Tổng hợp các bệnh lý răng miệng thường gặp?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
sxg

TỔNG HỢP CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP?

Tổng hợp các bệnh lý răng miệng thường gặp. Bởi vì sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của toàn cơ thể, cùng xem những bệnh lý sau

TỔNG HỢP CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện. Răng và nướu cũng đang trong quá trình trưởng thành. Trẻ em chưa biết cách chăm sóc răng miệng tốt và cũng chưa hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chăm sóc răng miệng. Thế nên việc chăm sóc răng miệng cho các con là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú trọng. Sau đây là một số bệnh lý răng miệng mà trẻ con thường xuyên mắc phải:

Tưa miệng

Tưa miệng có thể dễ dàng quan sát và phát hiện bằng mắt thường. Nếu phát hiện các con có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc của miệng. Khi làm cho lớp trắng này bị sứt ra thì sẽ làm lộ lớp niêm mạc phía dưới và gây chảy máu.

Bệnh này là do nấm Candida albiacans gây ra. Loại nấm này thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm và có đường. Trẻ em trong giai đoạn bú mẹ thường xuyên bị tưa miệng nhất. Loại nấm này cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc con đang bú. Tưa miệng có thể xuất hiện trên lưỡi, môi, má hoặc ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Những mảng trắng này rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Khi chạm vào khi con sẽ rất đau và khóc.

Để trẻ không bị tưa miệng thì sau khi bú xong bạn cần cho bé uống một ít nước ấm sạch để miệng được sạch. Không hôn lên môi bé tránh lây nước bọt sang miệng của bé. Khi rơ miệng cho trẻ thì cần phải rửa tay thật sạch, thực hiện nhẹ nhàng không làm miệng trẻ bị trầy xước.        tổng hợp các bệnh lý răng miệng thường gặp    Trẻ nhỏ thường hay bị tưa miệng trong giai đoạn còn bú mẹ

Sâu răng

Hầu như bé nào cũng đã từng ít nhất một lần bị sâu răng. Đây là một bệnh lý răng miệng quá phổ biến đối với chúng ta. Đặc biệt trẻ em bị sâu răng nhiều hơn người lớn. Do trẻ thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo và không biết cách chải răng sẽ làm sâu răng dễ dàng phát triển. Trẻ em có lớp men răng mỏng nên sâu răng dễ tiến triển nhanh và ăn sâu vào tủy gây nhiều ảnh hưởng xấu.

Sâu răng là một hiện tượng mô cứng của răng bị tổn thương. Gây ra hiện tượng răng ê buốt khi ăn nhai. Khi sâu răng ăn vào trong ngà thì răng bị nhạy cảm nhiều hơn và cần đi trám răng sớm. Trường hợp răng ăn sâu vào tủy có thể lấy tủy hoặc nhổ đi răng nếu không có khả năng phục hồi.tổng hợp các bệnh lý răng miệng thường gặp

Trẻ con rất dễ bị sâu răng do thích ăn nhiều kẹo ngọt và không biết cách vệ sinh răng miệng

Viêm lưỡi bản đồ

Những vết trên bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi và là một khoảng đỏ, nhăn, thường có viền bao quanh. Khiến lưỡi có hình dạng giống như bản đồ, thường lành lại và sau đó lại lan sang phần khác của lưỡi. Còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính.

Bệnh này không gây ra các vấn đề về sức khỏe. Đây cũng không phải là một bệnh lý nhiễm trùng nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi con mình bị viêm lưỡi bản đồ. Bệnh này không có một phương pháp nào để điều trị dứt điểm.

Quan trọng là cần vệ sinh răng miệng cho bé thật kỹ. Tránh những thực phẩm có thể làm cho bé bị kích ứng răng miệng. Bạn hãy đưa con tới phòng nha để được thăm khám và uống thuốc hoặc bôi thuốc trong những trường hợp bác sĩ cảm thấy cần thiết.

viêm lưỡi

Viêm lưỡi bản đồ không phải là một bệnh lý dị ứng trong khoang miệng

TỔNG HỢP CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI GIÀ

Nếu như trẻ em có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện thì người già lại có hệ miễn dịch bị suy yếu do quá trình lão hóa. Sự lão hóa làm cho các tế bào răng miệng không còn hoạt động hiệu quả. Làm cho các vi khuẩn cũng như các yếu tố bên ngoài dễ tác động và gây bệnh. Sau đây là một số bệnh lý răng miệng thường gặp ở người già:

Men răng yếu

Người cao tuổi sau một thời gian dài ăn nhai thì lớp men răng đã bị hư hại ít nhiều. Có thể là do quá trình vệ sinh răng miệng không được tốt. Hoặc do thành phần axit có trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày làm cho men răng bị bào mòn. Cho dù là do nguyên nhân nào đi nữa thì sự mài mòn men răng cũng dẫn đến chứng răng nhạy cảm.

Biểu hiện của răng nhạy cảm đó chính là cảm giác tê buốt khi ăn. Đặc biệt là khi ăn những món quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt hoặc quá chua. Răng ê buốt làm cho chúng ta mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Đôi khi phải từ bỏ đi món ăn yêu thích của mình.

tổng hợp các bệnh lý răng miệng thường gặp

Sự bào mòn men răng chính là nguyên nhân làm cho răng nhạy cảm

Tuyến nước bọt hoạt động kém

Người già có tuyến nước bọt hoạt động không còn tốt như lúc cơ thể còn khỏe. Tuyến nước bọt sản sinh ra ít nước bọt hơn và cũng tiết ra ít nước bọt hơn. Điều này làm cho miệng bị khô và có mùi khó chịu. Miệng khô cũng có thể do nguyên nhân là người già thường mắc bệnh và uống nhiều thuốc tây. Chính thuốc tây cũng là một nguyên nhân làm suy giảm hoạt động của tuyến nước bọt.

Những loại thuốc điều trị trầm cảm và các chứng bệnh về tâm thần khác có ảnh hưởng mạnh mẽ lên tuyến nước bọt. Khi miệng khô thì vi khuẩn dễ dàng phát sinh gây hôi miệng. Các tế bào niêm mạc khô và dễ bị trầy xước. Làm miệng dễ dàng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Cảm thấy khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn.

tổng hợp các bệnh lý răng miệng thường gặp

Nhiều người già cảm thấy miệng khô do tuyến nước bọt không còn hoạt động hiệu quả

Suy giảm vị giác

Người cao tuổi có vị giác suy giảm nhiều khiến cho mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn. Mất đi khả năng cảm nhận được hương vị thức ăn. Điều này gây ra cảm giác chán ăn và mất chất dinh dưỡng ở người lớn tuổi.

Sự suy giảm khả năng cảm nhận hương vị của lưỡi khi về già là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm hoặc làm giảm mức độ của sự lão hóa này bằng nhiều cách khác nhau. Cách tốt nhất là khi còn trẻ chúng ta nên có ý thức giữ gìn sức khỏe tốt. Ăn uống lành mạnh và chú ý giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt nhất có thể.

Ung thư miệng

Ung thư miệng dễ dàng phát triển khi người già không còn khả năng miễn dịch mạnh. Bệnh này càng dễ xuất hiện đối với những người sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích lúc còn trẻ. Một lối sống không lành mạnh, không biết kiểm soát là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Hãy hạn chế đến mức tối đa các loại thức uống có cồn và thuốc lá nếu như bạn không muốn bị ung thư miệng khi về già.

ung thư miệng

Ung thư miệng là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng không thể xem thường

Răng xỉn màu

Không ai trong chúng ta có thể giữ được màu sắc răng miệng của mình theo thời gian. Vì sự lão hóa của cơ thể, sự tiếp xúc của răng với thức ăn hàng ngày làm cho chúng bị xỉn màu. Lớp men răng bị mỏng đi cũng làm cho răng không còn giữ được màu sắc trắng đẹp.

Những người có thói quen hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu và cà phê thì răng lại càng xấu hơn. Uống quá nhiều thuốc kháng sinh cũng làm cho răng bị vàng nâu từ bên trong mà các biện pháp tẩy trắng răng thông thường không thể làm cho răng trắng được.

Người cao tuổi bị răng nhiễm màu do thực phẩm thì có thể tẩy trắng răng thông thường. Nhưng người bị răng nhiễm màu lâu năm hay răng nhiễm kháng sinh thì cần phải bọc răng sứ hoặc dán răng sứ thì mới có thể cải thiện được tình trạng màu sắc răng miệng.răng xỉn màu

Răng xỉn màu thường gặp ở những người uống nhiều thuốc lá, cà phê và có lối sống không lành mạnh

Răng bị sứt mẻ, nứt vỡ

Thực tế thì tình trạng răng bị tổn thương mô cứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào chứ không riêng ở người già. Nhưng người già có răng bị lão hóa yếu hơn bình thường. Nên khả năng răng bị vỡ hay sứt mẻ sẽ cao hơn.

Chỉ cần gặp phải những va đập, tai nạn cũng khiến cho răng bị mẻ đi một phần. Thói quen cắn đồ vật, dùng răng để mở nắp chai cũng là một thói quen xấu phổ biến khiến cho răng dễ dàng bị tồn thương. Người già cần ăn những thức ăn mềm hạn chế ăn những thức ăn cứng để bảo vệ răng của mình.

răng sứt mẻ

Sự va đập là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương đến mô cứng của răng

Mất răng, rụng răng

Rụng răng thường gặp ở người lớn tuổi khi răng và xương hàm đều đã bị lão hóa. Chân răng không còn khả năng bám chắc trong xương ổ răng dần dần sẽ rụng mất răng. Người già bị mất răng còn có thể do một số bệnh lý răng miệng nào đó. Khiến cho bác sĩ phải nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của những răng kế cận.

Sau khi mất răng thì cần phục hình cho răng để khôi phục khả năng ăn nhai. Lấy lại tính thẩm mỹ cho nụ cười và tránh những biến chứng có thể xuất hiện về sau. Điển hình là tiêu xương răng và răng bị xô lệch. Có thể lựa chọn giữa trồng răng implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp để làm lại răng.

❃❃❃ Xem thêm: Răng tháo lắp – Giải pháp hoàn hảo cho trường hợp mất răng
mất răng

Mất răng rất thường hay xảy ra ở người già khi răng đã bị lão hóa

TỔNG HỢP CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Viêm nha chu

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về lợi và nha chu. Do sự thay đổi đột ngột của các loại nội tiết tố trong cơ thể khi hành kinh, mang thai, mãn kinh. Sự thay đổi nội tiết tố này làm cho lợi răng bị kích thích ngay từ bên trong. Gây ra viêm lợi, lợi từ màu hồng san hô chuyển sang màu đỏ sậm, sưng đỏ và đau nhức. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến viêm nha chu gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống.

Tuy nhiên thì tình trạng viêm nha chu khi mang thai cũng không quá nghiêm trọng. Chỉ cần bạn ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt thì bệnh nha chu sẽ từ từ mất đi. Tuy nhiên trong những trường hợp bị nha chu nặng thì cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

viêm lợi

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ dễ gây kích ứng và làm nhu chu bị viêm

Hôi miệng

Rất nhiều phụ nữ mang thai có biểu hiện hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu. Nguyên nhân là vì chứng ốm nghén làm cho miệng bị hôi. Khi ói thì thức ăn cùng với axit tiêu hóa và các dịch vị trong bảo tử thông qua thực quản trào ra ngoài qua miệng. Nếu như không chú ý làm vệ sinh răng miệng tốt thì miệng sẽ có mùi rất khó chịu.

hôi miệng

Chứng ốm nghén làm cho mẹ bầu có hiện tượng hôi miệng khi mang thai

TỔNG HỢP CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP KHÁC

Răng mọc ngầm, mọc lệch

Tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch thường xảy ra ở người trong thời kì mọc răng sữa và thay răng trưởng thành. Răng mọc lệch thường hay xuất hiện ở răng khôn. Đây là chiếc răng mọc trễ nhất. Nên khi răng mọc thì các răng khác đã phát triển hết trên cung hàm. Khiến răng khôn không còn đủ diện tích để mọc. Gây ra tình trạng mọc ngầm, mọc lệch.

Người có răng khôn mọc sai vị trí thường gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Sự đau nhức, viêm nhiễm, lung lay răng số 7 và nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm khác. Để điều trị hết chứng răng khôn thì bạn cần đến phòng nha để chụp X quang và được tư vấn từ bác sĩ.

❃❃❃ Xem thêm: [TỔNG HỢP] Niềng răng A-Z
tổng hợp các bệnh lý răng miệng thường gặp

Răng khôn thường gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng

Sai lệch khớp cắn

Chứng sai lệch khớp cắn biểu hiện ở hai trạng thái là răng hô và răng móm. Răng hô là tình trạng răng hàm trên bao lấy răng hàm dưới. Răng móm là tình trạng răng hàm dưới bao lấy răng hàm trên khi khép miệng lại. Điều này làm cho mặt nhai của răng trên và răng dưới không tiếp xúc với nhau khi ăn nhai. Làm cho thức ăn nhai không được nhuyễn. Gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn cơ thể.

Tình trạng sai lệch khớp cắn cỏn làm cho nụ cười mất đi vẻ đẹp. Khuôn mặt mất đi sự tự nhiên và vẻ đẹp hài hòa vốn có. Nên cân nhắc lựa chọn cách bọc sứ, niềng răng chỉnh nha hoặc phẫu thuật xương hàm để làm cho khớp cắn trở về vị trí chuẩn.

sai lệch khớp cắn

Sai lệch khớp cắn không chỉ làm xấu đi nụ cười mà còn làm suy giảm khả năng ăn nhai

Răng thưa

Răng thưa cũng là một bệnh lý răng miệng gây mất thẩm mỹ cho người mắc. Răng thưa có thể do kích thước của răng quá nhỏ so với xương hàm. Làm cho răng dư vị trí mọc tạo khoảng cách giữa hai răng. Có thể dùng phương pháp niềng răng hoặc bọc răng sứ để làm răng hết thưa. Lấy lại vẻ đẹp cho nụ cười.

Cười hở lợi

Cười hở lợi tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại là một điều mà nhiều người phụ nữ ám ảnh. Vì cười hở lợi là một nụ cười không đẹp tí nào. Trong văn hóa của người châu Á thì nụ cười hở lợi cũng không mang lại những điều tốt đẹp. Nếu như khi cười phần lợi của hàm trên hở ra nhiều hơn 3mm thì bạn đã bị cười hở lợi.

Cười hở lợi dạng nhẹ có thể khắc phục bằng cách cười mỉm hay che miệng khi cười. Tuy nhiên trường hợp lợi hở nhiều do xương hàm trên phát triển mạnh thì cần phải đến nha khoa để nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

cười hở lợi

Phụ nữ thường thiếu tự tin khi có một nụ cười hở lợi

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG?

Nguyên tắc chung để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng là giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Chú ý đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Khi đánh răng sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng bằng những chuyển động tròn đều và sử dụng loại kem đánh răng phù hợp.

Sau khi đánh răng cần dùng thêm nước súc miệng hoặc súc miệng bằng nước muối. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để làm sạch thức ăn thừa trong các kẽ răng. Lấy cao răng định kỳ để phòng ngừa các bệnh về nha chu và hạn chế hôi miệng.

Ăn uống lành mạnh, hạn chế các thức uống có cồn, thức uống đóng chai và thực phẩm đóng hộp. Ăn nhiều rau xanh, củ quả và các loại trái cây. Có một lối sống khoa học, không căng thẳng và stress. Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất