ÁP XE RĂNG SỐ 7 ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN RA SAO? ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ ÁP XE RĂNG?
ÁP XE RĂNG SỐ 7 LÀ BỆNH GÌ?
Răng số 7 là răng nào?
Răng số 7 thược về nhóm răng hàm lớn hay răng cối lớn. Trẻ em khi đã thay hết răng sữa. Đến khoảng độ tuổi từ 12 – 13 thì răng số 7 sẽ bắt đầu mọc. Nếu như răng khôn (răng số 8) không mọc thì răng số 7 chính là chiếc răng nằm cuối cùng trong cung hàm. Sở dĩ chiếc răng này được gọi là răng số 7 là vì đếm từ răng cửa thứ nhất đến cuối cung hàm. Hàm dưới có 2 răng số 7 và hàm trên cũng có 2 răng số 7.
Răng này ở vị trí nằm sâu phía trong nên khó quan sát và tiếp cận. Bạn cần phải quan tâm đến nhóm răng hàm lớn nhiều hơn. Khi chải răng thì không nên bỏ qua nhóm răng này. Cần làm sạch tất cả các bề mặt của răng để bảo vệ răng không bị sâu răng và các bệnh lý khác.
Thân răng và chân răng của răng số 7 có kích thước lớn. Hệ thống các mạch máu và dây chằng phía dưới chân răng rất phức tạp. Do đó mà chúng ta cần bảo vệ răng này tốt. Vì nếu cần phải nhổ thì sẽ phải thuc65 hiện khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn nhổ các răng khác.
Đây là chiếc răng luôn được bảo toàn hết mức có thể. Khi còn có thể sử dụng các biện pháp chữa trị thì sẽ không cần phải nhổ răng. Vị trí của răng này khó tiếp cận và quan sát cũng là một điều khó khăn đối với răng cần thiết phải nhổ.
❃❃❃ Xem thêm: Con người có cấu tạo răng thế nào?
Răng số 7 thuộc về nhóm răng hàm lớn có kích thước to và nhiều chân răng
Cấu tạo của răng số 7 như thế nào?
Nếu chẻ dọc răng ra làm hai phần thì ta sẽ có thể quan sát thấy các thành phần như sau:
- Men răng là một lớp rất cứng bao bọc bên ngoài thân răng. Có độ dày khoảng 1-2mm. Làm cho răng có bề mặt trơn láng. Men răng có màu hơi trong. Đây là vật liệu chứa nhiều khoáng và cứng nhất cơ thể. Men răng góp phần tạo màu cho răng. Nhờ có men răng mà răng có thể chịu lực khi ăn nhai.
- Ngà răng nằm dưới lớp men. Tạo nên hình dạng của răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ chứa đựng các tế bào ngà. Nhờ có ngà răng mà răng mới cảm nhận được những thực phẩm nóng lạnh chua ngọt.
- Tủy răng là phần trung tâm của răng. Tủy chứa các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác. Tuỷ thân răng (buồng tủy) và tuỷ chân răng (ống tủy).
- Chóp chân răng là phần dưới cùng của chân răng, ở vị trí này các mạch máu và thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng.
- Dây chằng nha chu có nhiệm vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương ổ răng. Cấu tạo bởi rất nhiều sợi nhỏ đan xen nhau. Vùng dây chằng nha chu này rất có nguy cơ bị phá hủy bởi các bệnh lý nha chu và dẫn đến hậu quả là tiêu xương và lung lay răng.
- Lợi là phần mô mềm bao bọc quanh xương ổ răng. Có màu hồng san hô, săn chắc. Lợi viêm sẽ đỏ, sưng tấy, dễ chảy máu khi đánh răng.
Răng số 7 có cấu tạo từ những thành phần giống như các răng khác trên cung hàm
Chức năng của răng số 7 là gì?
Răng số 6 và răng số 7 cùng thuộc nhóm răng hàm lớn. Thân răng to, chắc khỏe, có nhiều chân răng bám sâu vào xương ổ răng. Diện tích mặt nhai rộng. Nên 2 chiếc răng này giữ vai trò chính trong việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn.
Nếu mất răng này thì khả năng ăn uống sẽ bị suy giảm rất nghiêm trọng. Sau khi mất răng mà không có các biện pháp trồng răng giả. Thì có thể xảy ra tiêu xương răng, răng xô lệch và rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác.
Răng số 6 và răng số 7 là hai chiếc răng có chức năng nhai chính
Áp xe răng số 7 là bệnh gì?
Áp xe răng số 7 là một bệnh lý nhiễm trùng răng thường gặp. Áp xe răng số 7 là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào các dây thần kinh dưới chân răng. Tạo thành một khối mủ (khối áp xe) ở vị trí này. Gây ra rất nhiều đau nhức khó chịu cho người bệnh. Khối áp xe cũng có nhiều lan rộng ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể và có nguy cơ gây ra tử vong. Có hai loại áp xe răng như sau:
- Loại thứ nhất là áp xe gây ảnh hưởng đến chân răng. Khối mủ hình thành ở dưới chân răng.
- Loại thứ hai là áp xe vùng nha chu (nướu). Thường xảy ra khi có các vấn đề nha chu nghiêm trọng.
Cả hai loại áp xe răng số 7 đều hình thành các túi nhỏ chứa đầy mủ vi khuẩn. Nếu được điều trị đúng cách, bạn sẽ loại bỏ triệt để cả hai tình trạng áp xe răng này. Tuy nhiên, nếu như phát hiện ra bệnh càng sớm thì cách chữa trị càng đơn giản và khả năng phục hồi càng dễ dàng.
Áp xe chân răng thường hay đi kèm với tình trạng sâu răng dạng nặng. Khi mà sâu răng đã ăn hết thân răng làm cho buồng tủy bị viêm. Tủy viêm tạo thành chất dịch chảy xuống chân răng làm tủy ở phần này bị viêm và tạo ra khối mủ chứa đầy vi khuẩn.
❃❃❃ Xem thêm: Bệnh áp xe răng có những dạng nào? Gây ra biến chứng gì?
Đau nhức, sưng tấy là những biểu hiện của bệnh áp xe răng số 7
CÁCH CHẨN ĐOÁN ÁP XE RĂNG SỐ 7
Bác sĩ có thể dựa trên một số những triệu chứng điển hình sau đây để chẩn đoán tình trạng áp xe răng số 7:
- Cảm giác đau rất nhiều khi chúng ta ăn nhai, sờ trúng hay tác động lực trực tiếp vào răng. Cơn đau cũng có thể xảy ra khi chúng ta đánh răng.
- Khối u sưng xuất hiện ở dưới chân răng. Khối u này có thể xuất hiện ở một vị trí hoặc lan rộng.
- Răng không còn đứng vững trong xương ổ răng mà có hiện tượng lung lay. Trường hợp xấu nhất là răng thật bị rụng.
- Nhiễm trùng thường đi đôi với triệu chứng sốt cao. Đặc biệt là vào buổi tối.
- Răng rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Khi ăn các thức ăn nóng lạnh đều gây ra những kích thích đau nhói. Đôi khi có hiện tượng sưng hạch bạch huyết.
- Người bị áp xe răng số 7 thì miệng có mùi hôi tanh rất khó chịu do mủ tạo thành. Mủ này cũng làm cho lưỡi có vị đắng. Mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn.
Nếu phải nhổ răng số 7 do áp xe thì việc trồng răng mới là điều vô cùng cần thiết
Áp xe răng khôn có gì khác so với áp xe răng số 7?
Răng khôn là một chiếc răng thường xảy ra rất nhiều bệnh lý răng răng miệng khác nhau. Như mọc ngầm, mọc ngang, mọc lệch. Áp xe chân răng là một bệnh cũng thường gặp ở chiếc răng này. Tuy nhiên cách điều trị áp xe ở hai răng này có sự khác nhau.
Nếu như răng số 8 bị áp xe và mọc lệch thì có thể nhổ răng mà không cần phải trồng lại răng giả. Nhưng áp xe răng số 7 thì cần chữa trị mà không nên nhổ răng. Trong trường hợp nhổ răng thì cần phải trồng lại răng giả trong một thời điểm thích hợp.
NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ BỊ ÁP XE RĂNG SỐ 7 CAO?
Người có sức đề kháng kém
Có rất nhiều đối tượng có sức đề kháng kém. Hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Như là trẻ em khi cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Người bị suy dinh dưỡng, cơ thể không có đủ dưỡng chất để kháng lại mầm bệnh. Người cao tuổi có cơ thể bị lão hóa hệ miễn dịch cũng không còn khỏe mạnh như lúc còn trẻ. Người điều trị các bệnh mãn tính, uống nhiều thuốc tây trong thời gian dài. Cũng làm đảo lộn môi trường sinh hóa trong cơ thể. Đều có khả năng bị áp xe răng số 7.
Trẻ em, người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng dễ bị áp xe răng số 7
Người chăm sóc răng miệng kém
Áp xe răng số 7 là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nên vệ sinh răng miệng, làm sạch vi khuẩn có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mắc bệnh này. Khi vệ sinh răng miệng kém thì vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào nướu gây viêm.
Hoặc vi khuẩn tấn công vào bề mặt của răng gây ra sâu răng. Ăn sâu vào thân răng gây ra viêm buồng tủy kéo theo viêm ống tủy và áp xe chân răng là một bệnh tiếp theo được hình thành sâu răng. Hãy chải răng đều đặn hai lần mỗi ngày. Kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng cho răng luôn được sạch.
CẦN ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ ÁP XE RĂNG SỐ 7?
Ăn uống là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể. Để phòng ngừa được áp xe răng số 7 thì cần ăn nhiều loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn ở trẻ em có kèm theo thiếu vitamin A rất cao. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng – miễn dịch. Người thiếu vitamin A thì có nguy cơ mắc bệnh áp xe răng số 7. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót rau dền cơm, gan gà, gan lợn, gan bò,…
Vitamin A ngoài tăng sức đề kháng còn làm cho mắt sáng hơn
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C tăng cường miễn dịch. Củng cố cho các tế bào miễn dịch T và bạch cầu. Sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên khi ăn không đủ vitamin C. Hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây và rau củ. Các thức ăn giàu vitamin C: rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… Trong các loại quả như bưởi, quýt, cam, chanh,…
Ăn nhiều trái cây là một cách hiệu quả để cơ thể không bị thiếu hụt vitamin C và tránh áp xe răng số 7
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B
Áp xe răng số 7 sẽ giảm nguy cơ khi bạn ăn đủ vitamin B. Thiếu vitamin B làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Gây thiếu máu dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em và phụ nữ có thai. Thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễn dịch, cơ thể phản ứng chậm chạp với các tác nhân gây bệnh. Các vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan.
Vitamin B rất cần thiết trong việc hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa áp xe răng số 7
Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt
Sắt cần thiết cho quá trình phân bào hay nói cách khác là tổng hợp ADN. Thiếu sắt thì cơ thể tăng khả năng nhiễm khuẩn. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…
Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm
Những thực phẩm chứa kẽm có thể năng ngừa áp xe răng số 7. Kẽm giúp tăng cường miễn dịch. Nhờ có kẽm mà vết thương mau lành. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng, cơ thể thiếu kẽm. Ngoài ra khi thiếu kẽm trẻ thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, lùn hơn các bạn đồng trang lứa. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,..
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết