Tụt lợi răng là gì và có phải là bệnh lý nguy hiểm không?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
tụt lợi răng là gì

TỤT LỢI RĂNG LÀ GÌ VÀ CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tụt lợi răng thường bị mọi người bỏ qua vì nghĩ đây là một hiện tượng bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời thì nó có thể sẽ gây ra những biến chứng

TỤT LỢI LÀ BỆNH GÌ?

Tụt lợi hay còn gọi là teo lợi là một tình trạng này lợi bị rút về phía chân răng. Chân răng lộ ra càng nhiều thì bị tụt nướu càng nặng. Đây là một dạng bệnh nha chu khá phổ biến đối với tất cả mọi người. Thông thường thì tụt lợi có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở các răng mặt ngoài như răng cửa và răng nanh. Đối với răng cối thì ít xảy ra tình trạng này hơn.

Đây là bệnh diễn ra trong âm thầm và không có quá nhiều dấu hiệu để chúng ta nhận biết trong thời gian đầu. Thông thường chúng ta chỉ phát hiện phần lợi bị teo khi chân răng đã lộ ra nhiều. Kèm theo những triệu chứng điển hình như tê buốt chân răng. Gãy răng và mất răng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như chúng ta không chủ động chữa trị đúng cách.

tụt lợi

Tụt lợi khiến cho răng mất đi tính thẩm mỹ khá nhiều 

DẤU HIỆU TỤT LỢI LÀ GÌ?

Tụt lợi không có những dấu hiệu đặc trưng. Chúng ta rất dễ nhầm lẫn bệnh này với những bệnh lý răng miệng phổ biến khác. Như là viêm nha chu, chảy máu chân răng hay hơi thở có mùi hôi khó chịu. Tụt nướu hàm trên dễ phát hiện hơn tụt nướu hàm dưới. Vì khi chúng ta cười thường để lộ hàm trên. Nên dễ quan sát và phát hiện hơn hàm dưới.

  • Nướu dễ bị xuất huyết khi chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc tác động một lực từ bên ngoài vào. Nướu có màu sắc bất thường như sưng đỏ, đau nhức và không còn được săn chắc, trơn láng.
  • Chân răng bị lộ rõ rệt kéo theo hiện tượng ê buốt khi ăn nhai. Chân răng không được bảo vệ bằng lớp men răng dày như ở mặt nhai của răng. Nên khi bị lộ ra thì nhiệt độ và thức ăn bên ngoài rất dễ xâm nhập vào trong tủy thông qua chân răng. Vì vậy nên ê buốt răng là một triệu chứng rất điển hình của tình trạng tụt nướu.
  • Răng lung lay do không còn chổ bám vững chắc. Tụt lợi càng nhiều thì răng càng không thể đứng vững được. Có thể cảm thấy đau khi nhai thức ăn hoặc chạm tay vào. Hôi miệng cũng thường thấy. Mùi hôi này xuất hiện vì lợi không còn được khỏe mạnh như trước.

tụt lợi

Cách dễ nhất để phát hiện tụt lợi là quan sát chân răng lộ ra bên ngoài

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỤT LỢI

Phẫu thuật nướu

Phẫu thuật chỉ áp dụng cho những trường hợp tụt nướu nặng, chân răng lộ ra nhiều. Nếu chỉ vệ sinh răng miệng đơn thuần thì nướu khó có khả năng tự hồi phục. Phẫu thuật phục hồi nướu được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng.

Đầu tiên bác sĩ tiến hành làm sạch túi nha nhằm loại bỏ hết vi khuẩn và những chất cặn bã tích tụ lâu ngày. Nếu phần xương giúp răng đứng vững bị tiêu biến thì bác sĩ hồi phục lại phần xương này cho bệnh nhân. Ngoài sự can thiệp của y tế thì sự tự hồi phục và tự tái tạo của cơ thể cũng là một yếu tố quyết định cho việc chữa khỏi tụt nướu.

Làm vệ sinh phần lợi viêm

Đây là cách áp dụng cho những trường hợp tụt nướu nhẹ. Làm sạch phần nướu bị viêm, vệ sinh phần chân răng bị lộ răng. Cạo đi phần cao răng tích tụ lâu ngày. Chân răng được làm sạch nghĩa là vi khuẩn sẽ không còn môi trường thuận lợi để phát triển nữa. Khu vực nướu bị teo đi cũng có môi trường tốt hơn để phục hồi và tái tạo ôm sát vào chân răng như ban đầu.

Cạo đi vôi răng không chỉ điều trị được chứng tụt nướu mà còn làm cho hơi thở thơm tho. Răng được trả lại màu sắc tươi sáng, bóng đẹp và đều màu.

❃❃❃ Xem thêm: Vôi răng là gì? Tại sao cần điều trị vôi răng?
tụt lợi

Cạo vôi răng sẽ ngăn chặn được tụt lợi và nhiều bệnh về răng miệng khác

NGUYÊN NHÂN GÂY RA RĂNG TỤT LỢI LÀ GÌ?

Do những tác động từ bên ngoài

Sử dụng bàn chải có lông cứng để chải răng và chải răng quá mạnh khiến cho phần lợi dễ bị tụt. Bàn chải lông cứng cũng là nguyên nhân gây mòn men răng. 

Dùng tăm để xỉa răng khiến cho nướu bị tổn thương vì đầu tăm khá là nhọn. Chỉ nha khoa là sản phẩm mà các bác sĩ luôn ưu tiên lựa chọn. Vì vậy hãy dùng chỉ nha khoa thay cho tăm truyền thống.

Chải răng không đúng cách cũng khiến cho nướu bị tụt. Hãy tìm hiểu lại cách chải răng đúng khoa học và thực hành mỗi ngày.

Khi ăn tôm cần cẩn thận không nên để vỏ tôm đâm vào phần lợi. Tương tự như ăn thịt và cá không để xương của chúng đâm vào phần lợi. Nếu bị đâm vào sẽ bị xuất huyết lợi, tạo ra lỗ hổng cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng và tụt nướu răng.

Do bọc răng sứ

Những người sử dụng răng sứ kim loại có thể gây ra hiện tượng tụt nướu. Do kim loại sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị oxi hóa do tác dụng với nước bọt và không khí. Đầu tiên bạn sẽ thấy hiện tượng viền đen nướu răng. Sau đó nướu sẽ bị kích ứng và tụt nướu. 

Sử dụng những loại răng sứ không có chất lượng. Tay nghề của bác sĩ không cao cũng sẽ dễ gây ra chứng tụt nướu sau khi bọc răng sứ một thời gian.

❃❃❃ Xem thêm: Bọc răng sứ bị tụt lợi do đâu? Giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này là gì?

Do các bệnh lý khác

Viêm nha chu là một trường hợp điển hình kéo theo tình trạng viêm nướu. Nguyên nhân chính của viêm nha chu chính là do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn làm cho phần mô mềm dưới chân răng bị suy yếu. Răng sẽ không thể đứng vững và phần nướu cũng rất dễ bị tuột. 

Do nội tiết tố bên trong cơ thể

Phụ nữ là đối tượng có thành phần nội tiết tố thay đổi thường xuyên nhất. Vào những thời kỳ đặc biệt như tuổi dậy thì, ngày đèn đỏ, mãn kinh, mang thai. Thì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi rất thất thường. Đây là nguyên nhân gây ra chứng tụt lợi, viêm lợi khá phổ biến.

tụt răng lợi

Nội tiết tố tác động nhiều đến sức khỏe răng miệng

Do di truyền

Gen là một yếu tố xác định kiểu hình của cơ thể mà chúng ta không có quyền lựa chọn. Gen quy định hình dạng, kích thước của răng. Quy định độ mỏng dày của lớp men răng và cũng có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của chứng tụt nướu.

Do hút thuốc lá

Thuốc lá làm cho môi trường hóa học trong khoang miệng bị mất đi sự cân bằng vốn có. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi tấn công vào phần lợi gây tụt lợi. Ngoài ra, thuốc lá cũng là nguyên nhân gây hôi miệng, tụt lợi răng và vàng răng.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG TỤT LỢI RĂNG?

Chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày. Đánh răng đều đặn hai lần mỗi ngày là một điều cơ bản nhưng quan trọng nhất. Các vi khuẩn sẽ bị bàn chải cùng kem đánh răng rửa trôi nên chúng sẽ không còn cơ hội bám vào nướu gây hại. Bạn cũng nên sử dụng thêm nước súc miệng hoặc nước muối để súc miệng sau khi đánh răng.

cách chải răng đúng cách-min

Chú ý chủ động đến các phòng nha để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ sáu tháng một lần.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất