TRẺ BỊ VỠ RĂNG THƯỜNG HAY XẢY RA Ở ĐỘ TUỔI NÀO NHẤT?
TRẺ BỊ VỠ RĂNG THƯỜNG XẢY RA Ở ĐỘ TUỔI NÀO?
Trẻ bị vỡ răng là một dạng chấn thương răng gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần mô cứng của răng. Chấn thương răng không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn xảy ra ở người lớn và bất kỳ những ai có răng bị va đập mạnh từ bên ngoài.
Một số phụ huynh nghĩ rằng trẻ bị vỡ răng không phải là vấn đề quá đáng lo ngại. Vì nghĩ rằng răng sữa của bé chỉ tồn tại một khoảng thời gian ngắn trong suốt quãng đời của bé. Răng sữa cũng sẽ bị rụng và mất đi cho mầm răng vĩnh viễn thay thế mọc lên. Nên cho rằng những hư hại đối với răng sữa không phải là một vấn đề quá đáng lo ngại.
Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi mà răng sữa là yếu tố quan trọng giúp cho bé ăn nhai. Trẻ bị vỡ răng hoàn toàn có thể gây hại cho tủy răng viêm nhiễm và các vấn đề có liên quan đến nha chu và xương hàm. Sự khỏe mạnh của răng sữa, rụng răng đúng thời điểm cũng là một điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển bình thường của răng trưởng thành sau này.
❃❃❃ Xem thêm: Răng mẻ phải làm sao? Các phương pháp khắc phục hiệu quả
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị vỡ răng nếu răng bị va đập mạnh
Bé trai từ 1 đến 3 tuổi
Các bé trong khoảng từ 1 đến 3 tuổi là những trẻ bị vỡ răng nhiều nhất. Vì trong giai đoạn này thì trẻ bắt đầu tập đi và khám phá môi trường bên ngoài. Những bước đi đầu tiên còn nhiều sự va vấp, không thể tránh khỏi sự té ngã làm cho trẻ bị vỡ răng. Đồng thời, trong giai đoạn này trẻ cũng thường hay cắn đồ chơi và vật dụng xung quanh, làm tăng nguy cơ trẻ bị vỡ răng nhiều hơn.
Thông thường, các bé trai sẽ có tỉ lệ bị thương ở răng nhiều hơn những bé gái. Một điều dễ hiểu là cho các bé trai có tính hiếu động, hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ bị vỡ răng thường xuất hiện ở răng hàm trên nhiều hơn răng hàm dưới. Trong các răng thì nhóm răng cửa, đặc biệt là răng cửa giữa sẽ có nguy cơ bị hư hại nhiều nhất.
Những trường hợp răng của bé bị vẩu, bị hô răng hàm trên cũng có tỉ lệ trẻ bị vỡ răng nhiều hơn là những trẻ có khớp cắn bình thường. Răng không mọc chìa ra ngoài và xương hàm trên phát triển một cách đúng mức.
Một yếu tố khác là trẻ mắc các bệnh như động kinh, hoặc không được phụ huynh quan tâm chăm sóc nhiều. Bị đối xử không tốt bởi người lớn thì cũng có nguy cơ trẻ bị vỡ răng nhiều hơn các trẻ khác.
Trẻ nam vì hiếu động nên thường bị vỡ răng nhiều hơn trẻ nữ
TRẺ BỊ VỠ RĂNG KHÁC BIỆT THẾ NÀO SO VỚI NGƯỜI LỚN BỊ VỠ RĂNG?
Sự khác biệt giữa trẻ bị vỡ răng và người lớn bị vỡ răng có nguyên nhân xuất phát từ xương hàm và nha chu. Khi mà trẻ em có xương hàm phát triển chưa hoàn thiện, xương ổ răng còn mềm. Nha chu chưa được phát triển một cách hoàn thiện mà các dây chằng nha chu còn lỏng lẻo. Chưa thể siết chặt một cách hoàn hảo vào thân răng giống như ở người lớn.
Chính vì thế mà khi răng gặp chấn thương thì sẽ ít có khả năng bị gãy hơn răng của người lớn. Tuy nhiên trẻ bị vỡ răng sẽ có biểu hiện như chân răng bị lung lay nhiều. Răng của bé có biểu hiện sai lệch sang hai bên. Đôi khi lún vào bên trong xương hàm hoặc thậm chí rơi ra ngoài nếu như lực tác động quá mạnh. Vậy nên, tùy vào tình trạng và mức độ trẻ bị vỡ răng mà bác sĩ cũng sẽ có những cách xử lý khác nhau sao cho hiệu quả và an toàn nhất cho bé.
Tình trạng vỡ răng thường đi kèm với những tổn thương tại nha chu và xương ổ răng
TRẺ BỊ VỠ RĂNG CÓ CÁC DẠNG NÀO?
Trẻ bị vỡ răng có trình trạng nặng nhẹ và mức độ hư hại của răng cũng khác nhau. Đôi khi sự hư hại chỉ xảy ra ở phần thân răng. Nhưng cũng có thể chỉ xảy ra ở phần chân răng. Sự va đập cũng có thể làm cho cả thân răng và chân răng bị sứt mẻ.
Vì chân răng nằm trong ổ xương hàm nên thường hay có những hư tổn cùng nhau. Vì thế mà khi bị va đập hay té ngã thì trẻ bị vỡ răng thường có kèm theo tổn thương xương ổ răng và làm cho phần mô mềm nha chu xung quanh bị ảnh hưởng.
Những phần niêm mạc khác tại các vị trí như môi và mặt trong của má cũng có thể chịu ảnh hưởng khi bé bị té ngã. Tùy vào mức độ va chạm mà trẻ bị vỡ răng và có thể bị xuất huyết ít hoặc nhiều.
Tùy vào lực tác động mà cũng có nhiều mức độ bị vỡ răng khác nhau
TRẺ BỊ VỠ RĂNG CẦN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Trong trường hợp trẻ bị vỡ răng nhẹ thì cách đơn giản nhất cũng là cách phổ biến nhất đó chính là hàn trám răng. Trám răng có thể áp dụng được cho cả răng sữa và răng trưởng thành. Nhưng với điều kiện là trẻ bị vỡ răng không nhiều. Nếu như răng vỡ quá nhiều thì miếng trám răng không có khả năng bám chặt trên thân răng.
Trẻ bị vỡ răng nhiều làm lộ buồng tủy gây viêm tủy thì cần phải điều trị tủy răng trước khi phục hình lại thân răng. Khi phát hiện trẻ bị vỡ răng nhiều gây ra đau nhức khó chịu thì phụ huynh cần phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống.
Đầu tiên cần cho bé súc miệng với nước sạch để làm vệ sinh khoang miệng trước. Nhổ hết phần răng bị mẻ ra bên ngoài. Sau đó cho trẻ cắn một miếng gạc hoặc bông gòn vô trùng để cầm máu tạm thời. Giảm nhẹ con đau trong tức thì. Đưa bé đến ngay phòng khám cùng với phần răng bị vỡ. Không nên tự ý cho bé uống thuốc giảm đau tại chỗ. Không sử dụng các loại thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vết thương để giảm đau nếu như chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Những trường hợp vỡ răng nhẹ thì chỉ cần hàn trám răng để phục hình lại cho thân răng
3 YẾU TỐ LÀM CHO TRẺ BỊ VỠ RĂNG THƯỜNG GẶP
- Sự tấn công của vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị vỡ răng. Vi khuẩn tạo ra những lỗ nhỏ trên lớp men răng. Đặc biệt đối với răng sữa có lớp men răng mỏng thì càng dễ bị tấn công hơn. Sự thiếu hụt canxi và fluoride trên răng cũng là răng nguy cơ trẻ bị vỡ răng hơn.
- Khi răng trẻ bị tác động một lực lớn từ bên ngoài thì làm cho răng bị sứt mẻ. Thường là những trường hợp như trẻ bị té ngã. Trẻ cắn đồ chơi và các vật cứng. Trẻ nghiến răng nhiều trong giai đoạn thay răng. Những sự va đập rất mạnh còn gây ra hư hại cho xương ổ răng và mô mềm nha chu.
- Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu, men răng mỏng yếu,… cũng khiến cho răng yếu hơn nhiều so với bình thường. Chỉ cần có lực tác động vào răng thì khả năng trẻ bị vỡ răng là rất nhiều.
TRẺ BỊ VỠ RĂNG CÓ NHỮNG HẬU QUẢ XẤU NÀO?
Tùy vào mức độ trẻ bị vỡ răng mà cũng có những hậu quả xấu khác nhau. Những ảnh hưởng trước mắt ai cũng có thể nhìn thấy được đó chính là ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khiến bé lo sợ. Đồng thời làm suy giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ.
- Tiêu chân răng là một biến chứng xảy ra khi trẻ bị vỡ răng và bị mất răng. Đây là sự tiêu biến dần dần của xương hàm. Gây ảnh hưởng nhiều cho khuôn mặt cũng như các răng khác trên cung hàm. Tác động không tốt đến sự phát triển của răng trưởng thành.
- Chảy máu tủy làm cho tủy viêm nhiễm. Có nguy cơ phần buồng tủy và ống tủy đều sẽ bị hoại tử khiến cho chiếc răng này bị chết đi hoàn toàn.
- Trẻ bị vỡ răng tác động đến mô mềm nha chu có thể gây ra áp xe nha chu. Viêm tủy do bể răng cũng thường hay gây ra áp xe chân răng. Đây là tình trạng chung mà các khối mủ chứa đầy vi khuẩn viêm nhiễm tích tụ tại nha chu hoặc chân răng.
- Trường hợp trẻ bị vỡ răng nên phải nhổ đi răng ở thời điểm sớm hơn bình thường. Các răng trưởng thành tại vị trí này sẽ có nguy cơ mọc lệch, mọc khấp khểnh. Khiến cho bé có hiện tượng sai lệch khớp cắn ngay từ lúc nhỏ.
Để tránh những hậu quả có thể xảy ra thì nên hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ
PHỤ HUYNH CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH TRẺ BỊ VỠ RĂNG?
Hình thành thói quen cho trẻ
Phụ huynh có thể hình thành những thói quen tốt cho trẻ ngay từ nhỏ. Giúp cho bé duy trì những thói quen tốt này đến suốt cả cuộc đời. Đầu tiên và cơ bản nhất đó chính là thói quen đánh răng mỗi ngày hai lần. Cần dạy cho bé biết cách chải răng đúng cách. Đồng thời, khi trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cho con biết dùng chỉ nha khoa để làm sạch tất cả các mảng bám sau khi ăn uống xong.
Những thói quen xấu như cắn bút chì, cắn bút mực, mút ngón tay, cắn đồ chơi, đồ vật bên ngoài. Đều có khả năng làm cho trẻ bị vỡ răng. Nghiến răng cũng là một thói quen nhiều bé mắc phải trong thời kỳ thay răng. Nhưng phần lớn trẻ sẽ dần dần mất đi thói quen xấu này khi lớn lên.
Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Kiểm tra xem răng trẻ có đang mắc bệnh lý gì không. Nếu phát hiện bác sĩ sẽ điều trị sớm không gây ra quá nhiều ảnh hưởng xấu đến cho cơ thể.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Có nhiều loại thức ăn bạn cần tránh cho trẻ ăn để tránh khỏi tình trạng trẻ bị vỡ răng. Như thức ăn quá cứng, quá nóng, quá lạnh. Hay những thức ăn có chứa thành phần axit cũng làm cho trẻ bị vỡ răng do men răng bị mài mòn.
Khi đang mang thai và sau khi sinh con thì cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Có hai chất rất cần thiết cho sự phát triển và chắc khỏe của răng đó là canxi và fluoride. Những thực phẩm như trứng, sữa, các loại cá, các loại rau xanh và trái cây đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe răng miệng của chúng ta.
Thiểu sản men răng thường xảy ra khi mẹ bầu ăn thiếu chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Vì thế mà một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và phong phú nhiều loại thực phẩm. Giúp hạn chế nguy cơ bị thiểu sản men răng và trẻ bị vỡ răng khi còn nhỏ.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết
- RĂNG SỨ ĐỨC CÓ TỐT KHÔNG? CÁC LOẠI PHỔ BIẾN? 29/01/2021