr, Cobal,… Răng sứ bị ngấm nước bọt, hoặc các loại thức ăn bám dính dễ bị oxi hóa gây đen chân răng. Răng kim loại khi tiến hành bọc răng sứ bị đen viền nướu nên không thích hợp bọc cho nhóm răng cửa, răng nanh.

bọc răng sứ bị đen nướu

Bọc răng sứ bị đen nướu do sử dụng răng sứ kém chất lượng

Mão răng sứ bị giãn nở

Mão răng sứ sau thời gian dài sử dụng có thể bị giãn nở theo thời gian hây hở cổ mão răng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho nước uống hay thức ăn ngấm vào gây nên tình trạng viêm nướu, hôi miệng, thâm nướu hay thậm chí là làm răng bị mục nát. Khi gốc răng bị lộ ra trên 0.5mm thì bạn nên cần làm lại mão răng để đảm bảo hiệu quả.

>> Xem thêm: Những dấu hiệu răng sứ bị hở bạn cần nắm rõ

Tay nghề của bác sĩ yếu kém

Ngoài ra, bọc răng sứ bị đen nướu là do bác sĩ tiến hành sửa soạn răng và lắp răng chưa chuẩn. Đường hoàn tất cùi răng giả quá thấp, quá cao hay hoặc nướu bị chèn ép khi lắp nên thiếu dinh dưỡng và thâm đen.

bọc răng sứ bị đen nướu

Tay nghề bác sĩ yếu kém có thể dẫn đến bọc sứ bị đen nướu

Phương pháp chải răng không đúng cách

Bọc răng sứ bị đen viền nướu là do cách chải răng không đúng cách – đây cũng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đen viền nướu. Khi đánh răng bạn có thói quen chải răng theo chiều ngang hay chiều dọc?

Chắc chắn một số bạn trong chúng ta sẽ có thao tác chải răng theo chiều ngang. Thói quen chải răng này cùng với việc tác động lực tay lên bàn chải đánh răng mạnh sẽ khiến cho nướu răng bị tụt, không khít sát với mão sứ. Làm phần sứ tại vị trí chân răng bị mòn bớt, phần sườn kim loại của răng sứ và màu đèn ở viền nướu chính là phần sườn kim loại bị lộ ra ngoài.

bọc răng sứ bị đen nướu

Đánh răng sai cách có thể dẫn đến bọc răng sứ bị đen nướu

>> Xem thêm: Hậu quả bọc răng sứ mà ai cũng nên biết?

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỌC RĂNG SỨ BỊ THÂM LỢI

Thay thế răng sứ kim loại bằng răng toàn sứ cũng là cách có thể khắc phục được tình trạng bọc răng sứ bị đen nướu. Răng toàn sứ có màu sắc, hình dáng đẹp tự nhiên như răng thật. Ngoài ưu điểm không gây hiện tượng đen viền nướu thì nhiều khách hàng còn muốn sử dụng răng toàn sứ vì:

  • Răng sứ toàn sứ có phần sườn bên trong và lớp men bên ngoài bằng sứ nguyên chất.
  • Có độ bền lâu dài.
  • Không bị kích ứng trong môi trường khoang miệng.
  • Không gây kích ứng mô mềm và không cần mài nhiều răng khi bọc sứ.

răng sứ katana

Răng toàn sứ không gây tình trạng bọc răng sứ bị đen viền nướu

>>Xem thêm: Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Cách khắc phục như thế nào?

CÁC LOẠI RĂNG SỨ KHÔNG GÂY ĐEN VIỀN NƯỚU

Nhằm đáp ứng nhu cầu của phần đông khách hàng, răng sứ trên thị trường hiện khá phong phú và đa dạng. Hiện tại, các dòng răng toàn sứ vẫn đang là lựa chọn tuyệt vời dành cho các khách hàng. Và bên dưới đây chính là các loại răng sứ không gây đen viền nướu khi sử dụng.

Răng toàn sứ DDbio

Răng toàn sứ Đức DDBio với  thành phần chính là sứ Zirconia sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật. Nhìn chung, chúng sở hữu nhiều đặc điểm tương đồng với răng thật vì thế nên ngày càng được sử dụng phổ biến hơn hẳn trước đây. Nhờ được cấu tạo lõi từ 100% sứ nguyên chất và phủ một lớp sứ pha bên ngoài nên tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực của răng toàn sứ DDbio luôn được đánh giá rất cao.

Không chỉ có vậy, giá thành của dòng răng toàn sứ này lại hợp lý. Qua khảo sát cho thấy, chi phí phục hình trong khoảng từ 4 – 5 triệu đồng/ răng (chưa áp dụng chương trình khuyến mãi). Vì thế, răng sứ DDbio luôn là lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai muốn cải thiện tính thẩm mỹ cho răng, không lo bị đen viền nướu.

bọc răng sứ bị đen nướu

Sử dụng răng toàn sứ DDBIO để tránh còn trẻ bị thâm lợi

>> Xem thêm: Bọc răng sứ bị tụt lợi?

Răng toàn sứ Cercon HT

Một trong những sự lựa chọn tuyệt vời không kém dành cho quý khách hàng chính là bọc răng sứ Cercon HT. Hiện tại, dòng răng toàn sứ thuộc phân khúc cao cấp này cũng nhận được phản hồi rất tích cực từ các chuyên gia. Như được biết, răng sứ Cercon HT được cấu tạo từ 2 lớp sứ: Lõi bên trong được làm từ Zirconium Dioxit và bên ngoài được phủ thêm một lớp sứ Ceram Kiss, vì thế chúng không chỉ trắng sáng tự nhiên mà còn có độ bóng.

Nhờ được cấu tạo hoàn toàn từ sứ nguyên chất, răng Cercon HT có độ ổn định lâu dài trong môi trường răng miệng. Đặc biệt, chúng có độ lành tính cao và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện lâm sàng như nước bọt, vi khuẩn,… Đó chính là lý do vì sao bạn có thể sử dụng lâu dài mà không lo bị thâm viền nướu – thâm lợi.

Răng toàn sứ Đức Nacera Pearl

Trong trường tiến hành phục hình cho răng cửa, răng toàn sứ Đức Nacera Pearl có lẽ chính là sự lựa chọn sáng suốt nhất dành cho bạn. Nhờ được ứng dụng công nghệ xử lý màu tiên tiến trong quá trình sản xuất nên dòng răng sứ này cho ra 16 tông màu, dễ dàng lựa chọn được kiểu loại phù hợp với răng thật. Về tổng thể, màu sắc của cổ răng đến màu cạnh cắn đều đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Đặc biệt, Nacera Pearl có độ chịu lực gấp 7 lần răng thật, do đó bạn có thể thoải mái ăn nhai, kể cả sử dụng những thực phẩm nóng, lạnh. Hơn hết, dòng răng toàn sứ này còn có độ láng bóng cao nên không dễ bị tạo mảng bám bởi thức ăn, đồ uống. Do đó nếu không muốn nướu răng bị thâm đen bạn không nên bỏ lỡ dòng răng sứ này.

bọc răng sứ bị đen nướu

Răng toàn sứ Nacera – Phương án tuyệt vời để tránh bọc răng sứ bị đen viền nướu

Có thể bạn quan tâm: Hậu quả bọc răng sứ là gì? Có nguy hiểm không?

MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỌC RĂNG SỨ BỊ ĐEN NƯỚU

Bọc răng sứ có bị đen lợi không còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống cũng như cách chăm sóc răng miệng. Vì thế, sau khi phục hình quý khách hàng cần phải đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau đây.

Chế độ ăn uống khoa học

  • Trong tuần đầu bọc răng sứ bạn cần ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như: cháo, sữa, súp, cơm nát, nước ép…
  • Sau một thời gian, có thể bổ sung thêm thực phẩm thể chứa: canxi, flour…
  • Tránh những thức ăn, đồ uống dễ bị nhiễm màu như: nước ngọt có ga, cà phê, trà, socola… để tránh việc răng bị mất đi màu trắng sáng tự nhiên.
  • Để tránh làm giảm tuổi thọ của răng không nên ăn nhiều thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.
  • Không hút thuốc lá vì trong thuốc là có chất nicotin gây vàng răng, hôi miệng và khiến bọc răng sứ bị đen nướu.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm cứng hay dùng lực nhai quá mạnh để không làm gãy, vỡ răng sứ.

bọc răng sứ bị đen nướu

Có chế độ ăn uống khoa học để tránh bọc răng sứ bị đen nướu

Cách chăm sóc răng miệng hợp lý

Răng sứ không được nuôi sống bởi các mô tủy răng giống như răng thật tự nhiên. Muốn khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị đen nướu bạn cần phải có phương pháp chăm sóc răng miệng hợp lý. Chính vì thế mà việc chăm sóc vệ sinh cho răng sứ để tránh bọc răng sứ bị đen nướu là rất quan trọng.

Răng sứ được lắp lên răng thật trong một vài giờ đầu bạn sẽ cảm thấy không quen và hơi ê buốt. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi mới được bọc sứ cho răng nên bạn yên tâm. Trường hợp hiện tượng đau buốt kéo dài, quá khó chịu bạn có thể uống thuốc giảm đau nhé.

Nhằm giảm thiểu bọc răng sứ bị đen nướu bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng tại nhà sau khi bọc sứ:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, đánh răng 2 lần/ngày.
  • Đánh răng theo chiều dọc, không đánh răng với lực mạnh.
  • Dùng kem đánh răng với lượng fluor phù hợp.
  • Sau 3 tháng nên thay bàn chải đánh răng 1 lần.
  • Nên dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch sâu các mảng bám thức ăn thừa còn sót lại trên răng.
  • Đánh răng sau bữa ăn 30 phút.
  • Để kích thích sự lưu thông máu xung quanh viền nướu bạn nên dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa vuốt nướu.

bọc răng sứ bị đen nướu

Để tránh bọc răng sứ bị đen nướu bạn hãy chăm sóc răng miệng kỹ càng

> Xem thêm: Nhược điểm của việc bọc răng sứ?

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất