Viêm tủy răng số 7 có thể gây ra những biến chứng gì?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
triệu chứng

VIÊM TỦY RĂNG SỐ 7 CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG BIẾN CHỨNG GÌ?

Viêm tủy răng số 7 là một trong những bệnh lý răng miệng làm cho người bệnh vô cùng đau nhức và mất sức. Tất cả các răng đều có nguy cơ bị viêm nhiễm tủy.

BẠN BIẾT GÌ VỀ BỆNH VIÊM TỦY RĂNG SỐ 7?

Viêm tủy răng số 7 là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai của bạn. Bệnh này không đơn thuần xảy ra vì tủy răng nằm sâu bên trong thân răng. Được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Hơn nữa, răng số 7 là một chiếc răng thuộc nhóm răng hàm lớn có kích thước lớn và rất cứng chắc nên tủy răng lại càng được bảo vệ tốt hơn. Nhưng vẫn có nguy cơ bị viêm tủy răng số 7 khi răng bị sâu nặng, răng bể, vỡ,…

Tủy răng là một tổ chức có nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng có ở thân răng gọi là buồng tủy. tủy răng có ở chân răng được gọi là ống tủy. Các dây thần kinh trong tủy răng sẽ giúp tủy cảm nhận được những kích thích đến từ bên ngoài khi chúng ta ăn uống và sinh hoạt. Phần mạch máu sẽ có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi răng được khỏe mạnh, cứng chắc và giữ được độ ẩm, độ đàn hồi.

Trẻ em là đối tượng có nhiều nguy cơ bị viêm tủy răng hơn người lớn. Vì men răng và ngà răng của trẻ còn mỏng yếu. Hơn nữa, buồng tủy cũng có kích thước lớn. Nếu trẻ bị sâu răng thì sâu răng rất dễ ăn vào đến buồng tủy. Làm cho buồng tủy bị lộ khiến vi khuẩn xâm nhập vào và gây ra viêm nhiễm.

❃❃❃ Xem thêm: Răng số 7 sau khi nhổ có trồng răng giả được không?

hình dạng răng Răng số 7 thuộc vào nhóm răng hàm lớn nên nằm sâu bên trong và có kích thước lớn

Người trưởng thành có bao nhiêu răng số 7?

Răng số 7 là chiếc răng nằm ở vị trí số 7 nếu chúng ta tính từ chiếc răng cửa đi vào. Răng số 6 cùng với răng số 7 tạo thành nhóm răng hàm lớn. Đảm nhận vai trò chủ lực, quan trọng nhất để giúp chúng ta ăn nhai mỗi ngày. Người trưởng thành có 4 chiếc răng số 7 bao gồm 2 chiếc ở hàm dưới và 2 chiếc ở hàm trên.

Chiếc răng này thường mọc trong khoảng từ 12 đến 13 tuổi. Răng số 7 hàm trên có 3 chân răng và răng số 7 hàm dưới chỉ có 2 chân răng. Vì thế mà răng này thường có đến 3 ống tủy. Đây là chiếc răng tuyệt đối không được nhổ bừa bãi. Chỉ nhổ răng số 7 trong những trường hợp bất khả kháng không thể cứu vãn được nữa.

  • Viêm tủy răng số 7 quá nặng làm ảnh hưởng đến cấu trúc của thân răng, chân răng và gây viêm nhiễm đến xương hàm thì bác sĩ sẽ cân nhắc trên trường hợp cụ thế và nguy cơ cao là bị nhổ răng.
  • Viêm tủy răng số 7 có kèm theo áp xe chân răng hoặc áp xe nha chu. Khiến cho răng bị lung lay nhiều. Dây chằng không thể giữ được chân răng trong xương ổ răng.
  • Viêm tủy răng số 7 do sâu răng ăn vào tủy. Hay bị va đập mạnh làm cho thân răng và chân răng bị vỡ nhiều. Thì bác sĩ cần phải nhổ răng và lấy đi phần răng vụn ra ngoài.
  • Răng số 7 mọc ngầm mà không có khả năng khôi phục lại hướng mọc đúng cho răng cũng có thể sẽ có chỉ định nhổ răng.

viêm tủy răng số 7

Răng số 7 là một chiếc răng quan trọng nên không được tùy tiện nhổ đi

Vì sao tủy răng số 7 bị viêm tủy?

  • Sâu răng hoàn toàn có thể làm cho viêm tủy răng số 7. Vì đây là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến phần mô cứng của răng. Phá hủy răng từ ngoài vào trong. Từ men răng đến ngà răng và cuối cùng là sâu răng ăn vào buồng tủy ở thân răng.
  • Khi răng bị bể, vỡ làm lộ buồng tủy thì cũng sẽ bị viêm tủy răng số 7 giống như trường hợp sâu răng ăn vào tủy.
  • Một số ít những trường hợp viêm tủy răng số 7 cũng là do cơ thể bị nhiễm độc chì, thủy ngân,… từ bên ngoài.
  • Thói quen dùng răng để cắn nước đá lạnh, cắn các đồ vật cứng. Hay ăn nhai những thức ăn cứng cũng làm cho viêm tủy răng số 7 có nhiều nguy cơ xảy ra.

viêm tủy răng số 7

Răng của chúng ta có thể bị viêm tủy vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Phát hiện bệnh viêm tủy răng số 7 như thế nào?

  • Khi ăn các thức ăn có nhiệt độ nóng, lạnh nhiều hơn bình thường thì viêm tủy răng số 7 sẽ tạo nên cảm giác ê buốt rất nhiều. Những thức ăn chứa nhiều vị chua hay nhiều đường ngọt cũng làm cho răng bị kích ứng có biểu hiện tương tự.
  • Đau nhức nhiều là một biểu hiện mà những ai bị viêm tủy răng số 7 cũng đều phải trải qua. Cơn đau còn có thể lan tỏa sang nửa đầu hoặc mặt vùng bên. Tùy vào mức độ viêm mà cơn đau sẽ kéo dài đến vài giờ hoặc biến mất chỉ sau vài phút. Đôi khi người bệnh không thể xác định được vị trí chính xác của cơn đau.
  • Viêm tủy răng số 7 có biểu hiện răng bị lung lay không đứng vững. Thân răng khi quan sát thấy có hiện tượng trồi lên cao hơn so với những răng còn lại.
  • Viêm tủy răng số 7 làm suy giảm chức năng vị giác, khiến cho miệng có vị đắng nhẹ. Mùi hương của thức ăn không được cảm nhận tốt nên ăn uống không còn ngon miệng.
  • Miệng bị hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng tốt. Nếu viêm tủy răng số 7 có kèm theo xuất huyết nướu và chảy mủ sẽ làm cho miệng có thêm mùi tanh đặc trưng.

triệu chứng

Đau nhức, hôi miệng và ê buốt đều là những biểu hiện của viêm tủy răng

Đây có phải là một bệnh lý nguy hiểm?

Người bị viêm tủy răng số 7 sẽ có nguy cơ bị sung huyết. Đây vốn là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác cũng nguy hiểm không kém. Một số biến chứng sau đây hoàn toàn có nguy cơ xảy ra đối với những bệnh nhân bị viêm tủy mà không được chữa trị kịp thời, đúng cách:

  • Viêm xương
  • Rụng răng
  • Viêm quanh chóp chân răng
  • Áp xe quanh chóp răng
  • Viêm quanh cuốn răng

Viêm tủy răng số 7 trải qua 3 giai đoạn đó là viêm tủy răng hồi phục, viêm tủy răng cấp và viêm tủy răng hoại tử. Nếu có thể sớm phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu tiên viêm tủy răng có hồi phục. Thì khả năng cao là bạn sẽ bảo toàn được tủy. Tránh được nhiều biến chứng gây hại về sau. Đồng thời, thời gian, chi phí và cách chữa trị cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Thế nên, việc thăm khám kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ là một điều rất cần thiết mà chúng ta cần phải thực hiện.

Viêm tủy răng số 7 đến giai đoạn tủy bị hoại tử thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa vì các dây thần kinh trong tủy đã bị chết đi và phân hủy. Bác sĩ cần phải lấy hết phần tủy chết này ra ngoài. Làm vệ sinh cho răng và tiến hành trám bít ống tủy. Sau đó tùy vào tình trạng hư hại của thân răng mà sẽ có cách phục hình thân răng cho từng trường hợp cụ thể.

viêm tủy răng số 7

Viêm tủy răng nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường

VIÊM TỦY RĂNG SỐ 7 THÌ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Muốn cho răng không bị đau nhiều hơn thì trước khi và sau khi điều trị viêm tủy răng cần có chế độ ăn uống thật khoa học và phù hợp. Có những món ăn bạn phải kiêng trong một khoảng thời gian để đảm bảo cho sức khỏe của răng.

  • Kiêng ăn những thức ăn, uống những thức uống có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Chú ý đến nhiệt độ là một điều cơ bản và cần thiết.
  • Khi răng số 7 mới điều trị tủy thì cần hạn chế dùng răng này để ăn nhai. Không dùng răng này để cắn các thức ăn cứng hoặc dai. Khi răng lấy tủy càng lâu thì răng sẽ càng bị suy yếu nhiều hơn.
  • Những thức ăn quá chua cũng không nên ăn vì axit sẽ làm cho khoáng chất trong men răng bị hòa tan. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe lâu dài của răng.
  • Sau khi ăn thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột thì cần làm vệ sinh răng miệng tốt hơn.
  • Chỉ nên uống những loại nước ngọt có gas trong những dịp đặc biệt, tiệt tùng. Không nên uống nước ngọt có gas cũng như các loại nước giải khát đóng chai mỗi ngày.

viêm tủy răng số 7

Chúng ta cần chú ý đến nhiệt độ, thành phần và độ cứng của thức ăn khi ăn uống

ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG SỐ 7 CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?

Điều trị viêm tủy răng số 7 cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến những yếu tốt sau đây.

Trước khi điều trị

Điều trị viêm tủy là một kỹ thuật đòi hỏi cần có bác sĩ có tay nghề cao và được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ hiện đại. Nên việc cần tìm phòng khám uy tín, chất lượng là một điều quan trọng. Kỹ thuật điều trị tủy nếu không được hiện tốt như không trám bít đều ống tủy hay không lấy sạch toàn bộ phần tủy hoại tủy ra bên ngoài. Thì bệnh nhân vẫn có biểu hiện đau nhức kéo dài sau khi lấy tủy.

Khi lấy tủy bạn không nên lo sợ mà cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt. Thư giãn thoải mái và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị tủy được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu trường hợp bị viêm tủy răng số 7 ở trẻ em thì cần phải có bác sĩ chuyên điều trị răng cho trẻ em thực hiện.

Sau khi điều trị

Sau khi điều trị tủy thì bác sĩ có những chỉ dẫn cụ thể cho bạn về cách sinh hoạt như thế nào. Điều quan trọng là bạn cần phải ăn uống lành mạnh. Tránh những thực phẩm không tốt cho cơ thể. Không uống rượu bia, tránh hút thuốc lá.

Từ bỏ những thói quen xấu như nghiến răng khi tức giận. Dùng răng để cắn nước đá hay cắn các đồ vật cứng. Tránh xa những thực phẩm còn quá nóng hay quá lạnh. Đặc biệt nếu biết miệng của mình dị ứng với loại thực phẩm nào thì bạn cần tránh xa loại thực phẩm đó đi.

Chăm sóc răng miệng còn bao gồm vệ sinh, làm sạch răng miệng. Vệ sinh răng miệng tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ của tất cả các răng. Đồng thời giữ cho răng luôn được trắng sáng, miệng không bị hôi và giúp răng đã lấy tủy có điều kiện tốt hơn để phục hồi.

Vệ sinh răng miệng cũng là cách để bảo vệ cho nha chu luôn được khỏe mạnh. Tránh được các vấn đề viêm nhiễm thường gặp. Đừng quên kiểm tra răng miệng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp sớm phát hiện các biểu hiện bất thường của răng và nướu. Quan trọng hơn phát hiện sớm bệnh bao giờ cũng có thể điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn. Lấy cao răng định kỳ để cho nướu không bị tụt và miệng không bị hôi cũng là điều cần thực hiện định kỳ.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất