VIÊM NƯỚU RĂNG LÀ GÌ? 7 NGUYÊN NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN
VIÊM NƯỚU RĂNG LÀ BỆNH GÌ?
Nướu răng là gì?
Nướu răng là một phần mô mềm bao bọc xung quanh chân răng. Đây chính là các mô niêm mạc bao bọc xung quanh xương hàm trên và xương hàm dưới bên trong miệng. Nướu dính chặt với khung xương bên dưới bám sát vào mặt dưới của răng. Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng san hô, săn chắc và thơm tho. Nướu răng còn có thể chứa thêm sắc tố melanin.
Nướu rời tức là phần nướu xung quanh cổ răng. Phần nướu này đóng vai trò như một cổ áo và không dính vào răng. Nướu rời được xác định từ đường viền nướu đến nướu chính trong khoảng từ 0.5 đến 2.0 mm. Trong những thuật ngữ để phân biệt các vị trí của nướu trong nha khoa bao gồm nướu dính, nướu rời và nướu kẽ răng.
Nướu răng là phần bao phủ bên ngoài răng.
Nướu răng có chức năng gì?
Nhờ vào bề ngoài trơn láng mà nướu răng có thể làm giảm độ ma sát của thức ăn trong quá trình ăn nhai. Nướu cùng với dây chằng ôm sát chân răng và cố định chân răng tại xương ổ răng. Nhờ đó mà răng được đứng vững trong xương hàm. Giúp chúng ta ăn nhai dễ dàng mà không sợ răng lung lay hay răng bị rụng.
Nhờ vào sự bao bọc xung quanh chân răng mà nướu có chức năng chính trong quá trình bảo vệ chân răng và xương hàm. Nướu gặp vấn đề thì hai bộ phận này ít nhiều cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Nướu răng là một mô mềm bao bọc xung quanh xương hàm và chân răng
VIÊM NƯỚU RĂNG LÀ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
Triệu chứng
Viêm nướu răng hay viêm lợi chính là tình trạng mà lợi bị viêm nhiễm nhưng chưa đến mức mà mô bị phá hủy. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho viêm nướu răng. Triệu chứng của viêm nướu răng là nướu có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm. Đau nhức khi chúng ta chạm vào. Cảm thấy khó chịu trong khi ăn uống. Lợi thường có mùi hôi và bề mặt của lợi không còn được săn chắc.
Viêm nướu răng dạng nặng thường có biểu hiện xuất huyết và chảy mủ. Tạo ra mùi tanh trong miệng và lưỡi thường xuyên cảm thấy vị đắng. Răng có thể bị lung lay và rụng mất răng vĩnh viễn. Răng sẽ trông dài hơn nếu viêm lợi có kèm theo tụt lợi khiến chân răng lộ ra nhiều hơn.
Viêm nướu răng cũng kéo theo sự thay đổi của cấu trúc hàm. Kẽ hở giữa các răng lớn hơn và răng có thể bị ngả về phía trước hoặc phía sau. Ngoài ra thì sự sưng đỏ và đau nhức của răng còn khiến cho người bệnh có biểu hiện chán ăn, mất ngủ về đêm, hay cáu gắt, sốt và giảm đi năng suất làm việc học tập.
Viêm nướu răng có thể gây ra mất răng vĩnh viễn
Nguyên nhân
Viêm nướu răng dạng nặng thường có thể dẫn đến răng lung lay, áp xe chân răng và mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân sau thường là tác nhân của tình trạng viêm nướu răng ở nhiều người:
- Phụ nữ trong thời kỳ thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể như hành kinh, mang thai hay mãn kinh đều có thể bị viêm lợi do sự thay đổi môi trường bên trong cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng không tốt khiến cho chúng ta mắc rất nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Trong số đó có viêm nướu. Viêm nướu là một quá trình xuất phát điểm từ các mảng bám không được làm sạch bám trên răng lâu ngày. Tích tụ dần thành cao răng và phần cao răng này xâm lấn vào nướu gây viêm.
- Những người thường xuyên uống thuốc tây cũng có thể bị viêm lợi cao hơn những người khác. Vì thuốc tây có phản ứng phụ là làm giảm sự hoạt động của tuyến nước bọt. Khiến cho miệng khô và làm mất đi tính cân bằng sinh hóa trong khoang miệng. Nước bọt của chúng ta được xem như là một chất diệt khuẩn tự nhiên. Nên miệng khô thì vi khuẩn cũng sẽ phát triển mạnh hơn và gây ra viêm nhiễm nướu. Một số người ít uống nước làm cho miệng khô hơn bình thường. Cũng có thể gây ra tình trạng viêm lợi.
Viêm nướu răng có sự thay đổi màu sắc rõ ràng so với nướu khỏe mạnh
Những ai dễ bị viêm lợi nhất?
- Người có thói quen dùng tăm xỉa răng có nguy cơ mắc viêm lợi nhiều hơn những người sử dụng chỉ nha khoa. Nguyên nhân là vì tăm xỉa răng có đầu nhọn dễ làm thưa răng và làm tổn thương phần nướu.
- Người hút nhiều thuốc lá và uống nhiều bia rượu cũng gây ra viêm nướu. Những hợp chất hóa học trong thuốc lá và rượu gây ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể chứ không riêng gì nướu răng.
- Một số người mắc những bệnh lý nền như tiểu đường, ung thư, người già có sức đề kháng không còn được tốt cũng dễ bị viêm lợi.
- Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Ăn uống thất thường hoặc không ăn đầy đủ và phong phú nhiều loại thực phẩm khác nhau dẫn đến thiếu dưỡng chất.
❃❃❃ Xem thêm: Viêm nướu răng gây hại cho cơ thể nhiều hơn những gì bạn biết
VIÊM NƯỚU RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG
Viêm nướu răng sẽ không gây nguy hiểm khi chúng ta phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vệ sinh răng miệng tốt và ăn uống đúng khoa học. Tuy nhiên một số trường hợp viêm lợi có thể kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng khác phát triển. Như áp xe chân răng là một bệnh lý nhiễm trùng răng nguy hiểm có nguy cơ phát sinh từ viêm lợi. Khối áp xe thực chất là một khối mủ dưới chân răng. Khối mủ này có nguy cơ lây lan sự nhiễm trùng ra những bộ phận khác trên cơ thể như máu và não.
Một biến chứng khác của viêm nướu răng đó chính là làm cho răng lay lay trong xương ổ răng từ từ càng nhiều và rụng mất răng khi lợi và dây chằng đều đã hoàn toàn suy yếu. Răng trưởng thành bị mất đi thì cơ thể không có mầm răng trưởng thành khác để tự mọc lại mà phải nhờ đến các phương pháp trồng răng giả để tạo răng mới.
Một số nghiên cứu chó thấy người phụ nữ mang thai bị viêm nướu răng cũng có nguy cơ bị sinh non và ảnh hưởng nhiều đến thai nhi hơn là những bà mẹ có nướu khỏe mạnh.
Viêm nướu răng có thể dẫn đến áp xe chân răng và làm lung lay răng
VIÊM NƯỚU RĂNG Ở TRẺ EM
Tác nhân gây bệnh
- Trẻ em là đối tượng rất thích những món ăn ngọt như bánh kẹo nhưng lại chưa hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Thế nên các con rất hay bị sâu răng hoặc viêm nướu do chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Vậy nên việc ba mẹ cần hướng dẫn cho con cách chải răng đúng cách cũng như nói cho con nghe về tầm quan trọng của việc chải răng mỗi ngày là một điều rất cần thiết.
- Nướu và răng của trẻ con còn chưa phát triển hoàn toàn như ở người lớn. Hệ miễn dịch của các con cũng còn non nớt hơn. Nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công gây nên tình trạng viêm lợi cho bé.
- Các con thường có những thói quen xấu như mút ngón tay hay cắn những món đồ chơi mà mình đang có. Thói quen này làm ảnh hưởng đến sự mọc đúng hướng của răng. Cắn những vật dụng cũng dễ làm trầy xước nướu gây tổn thương nướu.
- Ngoài ra thì sự mọc răng vĩnh viễn cũng có thể là một tác nhân khiến cho lợi bị viêm. Thường thì tình trạng này thường xuất hiện ở những bé khoảng từ 6 đến 7 tuổi. Đây là giai đoạn mà răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và thay thế cho răng sữa.
Trẻ em cũng là một đối tượng dễ bị viêm nướu răng vì chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng
Cách điều trị
Trẻ em bị viêm nướu răng có những triệu chứng tương tự như viêm lợi ở người lớn. Điều trị viêm nướu ở trẻ em cũng khá đơn giản nếu như biểu hiện bệnh mới bắt đầu còn ở dạng nhẹ.
Ba mẹ cần phải giúp bé làm vệ sinh răng miệng tốt hơn. Để đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ không cho phép những vi khuẩn xấu có cơ hội phát triển thêm. Bạn cần đưa bé đến những phòng nha uy tín để được kiểm tra. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh để cải thiện tình trạng của các bé.
Nên hướng dẫn cho bé cách súc miệng bằng nước muối loãng đúng cách hàng ngày. Nên cho bé ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và thay đổi thực đơn sao cho hợp lý. Một cơ thể có nhiều chất dinh dưỡng khỏe mạnh từ bên trong có thể chống lại rất nhiều bệnh lý răng miệng.
VIÊM NƯỚU RĂNG KHÔN
Viêm nướu răng khôn xuất hiện khi răng khôn bắt đầu mọc. Thường xuất hiện ở răng hàm dưới hơn răng hàm trên. Đây là tình trạng viêm lợi trùm. Phần lợi phát triển thừa bao phủ lên phần răng khôn tạo thành dạng một cái túi. Có thể bị thức ăn bám vào và rất khó làm vệ sinh. Gây hôi miệng và làm cho chứng viêm nướu ngày càng trầm trọng hơn.
Mặc dù răng khôn khiến cho bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu. Nhưng bạn vẫn phải ai uống đầy đủ và làm vệ sinh răng miệng ít nhất hai lần mỗi ngày. Khi chải răng cần sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách.
So với viêm nướu răng ở những vị trí khác thì viêm nướu răng ở vị trí răng khôn nguy hiểm hơn. Vì đây là vị trí trong cùng cung hàm nên rất khó quan sát. Kèm theo tình trạng răng số 8 mọc lệch có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu hơn.
Viêm nướu răng tại vị trí răng khôn thường khó điều trị và quan sát hơn các vị trí khác
Cách điều trị
- Cắt phần lợi thừa để răng có thể mọc bình thường. Sau khi cắt lợi thì bạn cũng sẽ được cho uống một số loại thuốc kháng sinh và giảm đau. Giúp cho lợi nhanh lành, tránh bị nhiễm trùng. Hướng dẫn cho bạn cách ăn uống và vệ sinh răng miệng sau cho phù hợp.
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngang có kèm viêm lợi trùm cần được nhổ bỏ răng khôn. Nhổ răng khôn không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhai thức ăn của bạn. Vì răng khôn mọc ở vị trí sâu nhất nên mặc dù là răng hàm lớn nhưng không góp phần nhiều trong việc nghiền nát thức ăn. Nhổ răng khôn là cách tốt nhất để bảo vệ răng số 7 và phần lợi xung quanh khỏi bị ảnh hưởng xấu.
CÁCH TRỊ VIÊM NƯỚU RĂNG TẠI NHÀ
Bạn có thể làm cho nướu giảm viêm, giảm sưng đau tại nhà một cách nhanh chóng và an toàn. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản và sẵn có trong nhà bếp. Hãy tham khảo một số cách sau đây để nhanh chóng áp dụng khi nướu bị viêm:
Nước muối
Súc miệng với nước muối loãng hàng ngày vừa có thể làm cho răng chắc khỏe, vừa có thể ngăn ngừa viêm nướu răng. Nước muối sẽ làm giảm nhanh chóng những cơn đau và làm cho nướu bớt sưng. Bạn nên mua dung dịch nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Vì đảm bảo được tính vô trùng và nồng độ muối thích hợp.
Túi trà
Túi trà có chứa nhiều chất tannic. Hai tác dụng chính của chất này đó chính là chống oxi hóa và kháng khuẩn. Có thể giảm viêm và chống tổn thương tế bào do những gốc tự do gây ra. Túi trà sau khi uống xong đừng vội bỏ đi hãy dùng nó để đặt lên trên vùng lợi bị viêm trong khoảng 5 phút. Bạn sẽ thấy cơn đau của mình giảm đi rõ rệt.
Lô hội
Gel từ cây lô hội có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp cho da và thanh lọc cơ thể. Thoa một ít gel lô hội lên nướu. Lô hội sẽ làm dịu nhẹ vết thương. Giảm đau và làm cho lợi nhanh được hồi phục trở lại bình thường.
Lô hội có thể làm dịu mát và giảm cơn đau lợi nhanh chóng cho bạn
Mật ong
Mật ong vừa là chất kháng viêm, chống oxi hóa và kháng khuẩn hiệu quả. Có thành phần chính là nhiều loại axit amin, vitamin và khoáng chất nên mật ong được xem là một chất rất bổ dưỡng cho cơ thể con người. Bạn chỉ cần thoa một ít mật ong lên lợi trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm. Cơn đau nhờ có mật ong mà được xoa dịu tức thời.
Tinh dầu sả
Súc miệng bằng tinh dầu sả cũng là một cách hay cho những người vừa bị viêm lợi vừa có thêm chứng hôi miệng. Ngoài ra thì tinh dầu sả còn có khả năng đánh bay những mảng bám trên răng. Chỉ cần cho 3 giọt tinh dầu sả vào trong 200 ml nước. Súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra và súc miệng lại bằng nước ấm sạch. Bạn có thể thực hiện cách trên đều đặn từ 2 đến 3 lần một ngày. Để cho nướu giảm viêm và hơi thở được thơm tho hơn.
Nước lá ổi
Nước lá ổi có mùi thơm và có khả năng chống lại mùi hôi miệng, kháng khuẩn hiệu quả và an toàn. Bạn chỉ cần chọn từ 5 đến 10 lá ổi mềm làm sạch và giả nhuyễn. Cho vào 200 ml nước sôi và đợi khi nước nguội cho thêm vào một ít muối và súc miệng bằng nước này. Sau khoảng 30 giây súc miệng bạn hãy nhổ nước ra. Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Miệng sẽ thơm và nướu sẽ hết đau.
Đây chỉ là những cách đơn giản giúp làm giảm những cơn đau nhẹ. Trong trường hợp bạn cảm thấy lợi của mình sưng nhiều có kèm theo xuất huyết và chảy mủ. Hay răng bị lung lay thì cần đến ngay phòng khám để được can thiệp y tế kịp thời.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết