RĂNG SỐ 7 SAU KHI NHỔ CÓ TRỒNG RĂNG GIẢ ĐƯỢC KHÔNG?
RĂNG SỐ 7 LÀ RĂNG GÌ?
Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm hay còn gọi là răng cối. Chức năng chính của nhóm răng cối đó chính là nhai nhuyễn thức ăn. Chính vì thế mà răng hàm có cấu tạo vô cùng vững chãi và rắn chắc. Thân răng và chân răng lớn hơn các răng khác. Thức ăn được tiêu hóa có tốt hay không nhờ rất nhiều vào răng ở vị trí số 6 và số 7. Vì vậy bảo vệ và gìn giữ chiếc răng thứ 7 là rất quan trọng và cần thiết để bạn có thể ăn nhai tốt.
Cũng như tất cả các răng trưởng thành khác. Răng số 7 một khi đã mất đi thì không thể tự mọc lại. bởi vì mầm răng trưởng thành chỉ xuất hiện duy nhất trong đời để thay thế cho răng sữa ở vị trí tương ứng. Trẻ em trong khoảng từ 11 – 13 tuổi thì răng số 7 sẽ mọc. Để cho răng mọc tốt hơn thì các bậc phụ huynh cần cho con ăn nhiều những thực phẩm có chứa canxi như sữa, phô mai. Kết hợp cho con tắm nắng và vận động nhẹ vào lúc sáng sớm nắng nhẹ. Vitamin D sẽ xúc tác cho canxi được hấp thụ vào xương và răng tốt hơn.
Chúng ta thường bỏ qua chiếc răng này khi chải răng vì chúng khá là sâu bên trong. Những kẽ răng được tạo thành bởi răng số 6, số 7 và số 8 rất dễ bị mắc thức ăn vào. Nhất là những sớ thịt của động vật khi chúng ta ăn. Nên những chiếc răng ở phía trong này cũng có nguy cơ bị sâu và viêm lợi nhiều hơn những chiếc răng cửa phía ngoài.
❃❃❃ Xem thêm: Răng số 8 là răng nào? Răng số 8 bị sâu vỡ phải làm sao?
Răng số 6 và số 7 thuộc nhóm răng cối
RĂNG SỐ 7 CÓ CHỨC NĂNG VÀ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
Chức năng
Răng số 6 và số 7 có cùng chung chức năng chính là nghiền nát thức ăn trong khoang miệng. Răng này có diện tích mặt nhai lớn và chân răng vô cùng cứng chắc. Khả năng nhai thức ăn phụ thuộc vào kích thước và độ chắc khỏe của răng hàm. Ngoài ra, người có khớp cắn chuẩn xác cũng dễ dàng ăn nhai hơn người có khớp cắn bị lệch.
Cấu tạo
Người trưởng thành có tổng cộng 4 chiếc răng số 7 bao gồm hai chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới. Cũng giống như những răng khác thì chiếc răng này có cấu tạo chính gồm chân răng phía dưới phần lợi không nhìn thấy được. Phần thân răng phía trên tiếp xúc trực tiếp và nhai thức ăn. Răng số 7 thường có 3 chân răng trong khi răng cửa chỉ có 1 chân răng duy nhất.
Một chiếc răng thứ 7 hoàn chỉnh bao gồm các phần như men răng, ngà răng, tủy răng, nướu răng, xương ổ răng, ống tủy ở chân răng, dây thần kinh và các mạch máu nhỏ.
Răng thứ 7 có chân răng rất vững chắc
QUY TRÌNH NHỔ RĂNG THỨ 7 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Răng thứ 7 có vị trí phía trong và chân răng số 7 vững chắc nên nhổ chiếc răng này cũng khó hơn những chiếc răng khác. Nhưng với công nghệ hiện nay thì đây đã không còn là vấn đề khiến chúng ta phải quá lo âu.
-
Bước 1: Kiểm tra tổng quát
Bạn cần được kiểm tra sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của cơ thể như nhịp tim, huyết áp trước khi được chỉ định nhổ răng. Đối với những trường hợp tiểu đường hoặc mắc các bệnh về máu thì không nên nhổ răng.
-
Bước 2: Làm sạch răng miệng
Trước khi nhổ thì vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng khi có vết thương hở. Bác sĩ cũng gây tê cục bộ để bạn không bị đau trong quá trình nhổ răng.
-
Bước 3: Nhổ răng số 7
Bác sĩ sẽ tính toán trường hợp răng của bạn. Để có những quyết định về phương pháp nhổ cũng như những dụng cụ sử dụng sao cho phù hợp. Những dụng cụ y tế này luôn được khử trùng sạch sẽ trước khi thao tác nhổ răng.
-
Bước 4: Khâu vết thương
Vết thương khâu lại sẽ nhanh lành hơn. Đồng thời việc cầm máu cũng rất quan trọng sau khi nhổ. Giúp bạn không phải mất máu quá nhiều và làm cho bạn không cảm thấy quá sợ khi nhổ răng xong.
Những điều cần lưu ý
Sau khi nhổ răng bạn nên ăn những món mềm, ít nhai như cháo, sữa. Không nên nhai thức ăn bên phía răng vừa mới nhổ để tránh làm đứt chỉ khâu vết thương. Cũng tránh được sự nhiễm trùng từ thức ăn.
Cần kê cao gối khi nằm ngủ hoặc nghỉ. Tránh uống nước đá và rượu bia trong những ngày đầu nhổ răng. Thức ăn quá cay cũng không phải là món bạn nên ăn sau khi nhổ răng. Uống thuốc đúng liều theo đơn của bác sĩ để giảm đau nhanh hơn.
Với công nghệ hiện nay thì việc nhổ răng hàm đã không còn là một việc khó khăn
NHỔ RĂNG SỐ 7 CÓ CẦN TRỒNG LẠI KHÔNG?
Vì một số lý do như sâu răng hay mọc nghiên, mọc lệch mà bác sĩ cần phải nhổ đi răng số 7. Chiếc răng này sau khi mất đi sẽ gây trở ngại cho bạn rất nhiều trong khi ăn uống và sinh hoạt. Mất chiếc răng này cũng gây ra khá là nhiều những biến chứng. Như tiêu xương răng, răng ở những vị trí kế cận bị xô lệch.
Vì vậy, việc trồng lại răng số 7 là một điều rất cần thiết và không nên xem thường bỏ qua. Trồng răng giả implant là một giải pháp được khuyên dùng khi mất đi răng số 7. Loại răng giả này có cấu tạo gồm 2 phần chính.
Trụ implant được cấy vào trong xương hàm. Trụ này đóng vai trò như chân răng thật. Được chế tác bằng những vật liệu an toàn và lành tính. Có thể ở trong xương hàm vĩnh viễn mà không gây hại gì. Mão sứ ở phía trên đóng vai trò như thân răng thật. Đảm bảo khả năng nhai và tính thẩm mỹ, tự nhiên rất đẹp.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết