Răng bị hô nhẹ và 2 cách điều trị hiệu quả
Kiến thức nha khoa tổng hợp
răng bị hô nhẹ

RĂNG BỊ HÔ NHẸ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Răng bị hô nhẹ là gì? Đâu là những cách khắc phục tình trạng này hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây để tìm kiếm được đáp án cho riêng mình.

Răng bị hô nhẹ là gì? Đâu là phương án khắc phục tình trạng này hiệu quả? Ngay bây giờ hãy cùng Nha khoa Thanh Tâm tìm hiểu nhé.

RĂNG BỊ HÔ NHẸ VÀ CÁC TÌNH TRẠNG RĂNG HÔ

Răng hô là gì?

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn. Trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. 

Các loại răng hô

Răng hô thường được chia làm 3 loại:

  • Hô do răng: tình trạng này được hình thành do răng mọc không theo phương thẳng đứng mà có xu hướng mọc chìa ra phía trước.
  • Răng hô do cấu trúc xương hàm: tình trạng này hình thành không phải do răng mọc chìa ra phía trước như trường hợp trên. Mặt cấu trúc xương hàm phát triển đưa ra ngoài quá nhiều so với phần trên của khuôn mặt.
  • Răng bị hô do cả răng và hàm: đây là tình trạng răng mọc không thẳng mà lại mọc xiên ra ngoài. Đồng thời hàm cũng phát triển đưa ra ngoài quá nhiều.

RĂNG BỊ HÔ NHẸ LÀ GÌ?

Răng bị hô nhẹ là răng không mọc theo phương thẳng đứng, mà đưa về phía trước ở mức độ nhẹ, phải quan sát kĩ mới phát hiện được. Để nhận biết  trường hợp hô nhẹ thì nhìn theo hướng nghiêng sẽ lộ ra điểm không cân xứng là hướng của răng bị chìa ra và nhô ra ngoài.

Nhiều trường hợp răng hơi hô nên bạn không hề biết do không quá lộ, muốn xác định răng có bị hô hay không, bạn nên đến gặp nha sĩ để khám trực tiếp để có xác định chính xác.

❃❃❃ Xem thêm: Kết quả niềng răng hô có tốt không? Tại sao đây là phương án tốt nhất?
răng bị hô nhẹ

Tình trạng răng bị hô nhẹ

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA RĂNG BỊ HÔ NHẸ

Răng bị hô nhẹ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nữa. Cùng tìm hiểu các tác hại của răng bị hô ngay sau đây. 

Ảnh hưởng tới chức năng nhai

Răng bị hô thì hai hàm không thể khít vào với nhau được sẽ dẫn tới tình trạng ảnh hưởng tới chức năng nhai. Các khớp cắn bị lệch khiến cho việc cắn, nhai, xé thức ăn khó khăn hơn và các món ăn sẽ không được nhai kỹ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bạn.

Dễ dẫn đến các chấn thương răng

Răng hô vì hướng ra ngoài nhiều nên trong sinh hoạt có thể tăng nguy cơ bị chấn thương do bị tác động của ngoại lực. Đồng thời, hàm trên không khớp với hàm dưới, hàm dưới có thể chạm vào phần nướu của hàm trên gây ra những tổn thương.

Ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ

Răng hô gây ra sự mất cân đối cho khuôn mặt. Nụ cười không đẹp khiến bạn ít khi cười hoặc khi cười phải dùng tay che miệng. Điều này khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bạn.

Răng hô khiến việc vệ sinh răng miệng phức tạp hơn

Răng hô khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Răng hô, khấp khểnh, không đều sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng hoạt động hơn. Xuất phát từ việc bàn chải đánh răng không thể tiếp cận hoàn toàn mọi vị trí của răng. Đối với các kẽ hở không được vệ sinh đến sẽ tạo thành mảng bám. Từ đó gây viêm lợi, sâu răng, thậm chí là viêm tủy.

Như vậy, răng bị hô nhẹ chính là một khiếm khuyết lớn. Nó vừa ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ . Đặc biệt còn tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần của chúng ta.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN RĂNG BỊ HÔ NHẸ

Yếu tố di truyền

Những người trong gia đình như ông bà, ba mẹ bị hô thì khi sinh con ra cũng có khả năng bị hô. Bị hô do di truyền thường không thể điều trị dứt điểm ngay khi bạn còn bé. Nếu chữa trị khi nhỏ thì nguy cơ tái phát sau này sẽ rất cao. 

Do các thói quen xấu

Ngoại trừ các trường hợp di truyền, một số thói quen hình thành từ khi còn nhỏ sẽ vô tình gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em. Vậy đó là các thói quen xấu nào?

– Cắn môi, cắn má: trẻ cắn môi dưới, cắn má sẽ làm nhóm răng cửa bị hô. Khớp cắn không khít, phát âm không chuẩn.

– Thở miệng: thở miệng làm cho hàm răng trên phát triển tiến về phía trước gây hô hàm, hô răng. Cung răng hàm trên nhọn hơn, khớp cắn sâu hoặc hở, không cắn khít được.

– Mút môi: mút môi lâu ngày dẫn đến các răng cửa dưới nghiêng vô trong, về phía lưỡi. Các răng cửa trên nghiêng ra trước về phía môi, gây nên tình trạng răng chìa ra trước quá mức và răng trên che phủ răng dưới nhiều.

– Mút ngón tay: là thói quen hay gặp ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hô hàm, răng mọc lệch ở trẻ em. Tùy theo vị trí đặt ngón tay và điểm tựa trên răng hay trên xương ổ khi mút, các răng sẽ di chuyển:

  • Răng trên mọc nghiêng phía môi, làm thưa các răng.
  • Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi.
  • Tăng độ cắn chìa và cắn hở. Có thể đưa đến việc đẩy lưỡi ra phía trước hay phát âm khó khăn.
  • Các răng cửa trên nghiêng nhiều về phía môi khiến chúng dễ gãy khi chạm phải.

ĐIỀU TRỊ RĂNG BỊ HÔ NHẸ BẰNG CÁCH BỌC RĂNG SỨ

Hiện nay, nếu răng bạn bị hô nhẹ thông thường sẽ được chỉ định điều trị bằng cách bọc răng sứ.

Bọc răng sứ là gì?

Là phương pháp mài những chiếc răng bị hô nhẹ, để bọc lại cho thân răng sứ không còn chìa ra ngoài. Với phương pháp này răng sứ sau khi bọc sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ. Hơn nữa còn giúp bạn cải thiện lại chức năng nhai của răng được trở lại bình thường.

❃❃❃ Xem thêm: Bọc răng sứ là gì? Hiệu quả mang lại như thế nào?
răng bị hô nhẹ

Phương pháp bọc răng sứ khắc phục răng bị hô nhẹ

Các bước điều trị răng hô bằng bọc răng sứ

Bước 1: Kiểm tra và chụp X – quang tổng quát sức khỏe răng miệng.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ. Sau đó mài cùi và lấy dấu răng để thiết kế mão răng sứ chụp lên cùi răng thật đã mài. Bác sĩ sẽ gắn răng tạm để người làm răng đảm bảo tính thẩm mỹ. Và giúp việc ăn nhai được thuận tiện trong quá trình chờ răng sứ thiết kế hoàn thành.

Bước 3: Khi răng sứ đã hoàn thành,  bác sĩ sẽ gắn thử lên cùi răng. Thực hiện chỉnh sửa để khít với cùi và nướu. Nếu đã đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và hài lòng về màu sắc, mức độ thẩm mỹ với nguyên hàm răng, bác sĩ sẽ cố định răng sứ lại. Quá trình bọc răng sứ cho răng đã hoàn thành.

Tuy nhiên có một điều các chuyên gia cần bạn lưu ý là không phải trong trường hợp nào việc bọc răng sứ cho răng bị hô nhẹ cũng mang lại hiệu quả tốt. Các bác sĩ phải thăm khám kỹ lưỡng. Sau đó dựa trên kết quả chụp phim mới đưa ra tư vấn. Đồng thời lập kế hoạch điều trị cho phù hợp với từng khách hàng khác nhau.

ĐIỀU TRỊ RĂNG BỊ HÔ NHẸ BẰNG CÁCH NIỀNG RĂNG

Niềng răng chỉnh nha là gì?

Là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài hoặc các khay niềng để tạo lực kéo những chiếc răng hô bị lùi vào trong, tạo ra tỉ lệ cân đối, chuẩn khớp cắn cho hàm răng. Nhược điểm của niềng răng là thời gian dài để kéo răng từ 1,5 – 2 năm.
răng bị hô nhẹ

Phương pháp niềng răng bị hô nhẹ

Răng bị hô nhẹ có nên niềng răng không?

Niềng răng là phương pháp điều trị mất nhiều thời gian nhất trong số các cách chữa răng bị hô nhẹ. Tuy mất nhiều thời gian nhưng đây lại là cách đảm bảo nhất cho răng. Và được bác sĩ khuyên nên ưu tiên điều trị bằng cách này. Vì đây là phương pháp có những ưu điểm vượt trội:

+ Duy trì vĩnh viễn: Sau khi niềng răng, bạn không cần can thiệp thêm một kĩ thuật nha khoa nào nữa. Sở dĩ như vậy vì tình trạng hô sẽ không tái phát.

+ Bảo tồn răng thật: Niềng răng chỉ là tác động dịch chuyển răng về vị trí đã tính toán trước. Trường hợp răng hô nhẹ cũng không cần nhổ răng, mài cùi hay có bất cứ tác động gì làm ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh.

Trên đây là một số kiến thức về răng bị hô nhẹ. Hơn nữa còn có thông tin về các phương pháp để điều trị hiệu quả nhất. Còn đối với trường hợp răng của bạn hô như thế nào, cách điều trị nào là phù hợp? Nên đến với nha khoa để có sự tư vấn chính xác từ bác sĩ. Qua đó cân nhắc thật kỹ và chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất