MEN RĂNG YẾU NÊN ĂN UỐNG VÀ VỆ SINH RĂNG MIỆNG SAO CHO PHÙ HỢP?
MEN RĂNG BẢO VỆ RĂNG NHƯ THẾ NÀO?
Men răng xấu hay còn gọi là men răng kém, men răng yếu được biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau. Như men răng nhiễm màu hay có cấu trúc chưa hoàn thiện. Răng sữa của các bé cũng như răng trưởng thành của người lớn tuy có hình dáng có một chút khác biệt. Nhưng 2 loại răng này đều có cấu tạo bởi 3 thành phần chính đó là men răng, ngà răng và tủy răng.
Trong đó thì men răng là lớp nằm ngoài cùng của răng và bao bọc thân răng. Bởi vì men răng nằm phía ngoài. Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với không khí, nước bọt, thức ăn, nước uống và nhiều yếu tố khác. Nên thường dễ bị tấn công và bị hư hại dẫn đến men răng xấu.
Men răng chứa một hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Men răng chỉ hình thành một lần duy nhất trong đời và cũng không có chứa những tế bào sống. Nên một khi men răng đã bị hư tổn thì cơ thể không có khả năng tái tạo lại men răng. Đây là lý do vì sao chúng ta phải biết cách chăm sóc và bảo vệ men răng hàng ngày thật khoa học.
Men răng được cấu tạo bởi hai thành phần chính đó là Fluoride và Calci. Sau khi men răng đã phát triển hoàn chỉnh. Thì chúng ta có thể bổ sung thêm chất này cho men răng bằng cách chải răng với kem đánh răng có chứa nhiều Fluoride.
Lớp men này có thể bảo vệ tủy và ngà răng tránh được sự tác động của nhiệt độ nóng, lạnh, chất kiềm hoặc axit. Vì vậy mà khi men răng bị mài mòn thì tủy sẽ bị kích thích nhiều hơn bởi các tác nhân bên ngoài này. Khiến cho chúng ta có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống.
Men răng là vật chất cứng chắc nhất trong cơ thể
TRIỆU CHỨNG CỦA MEN RĂNG XẤU LÀ GÌ?
Men răng xấu được chúng ta quan sát bằng mắt thường. Thấy rõ những thay đổi màu sắc trên bề mặt của răng. Tùy vào tác nhân làm cho men răng xấu mà lớp men này cũng có màu sắc khác nhau. Vì vậy mà khi nhìn vào răng chúng ta có thể phần nào nhận biết được tình trạng bệnh lý gì và nguyên nhân gây ra bệnh.
Như đối với người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá thì sẽ có men răng xấu, bị xỉn màu. Người hút thuốc lá càng lâu năm thì có răng càng bị ố vàng có khi chuyển sang màu nâu đen. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến nụ cười cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Ngoài màu sắc thay đổi thì răng nhạy cảm cũng là một triệu chứng điển hình khác của các bệnh lý có liên quan đến men răng xấu. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy răng của mình bị ê buốt khi ăn những thức ăn hoặc nước uống quá nóng, quá lạnh hay quá chua, quá ngọt.
Men răng xấu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bởi vì làm cho chúng ta ăn uống giảm súc và không còn được ngon miệng. Vậy nên khi thấy bản thân mình có những triệu chứng này. Thì cần đến nha khoa để được kiểm tra, tư vấn và phục hồi men răng.
Răng sẽ bị ê buốt nếu như men răng xấu và bị bào mòn bởi axit
MEN RĂNG XẤU DO NHIỄM TETRACYCLINE
Tetracycline là tên của một loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến. Vì loại kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rộng. Có tác dụng hiệu quả trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương, vi khuẩn ưa khí và kỵ khí,… Nguyên lý họa động của loại kháng sinh này chính là ức chế sự tổng hợp tế bào protein của vi khuẩn. Nhờ vậy mà có thể kìm hãm hiệu quả sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể.
Thuốc được sử dụng phổ biến ở dạng viên. Sau khi được chúng ta uống vào thì thuốc được hấp thụ tại hệ tiêu hóa. Thuốc nhanh chóng được phân bố trong cơ thể, được chuyển hóa ở gan. Sau đó được đào thải phần lớn qua đường tiểu. Bởi vì được sử dụng phổ biến nên hiện nay đã ghi nhận được nhiều trường hợp có các loại vi khuẩn có khả năng kháng lại Tetracycline.
Ngoài được bào chế với dạng viên nang và viên nén thì thuốc này còn được tạo ra dưới dạng thuốc bột pha tiêm, siro, thuốc mỡ. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần phải có sự thăm khám, kiểm tra và được bác sĩ chỉ định liều dùng cụ thể. Vì thuốc có thể làm cho men răng xấu đi rất nhiều.
Không nên tự ý mua và dùng thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ
Các trường hợp nào được chỉ định dùng Tetracycline?
Tetracycline có thể được chỉ định để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Như là viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm niệu đạo, đau mắt hột, dịch tả, dịch hạch. Ngoài ra thuốc cũng được sử dụng cho những người viêm loét dạ dày tá tràng. Hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị sốt rét.
Tuy nhiên thuốc này cũng chống chỉ định trên một số đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai không nên dùng Tetracycline vì thuốc gây độc trên gan của thai phụ. Tác động xấu đến xương và răng của thai nhi. Sau này con sinh ra lớn lên thì những ảnh hưởng từ thuốc vẫn còn và gây hại cho con lâu dài. Điển hình là Tetracycline sẽ làm hư men răng. Khiến cho răng của con bị vàng bẩm sinh và rất khó để điều trị. Tetracycline cũng ức chế quá trình phát triển bình thường của thai nhi.
- Phụ nữ trong thời kỳ đang cho con bú cũng không nên uống loại kháng sinh này. Vì thuốc có thể ảnh hưởng đến con thông qua đường sữa mẹ. Làm cho răng của con vàng đến suốt cuộc đời và cần đến sự can thiệp của nha khoa thì mới có thể làm trắng răng lại được.
- Trẻ em dưới 8 tuổi có răng và cơ thể chưa được phát triển hoàn thiện. Nên khi uống loại kháng sinh này thì răng cũng rất dễ bị tác động. Thuốc khiến cho men răng xấu. Răng của các con xỉn màu nhanh chóng. Làm các con mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
- Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Những người bị suy gan, suy thận nặng cũng không nên sử dụng loại thuốc này.
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai rất gây hại cho thai nhi
Vì sao Tetracycline có khả năng làm men răng xấu đi?
Răng của chúng ta có thành phần lớn chính là canxi. Canxi phân bố chủ yếu trong cơ thể ở các bộ phận như răng, xương và móng tay, móng chân. Nhiệm vụ chính của canxi là giúp cho các bộ phận này được chắc khỏe. Khi chúng ta uống Tetracycline vào thì thuốc này có khả năng kết hợp cùng với canxi để tạo thành một phức hợp làm hại men răng xấu đi.
Ngoài ra, khi chúng ta uống quá nhiều Tetracycline. Thì chất này sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ canxi vào các bộ phận như răng và xương. Lâu ngày làm cho răng bị yếu đi và răng bị vàng, nâu đen, men răng xấu. Tình trạng này có thể chỉ xuất hiện trên một vài vị trí răng. Hoặc cả hàm răng bị biến đổi màu đồng thời.
MEN RĂNG XẤU DO NHIỄM FLUORIDE
Fluoride có vai trò gì?
Fluoride là một thành phần không thể thiếu của men răng. Vì tầm quan trọng của nó nên chúng ta thường thấy các loại kem đánh răng hiện nay đều có chứa Fluoride. Một số loại nước súc miệng cũng có chứa hàm lượng Fluoride tương tự. Khi dùng những sản phẩm chăm sóc răng miệng này thì thành phần Fluoride tác động vào bên ngoài men răng làm cho răng chắc khỏe hơn. Có tác dụng như việc chúng ta tái khoáng cho răng.
Nếu răng thiếu đi Fluoride thì men răng sẽ không còn được cứng chắc, men răng xấu hơn. Khả năng mà răng bị gãy vỡ khi gặp những tác động lực bên ngoài là rất cao. Đồng thời thì răng cũng có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn các răng bình thường khác.
Fluoride là một thành phần không thể thiếu của men răng
Biểu hiện của răng nhiễm Fluoride
Răng nhiễm Fluoride tức là tình trạng răng bị thừa Fluoride gây ra những tổn hại cho men răng. Tình trạng này xảy ra có thể là do khu vực bạn đang sống có nhiều nhà máy. Thải nhiều chất hóa hoặc ra môi trường bên ngoài làm cho thức ăn và nước uống đều bị nhiễm Fluoride.
Hoặc quá lạm dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa hàm lượng Fluoride cao cũng làm men răng xấu. Răng nhiễm Fluoride ở các bé có thể là do ba mẹ tự ý mua thuốc này để cho con uống. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe của các con và không nên tự ý làm như vậy.
Trong các trường hợp răng nhiễm Fluoride nhẹ thì răng có những mảng màu trắng đục. Khiến cho hàm răng của bạn trở nên mất thẩm mỹ không đều màu. Trường hợp nặng hơn thì Fluoride ăn sâu vào trong ngà răng. Tạo nên những màu sắc mất thẩm mỹ cho thân răng. Fluoride cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành. Cũng như phá hủy cấu trúc của men răng. Khiến men răng xấu đi trông thấy.
Những vết màu trắng đục trên thân răng chứng tỏ men răng xấu do bị nhiễm Fluoride
MEN RĂNG XẤU DO BỊ AXIT MÀI MÒN
Men răng được biết đến với độ cứng chắc cao. Nhưng nó vẫn hoàn toàn có thể bị axit làm cho mài mòn. Chính axit là tác nhân hàng đầu khiến cho các khoáng chất trong men răng bị tiêu biến và dần dần lớp men sẽ càng ngày càng mỏng đi.
Axit có nhiều trong các loại cam, chanh, bưởi. Đồng thời khi ăn thức ăn ngọt thì các vi khuẩn cũng khiến cho đường biến thành axit và gây hại cho men răng. Lâu ngày mòn men răng và sâu răng khiến cho răng có màu đen.
Lớp men răng bị axit ăn mòn càng mỏng thì răng sẽ càng ngày càng vàng. Nguyên nhân là vì lớp men mỏng đi thì lộ lớp ngà ra nhiều hơn. Mà lớp ngà thì lại có màu vàng nhạt tự nhiên. Khiến cho răng của chúng ta có màu vàng giống như khi chúng ta vệ sinh răng miệng không tốt.
MEN RĂNG XẤU DO THÓI QUEN HÀNG NGÀY
Chính những thói quen sinh hoạt, ăn uống của chúng ta hàng ngày. Cũng có tác động rất lớn đến sự chắc khỏe cũng như suy yếu của lớp men này. Nếu biết cách chải răng đúng thì những mảng bám trên thân răng được loại bỏ cùng với men răng sẽ được bảo toàn. Ngược lại thì chải răng sai phương pháp sẽ làm cho lớp men bị mài mòn. Đồng thời có nguy cơ bị viêm nướu và tụt nướu cao.
Chứng nghiến răng lúc ngủ cũng là một thói quen xấu phổ biến của chúng ta đặc biệt là ở trẻ em. Nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng siết chặt lại với nhau. Làm cho lớp men ở mặt nhai của răng bị ma sát và mài mòn dần dần. Gây ra nhiều tác hại xấu cho răng miệng.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết