TẠI SAO RĂNG BỊ Ố VÀNG XUẤT HIỆN Ở CẢ TRẺ NHỎ VÀ NGƯỜI LỚN?
TẠI SAO RĂNG BỊ Ố VÀNG KHI TRẺ CÒN NHỎ?
Nhiều bậc phụ huynh không biết tại sao răng bị ố vàng ở con mình. Răng của trẻ em có kích thước nhỏ, có màu trắng ngà voi hoặc trắng nhạt. Nhờ có màu sắc này mà nụ cười của bé trở nên rất đáng yêu. Vì một lý do nào đó mà răng của trẻ bị biến đổi màu. Điều này sẽ khiến cho khuôn mặt của bé không còn được xinh. Trông bé có sức khỏe không được tốt và thường mang đến nhiều lo lắng cho các bậc làm cha, làm mẹ.
Răng của bé trong giai đoạn còn là răng sữa thì ba mẹ nên giúp con chăm sóc răng cẩn thận. Bởi vì răng sữa khỏe mạnh là một tiền đề rất quan trọng để cho răng trưởng thành có thể được phát triển tốt. Màu sắc của răng là một yếu tố phản ánh đến sức khỏe của răng. Vậy nên ba mẹ cần theo sát con để biết tại sao răng bị ố vàng. Do nhiễm màu thực phẩm hay đang mắc các bệnh lý răng miệng.
Nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao răng bị ố vàng khi con mình còn nhỏ
Khi phát hiện con bị thay đổi màu sắc của răng do bệnh lý thì cần đưa con đến các phòng nha uy tín. Để làm rõ tại sao răng bị ố vàng. Từ đó có thể chữa trị bệnh, ăn nhai bình thường, lấy lại màu sắc cho răng và quan trọng hơn là không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng trưởng thành. Sau đây là một số nguyên nhân giải đáp câu hỏi tại sao răng bị ố vàng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
Tại sao răng bị ố vàng khi nhiễm Tetracyline
Đừng thắc mắc tại sao răng bị ố vàng khi bạn uống nhiều kháng sinh trong lúc mang thai. Những bà mẹ trong giai đoạn mang thai uống nhiều thuốc kháng sinh. Thì răng của bà mẹ và răng của con đều ít nhiều bị nhiễm kháng sinh. Tức là tình trạng răng bị xỉn màu ngay từ bên trong răng. Thuốc kháng sinh khi đi vào máu sẽ có một tác dụng phụ mà ít người biết đến đó chính là ảnh hưởng nhiều tới màu sắc của răng miệng.
Trẻ em khi mọc răng đã có màu sậm khó coi đó chính là biểu hiện của răng nhiễm kháng sinh từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Trong trường hợp bé nhỏ hơn 7 tuổi mà uống nhiều thuốc kháng sinh thì răng cũng nhanh chóng bị xỉn màu rất khó điều trị. Răng nhiễm kháng sinh là nguyên nhân phổ biến mà nhiều người thắc mắc tại sao răng bị ố vàng.
Tình trạng răng bé bị vàng do kháng sinh khó điều trị hơn rất nhiều so với vàng răng do nhiễm màu thực phẩm hoặc chưa biết cách vệ sinh răng miệng tốt. Thế nên bà mẹ mang thai cần cẩn trọng và nên tham khảo kỹ ý kiến với bác sĩ khi uống thuốc tây nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng.
Mẹ bầu khi mang thai uống quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm cho răng của con bị nhiễm màu
Sâu răng
Trẻ em bị sâu răng là một điều không còn quá lạ lẫm gì đối với tất cả chúng ta. Các bé thích ăn những món ngon như bánh kẹo nước trái cây mà thường không chủ động vệ sinh răng miệng của mình. Ban đầu đó chỉ là những vết lốm đốm nhỏ trên bề mặt của răng. Khó có thể nhận thấy và cũng không có triệu chứng gì cảnh báo cho chúng ta.
Đến giai đoạn tiếp theo thì các lỗ nhỏ màu đen bắt đầu hình thành trên bề mặt răng. Chứng tỏ sâu răng đã làm tổn thương bề mặt men răng. Bé bắt đầu có những biểu hiện ê buốt răng khi ăn uống hoặc trong lúc chải răng.
Khi sâu răng phát triển càng mạnh thì tình trạng màu sắc của răng sẽ diễn biến càng tệ. Nguy hiểm hơn là sâu răng có thể ăn sâu vào tủy. Gây ra viêm tủy và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Tác động xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Ăn quá nhiều chất ngọt là nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng của trẻ bị sâu
Giảm sản men răng
Đây là bệnh do cấu trúc men răng bị lỗi hay men răng không được hình thành một cách hoàn toàn. Thiếu sản men răng có thể là do bẩm sinh được duy truyền từ ba mẹ. Bệnh này cũng có thể là do sự tác động từ môi trường bên ngoài.
Người mắc bệnh này thì men răng và ngà răng đều không phát triển bình thường. Nhưng mức độ hư hại ở mỗi người là khác nhau. Thiếu sản men răng làm cho răng mềm, răng dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý bên ngoài. Biểu hiện của bệnh này chính là hiện tượng răng nhạy cảm, dễ vỡ.
Màu sắc của răng bị hư men cũng không được sáng đẹp như bình thường. Ban đầu xuất hiện các đốm trắng đục sau đó chuyển thành các đốm đen. Gây ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc và tính thẩm mỹ của răng miệng trẻ.
Giảm sản men răng là một bệnh có thể do bẩm sinh hoạt do các tác động từ bên ngoài
Nhiễm màu thực phẩm
Thực phẩm là một nguyên nhân làm cho răng bị nhiễm màu không thể không nhắc đến. Trẻ con thường bị răng vàng do các loại nước ngọt đóng chai bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Các loại nước này có đặc điểm chung là chứa nhiều thành phần đường hóa học không tốt cho cơ thể. Cùng với phẩm màu công nghiệp được sử dụng nhiều.
Khi uống vào thì không chỉ răng có màu mà lưỡi và các tế bào niêm mạc trong miệng đều bị nhiễm màu. Càng uống nhiều thì răng càng bị xỉn màu càng nặng. Ngoài ra, một số loại kẹo ngọt hiện nay cũng có nhiều màu sắc bắt mắt để thu hút trẻ con nhưng chúng không tốt cho răng miệng chút nào.
Ba mẹ cũng cần chú ý giúp con giữ gìn vệ sinh răng miệng. Đây là một điều cần thiết để màu thực phẩm không bị dính vào răng của con. Bảo vệ con khỏi bị sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác cho bé.
Nước ngọt và các loại bánh kẹo có màu sắc rất đẹp nhưng lại không hề tốt cho răng
Nhiễm quá nhiều fluoride
Răng nhiễm fluoride cũng là một nguyên nhân khiến cho bé bị nhiễm màu không thể không nhắc đến. Sử dụng quá nhiều các loại nước súc miệng và kem đánh răng không phù hợp cũng khiến cho tình trạng này xảy ra.
Môi trường nước mà bé sử dụng hàng ngày chứa nhiều fluoride cũng làm răng bị nhiễm màu. Biểu hiện của răng đó chính là xuất hiện những đốm nâu, trắng, nâu đen trên bề mặt của răng. Dần dần màu sắc này sẽ càng tệ hơn nếu như không có các biện pháp khắc phục kịp thời.
TẠI SAO RĂNG BỊ Ố VÀNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI?
Tại sao răng bị ố vàng khi chúng ta già đi chính là sự lão hóa của răng. Người lớn tuổi cho dù giữ gìn răng miệng tốt như thế nào chăng nữa thì cũng không thể tránh được hiện tượng răng bị ố vàng. Bởi vì lão hóa răng là một điều không thể tránh khỏi. Răng bị lão hóa không chỉ suy giảm về màu sắc mà độ cứng chắc của răng của răng cũng suy giảm đi ít nhiều theo thời gian.
Biểu hiện lão hóa răng
Răng bị lão hóa có các hiện tượng như mặt nhai bị mòn, men răng không còn giữ được độ dày cần thiết để bảo vệ ngà răng và tủy răng. Răng dễ bị gãy vỡ do ngà răng bị mất nước. Màu sắc của răng bị xấu đi do răng bị nhiễm màu sau một thời gian dài ăn nhai.
Lão hóa răng khiến răng bị xỉn màu là một hiện tượng mà không ai có thể tránh khỏi
Men răng yếu
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao răng bị ố vàng khi chúng ta già? Men răng yếu là một điều thường xuyên xảy ra đối với người lớn tuổi. Trong rất nhiều năm ăn nhai thì chúng ta không có cách nào để bảo toàn men răng được nguyên vẹn. Sự suy giảm của men răng cũng làm mất đi màu sắc tự nhiên của răng. Ngà răng có màu vàng nhạt khi lộ ra thì răng cũng sẽ chuyển sang màu sắc của ngà răng.
❃❃❃ Xem thêm: Men răng yếu nên ăn uống và vệ sinh răng miệng sao cho phù hợp?
Uống nhiều thức uống có màu
Người ở độ tuổi trung niên trở lên rất thích nhâm nhi một tách trà hay một ly cà phê vào buổi sáng sớm. Những thức uống này giúp cho tỉnh táo hơn. Tuy nhiên trà đậm rất dễ làm cho răng bị bám màu sậm. Cà phê cũng với màu đậm uống nhiều sẽ làm cho răng nhiễm màu nhanh chóng. Nên uống trà loãng hoặc cà phê pha loãng để hạn chế tác dụng không mong muốn lên răng miệng.
Tại sao răng bị ố vàng ở người hút thuốc lá?
Chất hóa học trong thuốc lá chính là nguyên nhân tại sao răng bị ố vàng khi hút thuốc. Thâm môi và vàng răng là biểu hiện thường gặp của người hút thuốc lá. Người thường xuyên hút thuốc còn có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi. Không chỉ riêng hệ hô hấp mà các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khói thuốc gây ra. Nguy hiểm hơn đối với những người hút thuốc lá thụ động có khả năng mắc bệnh cao hơn người hút thuốc lá trực tiếp.
Tác hại của khói thuốc
Trong khói thuốc lá có hơn 5000 chất hóa học được tìm thấy. Những chất hóa học này tác động rất lớn đến sự phát triển của cơ thể. Có thể nói khói thuốc lá là một thủ phạm nguy hiểm cướp đi sinh mạng của rất nhiều người hàng năm trên thế giới.
Thuốc lá không chỉ làm cho răng vàng mà còn tăng nguy cơ bị ung thư cho cơ thể
Một số loại chất hóa học tìm thấy trong thuốc lá có thể kể đến như Cadmium có khả năng gây ung thư trên phổi, thận và tuyến tiền liệt. Đây là một chất được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất pin. Benzene được phát hiện nhiều trong các chất hóa học có khả năng gây ra bệnh bạch hầu ở người. Arsenic sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp bảo quản gỗ. Chất này có thể làm cho phổi, gan, da, bàng quang bị ung thư.
Đặc biệt là Tar đây là chất để lại màu trên răng miệng. Màu nâu từ chất này dính lên phổi, răng, lưỡi và các tế bào niêm mạc trong miệng. Ngoài ra thì hắc ín và nicotin cũng là những thủ phạm chính làm cho răng bị bám màu.
Thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu được lưu thông trong nướu. Khiến cho nướu có màu sậm đi. Khói thuốc lá cũng làm cho các gai lưỡi phát triển không bình thường. Tạo ra nhiều nếp gấp trên bề mặt của lưỡi khiến cho thức ăn và vi khuẩn dễ bám vào hơn. Gây hôi miệng và lưỡi có màu sậm đen.
Làm sao để răng hết vàng do hút thuốc?
Cách tốt nhất để khôi phục lại màu sắc của răng đó chính là bỏ hút thuốc lá. Tuy nhiên việc này là không đơn giản đối với những người nghiện thuốc lâu năm. Bạn không thể bỏ thuốc ngay lập tức mà phải bỏ dần dần. Kiên trì và đều đặn cai thuốc lá mỗi ngày một ít rồi bạn sẽ bỏ được hoàn toàn.
Trong trường hợp không thể bỏ thuốc thì bạn hãy hạn chế thuốc lá đến mức tối đa có thể. Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để loại bỏ các mảng bám xung quanh răng. Cần phải lấy cao răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để tránh viêm nướu và sâu răng.
Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây. Chất xơ trong các loại thực phẩm này sẽ làm cho bạn mất đi các mảng bám trên răng. Cũng như làm cho miệng thơm tho hơn. Mất đi phần nào mùi hôi khó chịu đến từ khói thuốc lá.
Nếu răng đã bị xỉn màu quá nặng thì bạn có thể trồng răng sứ, dán răng sứ để làm cho răng trắng sáng hơn. Nếu răng không vàng quá nhiều thì hãy tẩy trắng răng để tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết