Bé Bị Sâu Răng Có Những Triệu Chứng Nào? 3 Cách Xử Lý
Kiến thức nha khoa tổng hợp
viêm tủy do sâu răng

BÉ BỊ SÂU RĂNG CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG NÀO?

Bé bị sâu răng do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn, thói quen sinh hoạt xấu, tình trạng thiếu fluoride.

BÉ BỊ SÂU RĂNG CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NÀO?

Tình trạng bé bị sâu răng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Bạn thường chỉ phát hiện ra con bị sâu răng khi quan sát thấy răng trẻ có những lỗ nhỏ, răng bị đổi màu, bị đen hay nướu bị sưng, đau… Nếu bé bị sâu răng, còn có thể có các dấu hiệu khác như:

  • Bé tỏ ra đau răng khi nhai hoặc căn thức ăn.
  • Răng tỏ ra nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Con bị đau răng mà không có lý do.
  • Hơi thở có mùi…

Nếu nhận thấy con có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay. Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hỏng răng, phải nhổ bỏ răng.

❃❃❃ Xem thêm: Sâu răng là gì? Chăm sóc và điều trị thế nào hiệu quả?

viêm tủy do sâu răng

Tình trạng bé bị sâu răng

NGUYÊN NHÂN BÉ  BỊ SÂU RĂNG

Khi chúng ta ăn, một số mảnh vụn thức ăn mắc kẹt và nằm lại trong các kẽ răng. Vi khuẩn cư trú trong khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong các mảnh vụn thức, tạo ra axit. Axit tấn công, gây tổn thương cho men răng dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, các vi khuẩn này còn tạo ra các mảng bám chứa nhiều axit ăn mòn men răng, làm cho răng bị tổn thương, hình thành lỗ sâu. Một số nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu bao gồm:

Bé bị sâu răng do ăn nhiều đồ ngọt

Nguyên nhân gây nên tình trạng bé bị sâu răng phần lớn là do thói quen ăn uống. Hàm lượng đường cao trong những thực phẩm mà trẻ ăn gây ảnh hưởng đến răng của trẻ. Trẻ thường thích ăn đồ ngọt, kem và các loại thực phẩm chứa nhiều đường nên chúng rất dễ bị sâu răng.

Ngoài ra, việc trẻ uống nước trái cây, nước ngọt, sữa… cũng có thể gây sâu răng. Răng của những đứa trẻ thường xuyên tiêu thụ những loại đồ uống này sẽ bị đường và các phẩm màu có trong nước uống bao bọc lại. Đây là nguyên nhân gia tăng nguy cơ làm tổn thương men răng, dẫn đến nhiễm trùng.

bị 2 tuổi bị sâu răng

Nguyên nhân dẫn đến bé bị sâu răng

Bé bị sâu răng do tình trạng sức khỏe

Những bé gặp phải một số tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể làm nguy cơ tăng sâu răng. Nếu bé nhà bạn bị dị ứng mãn tính, bé có thể phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng. Khô miệng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng sâu răng.

Bé bị sâu răng do thói quen bú bình vào ban đêm

Bé có thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên nhân là do sữa có chứa đường và có thể bám trên răng hàng giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Bé bị sâu răng do thiếu fluoride, thiếu canxi

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước, có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này được bổ sung  vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Những trẻ sử dụng nước không có bổ sung fluoride, dùng kem đánh răng không chứa fluoride thường có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác.

Thiếu canxi sẽ làm cho lớp men răng bảo vệ phía ngoài răng mềm yếu, dễ tổn thương trước sự xâm nhập của vi khuẩn, những trẻ này sẽ rất dễ mắc bệnh sâu răng.

bé 2 tuổi bị sâu răng

Nguyên nhân bé bị sâu răng

PHẢI LÀM GÌ KHI BÉ  BỊ SÂU RĂNG?

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như: nhai, nghiền, cắn, xé giữ một vai trò quan trọng  không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Vậy phải làm gì khi bé bị sâu răng?

Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

❃❃❃ Xem thêm: Trám răng trẻ em có nên không? Khi nào mới nên trám răng cho bé?

Khi vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé. Bạn không nên vội vàng đến bác sĩ nhổ hết phần răng còn lại của chiếc răng sâu đó. Bởi răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Điều này, ảnh hưởng nhiều nhất là trên răng hàm vĩnh viễn số 6. Làm răng số 6 mọc về phía trước và chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

Cách trị sâu răng tốt nhất là bảo tồn, giữ lại tới tuổi thay răng khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Ba mẹ hãy tham khảo kỹ ý kiến của nha sĩ để có biện pháp điều trị tránh gây đau cho bé. Đồng thời, hạn chế các nguy cơ có hại sau này cho răng miệng của bé.

bé 2 tuổi bị sâu răng

Bé bị sâu răng

CÁCH PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG CHO BÉ 

Cách phòng ngừa sâu răng cho bé không khó, ba mẹ chỉ cần lưu ý những vấn đề sau đây.

Chăm sóc răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ 2 ngày/lần ngay từ khi trẻ mới nhú cái răng sữa đầu tiên.
  • Lưu ý vệ sinh răng miệng kỹ cho trẻ mỗi tối trước khi đi ngủ.

chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa bé bị sâu răng

Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng

  • Kiểm soát lại đồ ăn chứa nhiều đường trong thực đơn của bé. Giảm bớt lượng bánh kẹo trẻ nạp vào mỗi ngày.
  • Không để trẻ vừa ngủ vừa bú bình hay không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ. Điều này nhằm tránh cho răng của bé tiếp xúc với đường. Phòng tránh dẫn đến trường hợp nhiễm trùng, nghẹt thở và sâu răng.
  • Uống nước, sữa và các thức uống chất lỏng bằng ly thay vì uống bằng bình bú. Ngay sau khi con được một tuổi, ba mẹ  hãy tập cho bé uống chất lỏng từ cốc hoặc ly. Việc uống chất lỏng từ cổ hoặc ly giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống. Việc dùng chung dụng cụ ăn uống, mớm thức ăn lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ. Làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tiêu hóa, hô hấp… nói chung.

Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Đối với những bé đã từng bị sâu răng hay mắc các bệnh mủn răng, hay răng sữa bị lung lay sớm thì ba mẹ nên đưa bé đến trung tâm nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng của bé. Qua đó đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp. Nhằm tránh được hiện tượng răng mọc lệch hoặc mọc chen chúc sau này.

thăm khám răng định kỳ

Thường xuyên thăm khám định kỳ để ngăn chặn bé bị sâu răng

THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG NGĂN NGỪA SÂU RĂNG Ở BÉ 

Thực tế, việc thực hiện một số thay đổi theo chiều hướng tích cực trong chế độ ăn uống có thể phần nào giúp ngăn ngừa được tình trạng sâu răng ở trẻ. Ba mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn trái cây và rau quả thay vì thực phẩm giàu carbohydrate. Bạn nên bổ sung cho con em mình: lê, dưa hấu, cần tây, dưa chuột, các loại rau xanh, bông cải… Những thực phẩm giàu chất xơ và ít đường là lựa chọn tốt cho trẻ. Chuối, nho khô, chà là khô… có chứa đường, vì vậy chỉ nên cho trẻ ăn một lượng hạn chế và súc miệng sạch sau mỗi lần ăn.
  • Bạn có thể thêm phô mai vào chế độ ăn cho trẻ. Đây là loại thực phẩm này cung cấp canxi, tốt cho răng và xương.
  • Hạn chế cho trẻ tiêu thụ những thức ăn có tính chất dính. Chẳng hạn như kẹo dừa, kẹo dẻo, bánh bột lọc… vì chúng có nguy cơ dính lại các kẽ răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu bé ăn những thực phẩm này, hãy cho trẻ súc miệng hoặc đánh răng ngay sau khi ăn xong.

Trẻ bị sâu răng là hiện tượng rất thường gặp. Có thể gây ra khá nhiều phiền toái cho trẻ. Ảnh hưởng đến nhiều mặt như sức khỏe và thẩm mỹ. Tuy nhiên, ba mẹ có thể ngăn ngừa sâu răng cho trẻ với kế hoạch chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    0 comments

    Comments

    Leave a comment

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất