Sâu răng có lây lan không và biện pháp phòng tránh hiệu quả?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
sâu răng có lây không

SÂU RĂNG CÓ LÂY LAN KHÔNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ?

Sâu răng có lây lan không và biện pháp phòng tránh là gì? Nếu đây là vấn đề bạn đang quan tâm thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.

SÂU RĂNG LÀ GÌ? SÂU RĂNG CÓ LÂY LAN KHÔNG?

Sâu răng là bệnh phá hoại cấu trúc răng. Đây là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do quá trình huỷ hoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Nguyên nhân là do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn trong miệng do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn vặt thường xuyên, sử dụng thực phẩm nhiều đường và vệ sinh răng miệng không tốt. 

Đây là một trong những bệnh lý quen thuộc và phổ biến hiện nay. Đặc biệt hay gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Vậy sâu răng có lây lan không? Hãy cùng nha khoa Thanh Tâm tìm hiểu ngay sau đây. 

❃❃❃ Xem thêm: Cách trị sâu răng cho bé an toàn và hiệu quảsâu răng có lây không

Sâu răng có lây không? 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN ĐANG BỊ SÂU RĂNG

Việc nhận biết được những dấu hiệu của sâu răng là điều hết sức cần thiết để bạn có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời. 

  • Vết trắng đục và đốm đen trên răng

Giai đoạn sâu răng nhẹ, vi khuẩn tấn công làm hao mòn canxi men răng và mất đi khoáng chất. Răng sẽ xuất hiện những vết trắng đục ở quanh răng hoặc những đốm đen li ti. 

vết trắng đục và đốm đen trên răng

Vết trắng đục và đốm đen trên răng sâu

  • Răng đổi màu sẫm hơn

Sâu răng gây nên tình trạng rối loạn dinh dưỡng ở răng. Tủy răng dần bị ảnh hưởng và chuyển sang màu sẫm khi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

  • Răng thường xuyên bị đau nhức 

Sâu răng phát triển mạnh hoặc có các vấn đề về viêm nha chu, viêm lợi khiến răng thường xuyên bị đau nhức, cơn đau thường dai dẳng lâu khỏi. 

  • Sâu răng dẫn đến hơi thở có mùi

Vi khuẩn hình thành và phát triển tạo ra các axit phá hủy men răng gây ra tình trạng hơi thở có mùi rất khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp. 

sâu răng dẫn đến hơi thở có mùi

Sâu răng dẫn đến hơi thở có mùi

  • Răng sẽ trở nên nhạy cảm

Răng sâu khiến men răng ngày càng yếu đi. Khi ăn phải đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các thực phẩm cứng khiến răng ê buốt khó chịu. Các dây thần kinh trong răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. 

  • Chảy máu răng

Các vấn đề về sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi gây nên tình trạng chảy máu lợi, chảy máu chân răng cần đặc biệt lưu ý. 

ban sao cua trang co vien thuc an bai dang facebook min e1603860563139

Chảy máu răng khi răng bị sâu

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG

Răng bị sâu do vi khuẩn có khả năng tạo axit trong môi trường khoang miệng như: Streptococcus, Mutans, Lactobacillus và các loài Actinomyces. 

Răng sâu hàm trên, hàm dưới, răng số 8 thường gặp nhất bởi răng hàm là phần khó vệ sinh sạch cũng là nơi xuất hiện và tích tụ nhiều mảng bám. Mảng bám sinh ra lượng axit làm mềm và mòn men răng hình thành nên các lỗ nhỏ li ti. Vi khuẩn và axit tiếp tục tác động lớn đến phần răng đã bị tổn thương khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng gây ra bệnh lý sâu răng. 

Vi khuẩn làm lên men đường và tinh bột bên trong thức ăn thành axit rồi ngấm vào các vết nứt nhỏ quanh răng cũng như các vùng trũng của bề mặt răng để phá hủy men răng. 

Do thói quen ăn uống 

Thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Hình thành nên các mảng bám, cũng chính là nơi trú ngụ và phát triển sinh sôi của vi khuẩn hủy hoại men răng.  

Cách chăm sóc răng miệng không tốt

Không có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các vấn đề về bệnh lý răng miệng. 

Do kết cấu và tình trạng sức khỏe của răng

Răng có sức khỏe tốt, không bị các khuyết điểm như sứt mẻ, lộn xộn,…răng mọc thẳng, men răng tốt, mức khoáng cao có khả năng chống lại sâu răng tốt hơn. 

SÂU RĂNG CÓ LÂY KHÔNG?

  • Có thể bạn chưa biết những bệnh lý sâu răng hoàn toàn có thể lây lan
  • Sâu răng lây do yếu tố di truyền: Theo khảo sát, khi ông bà hoặc cha mẹ có men răng yếu, bị sâu thì khả năng tỷ lệ mắc bệnh này của người con sẽ cao hơn. Nguyên nhân là do men răng yếu di truyền sang con nên vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn
  • Sâu răng lây từ răng này sang răng khác. Khi phát hiện răng bị sâu cần điều trị dứt điểm ngay để tránh sự lây lan. 
  • Ngoài ra, sâu răng còn có thể lây do các yếu tố bên ngoài như dùng chung bát đĩa với người bị sâu răng, hay là ăn uống chung,…

❃❃❃ Xem thêm: Nhiệt miệng sưng lợi xuất hiện ở trẻ em vì nguyên nhân gì?

sâu răng có lây lan không

Sâu răng có lây lan không?

SÂU RĂNG CÓ LÂY LAN KHÔNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Nếu bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi sâu răng có lây không thì hãy thực hiện ngay các biện pháp phòng chống hiệu quả dưới đây. 

  • Thường xuyên vệ sinh những vật dụng cá nhân như bát đĩa, cốc thìa. Đồng thời hạn chế sử dụng chung nếu như trong nhà có người bị sâu răng. 
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
  • Dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa còn dính lại trong kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế những thực phẩm quá ngọt chứa nhiều đường hay thức ăn dễ dính răng. Không ăn nhiều quà vặt.
  • Dùng nước súc miệng cũng là biện pháp tốt để ngăn ngừa sâu răng. 
  • Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám. Việc lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ ổ vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa bệnh lý sâu răng.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý răng miệng.

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ RĂNG SÂU HIỆU QUẢ

Để điều trị sâu răng, nhiều người vẫn thường sử dụng những bài thuốc dân gian tại nhà. Sử dụng các loại cây cỏ tạo thành những bài thuốc đông y. Có thể kế đến như sử dụng lá ổi, tỏi hay lá bàng,…

Thế nhưng, thực tế cho thấy sâu răng là do vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Do đó, muốn khắc phục sâu răng tận gốc thì cần loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có trong răng và ngăn chặn chúng quay trở lại bằng các biện pháp tại nha khoa.

Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi mới phát hiện con trẻ của mình bị sâu răng các bậc cha mẹ nên đưa con đi chữa trị sớm để tránh tình trạng lây lan sang các răng khác. Việc đưa trẻ đi chữa trị sớm, sẽ giúp bảo vệ tủy răng của trẻ. Đồng thời giúp con không còn cảm thấy đau đớn và ê buốt.

Nếu trường hợp răng sâu nhẹ nha sĩ sẽ bôi cho trẻ một lớp thuốc để bịt kín răng sâu. Nếu trường hợp nặng hơn, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, sát khuẩn trám răng sâu hoặc bọc sứ, thậm chí là phải loại bỏ. 

Sâu răng có lây không và biện pháp trám răng sâu

Đây là phương pháp nhanh nhất được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng vật liệu vật liệu nha khoa chuyên dụng như: Amalgam, Composite…để bịt kín lỗ sâu nhằm đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và ngăn chặn vi khuẩn.

ban sao cua ban sao cua pastel pink green cream floral shop retail sale promotion facebook post min e1603860641463

Trám răng sâu

Sâu răng có lây không và biện pháp bọc răng sứ

Đối với những răng sâu nặng thì bọc sứ chính là giải pháp phù hợp nhất. Bằng cách mài đi lớp răng nhỏ bên ngoài tạo thành những cùi trụ nhỏ để tiến hành bọc mão sứ. Bọc răng sứ giúp nâng cao tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai hoàn thiện. Đồng thời tránh được những tác động của các bệnh lý răng miệng khác.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất