Tủy răng bị thối vì lý do gì? Tủy bị thối chữa được không?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
sg min

TỦY RĂNG BỊ THỐI VÌ LÝ DO GÌ? TỦY BỊ THỐI CÓ CÒN CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Tủy răng bị thối là một bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe. Tủy răng đóng vai trò nuôi sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho răng được khỏe mạnh.

TỦY RĂNG BỊ THỐI LÀ GÌ?

Tủy răng là một tổ chức đặc biệt. Bao gồm các dây thần kinh và mạch máu nằm ở thân răng và chân răng. Người ta gọi là buồng tủy và ống tủy. Buồng tủy có kích thước lớn, còn ống tủy có kích thước nhỏ và mỏng, kéo dài từ buồng tủy xuống chóp chân răng. Mô tủy có chứa 70% là nước, 30% là chất hữu cơ. Trung bình trên các nhóm răng thì thường có từ 1 đến 4 ống tủy. Răng hàm lớn có 3 đến 4 ống tủy, răng hàm nhỏ có 2 ống tủy và răng cửa chỉ thường có 1 ống tủy.

Chức năng của tủy 

Tủy răng được xem như là nguồn sống của răng. Cung cấp và duy trì chất dinh dưỡng cho răng khỏe mạnh. Tủy răng có khả năng tái tạo, nuôi dưỡng, sửa chữa lại ngà răng. Giúp cho răng cứng chắc, tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân bên ngoài. Nhờ có các dây thần kinh mà tủy có thể dẫn truyền cảm giác. Bạn có thể cảm nhận được các cảm giác như ê buốt, đau nhức, nóng, lạnh, lực tác động bên ngoài là nhờ vào tủy răng.

Vì đảm nhiệm những chức năng quan trọng như thế nên khi tủy răng bị thối chúng ta cần có một biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Tủy răng bị thối thì tất cả những cảm nhận của răng cũng sẽ không còn nữa. Răng không còn phản ứng trước sự nóng, lạnh của thức ăn. Không còn cảm giác được mùi vị khi nhai thức ăn.

tủy răng bị thối

Sâu răng và viêm nha chu là hai nguyên nhân thường gặp làm cho tủy răng bị thối  

Tủy răng bị thối nếu không được nhanh chóng điều trị sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Như là đau nhức kéo dài cả ngày lẫn đêm. Thường hay nóng sốt và lúc ban đêm. Rụng răng, nhiễm trùng nha chu, nhiễm trùng máu, xương hàm và các bộ phận lân cận đều có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu không được điều trị tủy.

Cản trở ăn nhai

Tủy răng bị thối thì rất khó có thể ăn nhai gì được một cách bình thường. Tất nhiên là nếu không được điều trị thì bạn sẽ không thể nào được ăn uống ngon miệng. Vì cơn đau tủy đã choáng ngợp hết răng và xương hàm. Tình trạng ê buốt kéo dài dẫn đến tâm lý sợ hãi và lo lắng khi ăn. Bạn bắt buộc cần chuyển sang những loại thức ăn mềm. Người đau răng sẽ khó có thể ăn uống được đầy đủ. Cơ thể dần thiếu chất dinh dưỡng là một hệ quả tất yếu cho việc đau răng viêm tủy kéo dài.

Áp xe xương ổ răng

Tủy răng bị thối mất hết sự bền chắc và biến thành một dạng chất lỏng chảy xuống chân răng. Phần chân răng gặp phải phần nước tủy này sẽ bị nhiễm trùng và tạo ra bệnh áp xe xương ổ răng. Dần dần lan ra vùng xương hàm và làm biến dạng phần mặt bên ngoài. Vùng niêm mạc sàn miệng có nguy cơ cao bị hoại tử. Ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Hãy điều trị tủy răng bị thối sớm nhất có thể để giảm tối đa tình trạng áp xe xương ổ răng có thể xảy ra.

❃❃❃ Xem thêm: Viêm lợi trùm là gì? Cách điều trị viêm lợi trùm như thế nào?
tủy răng bị thối

Xương ổ răng có mối liên hệ mật thiết với xương hàm

Mất răng vĩnh viễn

Một trong những cách để bác sĩ có thể loại bỏ đi cơn đau kéo dài khi tủy bị thối đó là nhổ răng. Nhổ đi răng thật chỉ được thực hiện khi phần tủy đã bị thối hoàn toàn. Thân răng bị mẻ nhiều và không thể hàn trám hay bọc răng sứ được nữa. Mất đi răng thật thường gây ra hiện tượng răng mọc xô lệch và tiêu xương răng. Bạn cần có kế hoạch trồng lại răng giả sau khi đã nhổ đi răng có tủy bị hư. Chứng nhiễm trùng máu hoàn toàn có thể xảy ra nếu như viêm tủy kéo dài không được can thiệp.

tủy răng bị thối

Trường hợp tủy bị hư hại nặng nề có thể phải nhổ đi răng thật

TỦY RĂNG BỊ THỐI ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị tủy răng bị thối được xem là một kỹ thuật nha khoa phức tạp. Cần đến những bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị tủy. Lấy tủy răng cần được thực hiện đúng quy trình và tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn trong nha khoa.

tủy răng bị thối

Áp xe răng là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp khi tủy răng bị thối

• Bước 1: Kiểm tra tổng quát

Chụp X quang để có một cách đánh giá cụ thể về cấu trúc thân răng và chân răng của răng bị viêm tủy. Mức độ tủy bị viêm và tình trạng xương ổ răng, xương hàm ở vị trí tủy bị thối. Nhờ vào những thông tin cần thiết này mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị hiệu quả.

• Bước 2: Làm vệ sinh răng miệng và gây tê cục bộ

Trước khi tiến hành lấy tủy cũng như nhổ răng thì làm vệ sinh răng miệng và làm sạch các dụng cụ y tế là điều cần thiết. Thuốc gây tê sẽ phát huy hiệu quả làm bạn không đau trong thời gian lấy tủy và một lúc sau khi đã lấy tủy xong.

• Bước 3: Lấy tủy răng bị thối

Nhờ những dụng cụ đặc biệt mà buồng tủy được mở ra. Lấy sạch hết tủy bị thối ở buồng tủy và ống tủy. Sau khi lấy xong thì các dung dịch sẽ được bơm vào để làm sạch ống tủy.

• Bước 4: Trám bít ống tủy

Sau khi đã chắc rằng toàn bộ tủy thối đã được lấy sạch và ống tủy được làm vệ sinh sạch sẽ thì ống tủy sẽ được trám lại. Kỹ thuật trám ống tủy cần đến sự khéo léo và tỉ mỉ rất cao. Ống tủy nếu trám không được khít và không được đều thì sẽ gây ra hiện tượng đau nhức sau khi lấy tủy.

Sau đó thì phần thân răng cũng được hàn trám lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Đó chính là composite. Kèm theo là những chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc uống giảm đau nhanh lành vết thương. Hẹn lịch tái khám để kiểm tra lại tốc độ hồi phục của bệnh nhân.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất