BỆNH NHA CHU Ở TRẺ EM HÌNH THÀNH QUA 4 GIAI ĐOẠN THẾ NÀO?
BỆNH NHA CHU Ở TRẺ EM CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
Nha chu là một tổ chức bao bọc xung quanh răng và bảo vệ răng khỏi những tác nhân bên ngoài. Nha chu bao gồm các thành phần như lợi (nướu), xương răng, xương ổ răng và dây chằng quanh chân răng. Bệnh viêm nha chu chính là sự viêm nhiễm của các bộ phận này. Ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng.
Trong giai đoạn ban đầu thì viêm nha chu có triệu chứng xuất hiện tại phần mô mềm. Nhưng sau đó bệnh sẽ bắt đầu phát triển và tác động đến phần xương ổ răng. Làm cho chân răng không còn trụ vững trong phần xương này. Trong những trường hợp nặng thì việc rụng răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
❃❃❃ Xem thêm: Viêm nha chu là bệnh gì? Lý do gì khiến cho chúng ta bị viêm nha chu?
Nha chu là một bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết bệnh
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh nha chu ở trẻ em mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy đó chính là sự thay đổi màu sắc của nướu. Nướu từ màu hồng san hô chuyển sang màu đỏ đậm.
- Nướu sưng to và có biểu hiện không còn được săn chắc kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu.
- Nướu có biểu hiện bị co rút lại và tụt dần xuống chân răng. Làm cho chân răng lộ ra nhiều hơn.
- Nướu bị viêm thường có mùi hôi làm cho hơi thở cũng có mùi khó chịu
- Những trường hợp nặng thì nướu bị xuất huyết và có túi mủ hình thành giữa răng và nướu.
- Miệng có vị đắng nhẹ và không thể cảm nhận được mùi vị của thức ăn một cách dễ dàng.
- Răng có biểu hiện lung lay ít hay nhiều tùy theo mức độ của bệnh
- Bé có cảm giác mệt mỏi, biếng ăn và không còn được năng động như bình thường.
Trẻ bị viêm nha chu thường hay có răng nhạy cảm và thường biếng ăn
BỆNH NHA CHU Ở TRẺ EM CÓ NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?
Bệnh nha chu ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm các tác nhân tác động từ bên ngoài và sự thay đổi từ bên trong môi trường của cơ thể. Vì thế mà chúng ta cần vệ sinh tốt răng miệng cho trẻ ngay từ bên ngoài. Đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho bé để cho răng và nướu được chắc khỏe ngay từ bên trong.
Thói quen ăn uống
Bệnh nha chu ở trẻ em xuất hiện nhiều là do thói quen ăn uống của các con. Đa số các bé đều có thói quen ăn nhiều những thức ăn ngọt như bánh kẹo và các loại nước ngọt. Những loại thức ăn này có chứa nhiều thành phần đường. Khi các vi khuẩn gây hại tiếp xúc với đường sẽ tạo nên môi trường axit trong khoang miệng. Chính axit này sẽ làm cho các khoáng chất trong men răng bị tan dần đi. Dẫn đến nhiều bệnh về nha chu và răng.
Các bé cũng hay ăn vặt, ăn nhiều bữa ăn phụ hơn bình thường. Điều đó khiến cho môi trường trong khoang miệng luôn tồn lại phần thức ăn thừa. Gây ra hôi miệng, nha chu dễ bị viêm nhiễm và nhiều vấn đề răng miệng khác.
Trẻ em hay ăn nhiều bữa phụ trong ngày và thích ăn những món ngọt
Mảng bám thân răng
Bệnh nha chu ở trẻ em xuất hiện là do thói quen ăn uống dẫn đến sự xuất hiện của các mảng bám trên thân răng. Những mảng bám này nếu không được chúng ta làm vệ sinh tốt sẽ tích tụ càng ngày càng nhiều. Lâu ngày sẽ tạo nên cao răng thường tụ lại ở phần thân răng.
Cao răng có màu sắc trắng đục, có mùi hôi và chứa nhiều vi khuẩn. Khi cao răng xâm lấn xuống phần nướu răng thì làm cho nướu bị viêm nhiễm. Có những biểu hiện bất thường lâu ngày làm cho nha chu bị viêm. Cao răng làm cho nướu bị co rút lại và tụt dần xuống phần chân răng.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa và lấy cao răng định kỳ là những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh nha chu ở trẻ em. Không nên cho trẻ em dùng tăm xỉa răng vì đầu tăm có thể làm cho nướu của bé bị trầy xước và dẫn đến viêm nhiễm.
❃❃❃ Xem thêm: Lấy cao răng có tốt cho răng không? 3 Lý do nên lấy cao răng
Trẻ chưa vệ sinh răng miệng tốt
Đa số các con chưa biết được tầm quan trọng trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Các con cũng chưa biết được làm thế nào để làm sạch răng một cách hiệu quả. Chính vì thế mà các mảng bám và cao răng rất dễ phát triển nhiều dần. Gây ra bệnh nha chu ở trẻ em ngày càng phổ biến nhiều hơn.
Ba mẹ cần tập cho trẻ nhỏ thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày
Sức đề kháng
Trẻ em có sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch và các bộ phận trong cơ thể của các con chưa phát triển một cách toàn diện. Vì thế mà nha chu dễ bị tác động và dễ bị viêm nhiễm hơn nha chu của người trưởng thành.
Để tránh sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh cho nha chu thì cần cho các con ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Kết hợp cùng với một chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý cùng với việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng một cách phù hợp.
BỆNH NHA CHU Ở TRẺ EM CÓ MẤY GIAI ĐOẠN?
Giai đoạn 1: Xuất hiện mảng bám
Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh nha chu ở trẻ em đó là sự hình thành các mảng bám của thức ăn ở thân răng. Các mảng bám này ban đầu xuất hiện chưa gây ra ảnh hưởng xấu gì cho cơ thể. Tuy nhiên mảng bám làm cho răng mất đi sự trắng sáng như ban đầu.
Sau một thời gian tích tụ mảng bám thì cao răng sẽ hình thành. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy cao răng tích tụ phía dưới chân răng có màu trắng đục. Phần cao răng này có chứa nhiều vi khuẩn gây hại tiết ra nhiều độc tố làm cho nướu bị kích ứng và có biểu hiện sưng đỏ.
Giai đoạn 2: Viêm nướu
Giai đoạn tiếp theo của bệnh nha chu ở trẻ em chính là nướu răng bắt đầu bị viêm nhiễm. Những biểu hiện của bệnh bắt đầu được nhận thấy một cách rõ ràng. Nướu răng có các triệu chứng như sưng tấy, có màu đỏ sậm, đau nhức và có mùi hôi khó chịu. Răng bắt đầu có hiện tượng nhạy cảm, thường hay bị tê buốt khi ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu
Phần nướu của trẻ em bị viêm sau một thời gian sẽ bị sưng phồng lên nhiều và dần dần tách ra khỏi răng sau đó. Điều này tạo điều kiện để cho các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập, tấn công vào các vị trí này, gây ra viêm nhiễm nặng hơn tại các mô nha chu bên dưới. Lâu ngày hình thành các túi mủ nha chu chứa đầy vi khuẩn. Điều này làm cho tình trạng đau nhức trở nên nặng nề hơn. Miệng có mùi hôi và có vị đắng khó chịu.
Giai đoạn 4: Răng lung lay
Bệnh nha chu ở trẻ em đến giai đoạn này đã chuyển biến nặng gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Nha chu bị viêm nhiễm nhiều các dây chằng cũng không còn hoạt động được tốt. Từ đó làm cho chân răng lung lay càng ngày càng nhiều và có nguy cơ bị rụng răng thật nếu không có cách chữa trị kịp thời.
❃❃❃ Xem thêm: Răng số 7 bị lung lay có nguyên nhân là gì? Răng số 7 nhổ được không?
Viêm nha chu điều trị càng sớm thì các ít gây ra những tổn hại cho sức khỏe của các con
BỆNH NHA CHU Ở TRẺ EM CÓ HẬU QUẢ GÌ?
Đối với răng sữa
Bệnh nha chu ở trẻ em trong giai đoạn mọc răng sữa sẽ có thể khiến cho răng sữa bị lung lay. Làm cho răng sữa không thể dùng để ăn uống. Làm suy giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này. Nếu như bệnh nha chu ở trẻ em làm cho răng sữa rụng sớm hơn thời điểm bình thường. Thì có thể làm cho răng trưởng thành sau này phát triển không bình thường. Tạo nên hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc không đúng hướng. Do không có răng sữa định hình vị trí mọc của răng trưởng thành.
Đối với răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn là răng mọc lên sau giai đoạn của răng sữa và các răng này sẽ theo bé ăn nhai đến suốt cả cuộc đời. Mỗi một vị trí răng sữa thì chỉ có duy nhất một mầm răng trưởng thành để mọc lên. Vậy khi mà chúng ta bị mất răng vĩnh viễn thì cơ thể sẽ không có khả năng mọc lại răng mới.
Bệnh nha chu ở trẻ em khi trẻ đã mọc răng vĩnh viễn càng nguy hiểm hơn. Nếu như răng mất đi thì không có khả năng mọc lại. Nếu như chúng ta không trồng răng giả cho trẻ trong một thời điểm thích hợp thì sẽ dẫn đến tiêu xương hàm. Gây ra sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng nhiều đến khuôn mặt của các con.
Đối với sức khỏe toàn thân
Bệnh nha chu ở trẻ em không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của các con. Mà còn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe toàn thân và sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhất là khi trẻ bị chán ăn, biếng ăn trong một thời gian dài sẽ làm cho bé bị suy dinh dưỡng.
Những vi khuẩn và những chất độc tố do vi khuẩn tại nha chu tiết ra có thể xâm nhập đến các bộ phận khác trong cơ thể. Như khi trẻ ăn uống nuốt vào vi khuẩn và mủ chảy ra từ nướu vào trong hệ tiêu hóa. Gây ra nhiều ảnh hưởng xấu hơn cho sức khỏe của các con.
Biếng ăn trong thời gian dài do viêm nha chu làm cho cơ thể bé chậm phát triển
ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU Ở TRẺ EM CÓ KHÓ KHÔNG?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế mà để phòng bệnh nha chu ở trẻ em thì ba mẹ cần chủ động giúp cho các con rất nhiều trên nhiều phương diện khác nhau. Như cho trẻ ăn những thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng. Giúp trẻ vệ sinh răng nướu tốt tránh những mảng bám tích tụ. Tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ. Đồng thời, nếu phát hiện trẻ có các tật xấu như mút ngón tay, cắn đồ chơi thì cũng cần giúp cho con bỏ đi những thói quen gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng này.
Điều trị bệnh nha chu ở trẻ em thường bắt đầu bằng việc lấy cao răng, làm vệ sinh răng miệng. Sau đó tùy vào tình trạng mức độ bệnh nha chu ở trẻ em khác nhau mà cũng có nhiều cách chữa trị khác nhau sao cho tương ứng với từng trẻ.
Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các ổ vi khuẩn và làm sạch về mặt răng cho trẻ. Trong trường hợp bệnh nha chu ở trẻ em quá nặng thì bác sĩ có thể sẽ phải nhổ răng. Tránh gây viêm nhiễm cho những răng khác nằm ở vị trí kế cận.
Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết
- RĂNG SỨ CERCON XT THẾ HỆ MỚI CÓ TỐT KHÔNG? 22/01/2021