Răng Sâu Bị Ê Buốt Thường Xuất Hiện Ở Đối Tượng Nào?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
răng sâu bị ê buốt

RĂNG SÂU BỊ Ê BUỐT THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?

Răng sâu bị ê buốt thường là một biểu hiện của người chưa biết cách chăm sóc răng miệng tốt. Cách ăn uống không đúng cách dẫn đến răng bị sâu

RĂNG CHÚNG TA CẢM NHẬN MỌI THỨ NHƯ THẾ NÀO?

Răng sâu bị ê buốt là một biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Răng của chúng ta không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng cắn, xé, nhai, nghiền nát thức ăn. Mà còn có khả năng cảm nhận được những tác động đến từ môi trường bên ngoài ở một mức độ nào đó. Như là nhiệt độ nóng hay lạnh của thức ăn, nước uống. Độ cứng, mềm, dẻo, dai của thức ăn. Những thành phần đặc biệt trong thức ăn như đường, axit đều có thể được răng cảm nhận. Răng sâu bị ê buốt cũng là một cảm giác mà tủy răng đang cảm nhận được.

Chúng ta có thể cảm nhận được răng sâu bị ê buốt là nhờ vào tủy răng nằm sâu bên trong thân răng và ống răng. Tủy nằm ở thân răng gọi là buồng tủy. Tủy nằm ở chân răng gọi là ống tủy. Tủy có chứa nhiều mạch máu có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì độ ẩm, sự sống cho răng. Tủy còn chứa nhiều dây thần kinh giúp răng cảm nhận được nhiều kích thích đến từ bên ngoài.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Vì một lý do nào đó như là sâu răng, mẻ răng hay bất kỳ một tác động nào làm cho cấu trúc mô cứng của thân răng bị hư hại. Đồng nghĩa với việc men răng và ngà răng không còn bảo vệ tủy được hoàn toàn nữa. Điều đó làm cho các tác nhân bên ngoài kích thích vào tủy nhiều hơn gây nên hiện tượng răng sâu bị ê buốt thường gặp.

Vì thế nếu không muốn răng sâu bị ê buốt trong khi ăn uống thì bạn cần phải biết cách bảo vệ răng ngay từ bên ngoài. Duy trì độ cứng cũng như sự khỏe mạnh của men răng và ngà răng là điều cần thiết để tủy không bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài.răng sâu bị ê buốt

Tủy răng (Pulp) có khả năng nuôi sống răng và giúp răng cảm nhận thức ăn 

CÓ PHẢI RĂNG SÂU BỊ Ê BUỐT LÀ HIỆN TƯỢNG BÌNH THƯỜNG?

Nhiều người cho rằng răng sâu bị ê buốt khi uống một cốc nước nóng hay nước lạnh là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên không phải ai cũng mắc phải vấn đề này. Vì chỉ những người đang gặp những vấn đề sức khỏe răng miệng. Như sâu răng, men răng bị tổn thương thì mới bị răng nhạy cảm.

Vậy nên khi phát hiện những triệu chứng bất thường này thì bạn không nên bỏ qua. Mà nên biết răng mình đang mắc phải một số vấn đề răng miệng. Những hiện tượng ê buốt xuất hiện bất thường và không liên tục có thể là những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm tủy. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy mãn tính và hoại tử tủy hoàn toàn.

Quan niệm chỉ cần tránh các thức ăn nóng lạnh là có thể tránh được hiện tượng ê buốt là không hoàn toàn đúng. Bởi vì ê buốt xuất phát từ nguyên nhân chính đó là những tổn thương trong cấu trúc mô cứng của răng. Cũng như sự viêm nhiễm sâu bên trong tủy răng. Vậy nên khi điều trị thì bạn cần chữa ngay vào tận gốc của vấn đề thì mới đem lại sự hiệu quả và kết quả lâu dài. Điều trị răng sâu bị ê buốt sớm để tránh làm ảnh hưởng đến tủy răng.

răng sâu bị ê buốt

Khi răng sâu bị ê buốt thì bạn cần đến sớm phòng khám để kiểm tra

TẠI SAO RĂNG SÂU BỊ Ê BUỐT?

Răng sâu bị ê buốt là một bệnh lý răng miệng phổ biến. Ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc mô cứng của răng. Sâu răng được hình thành bắt nguồn từ việc chúng ta không làm vệ sinh răng miệng tốt. Khi thức ăn còn bám trên thân răng, kẽ răng không được làm sạch. Các vi khuẩn sẽ tác động đến thức ăn này gây ra hôi miệng và làm hỏng lớp men răng dần dần.

Ban đầu đó chỉ là những vết lốm đốm nhỏ màu trắng trên thân răng và không có một triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên khi những vết này phát triển thành những lỗ sâu răng li ti màu đen. Thì chứng tỏ men răng đã bị tổn thương và triệu chứng răng sâu bị ê buốt bắt đầu xuất hiện.

Khi lỗ sâu răng phát triển càng lớn thì men răng và ngà răng hư hại càng nhiều. Tủy răng càng không được bảo vệ như trước và chứng ê buốt xảy ra thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn. Răng sâu bị ê buốt có thể dẫn đến viêm tủy và hoại tử tủy.

Răng có tủy đã hoại tủy thì cần lấy sạch tủy răng ra ngoài. Đồng nghĩa với răng đã chết hoàn toàn. Không còn được cung cấp chất dinh dưỡng. Răng lấy tủy cho dù có chăm sóc răng tốt thì cũng chỉ có tuổi thọ từ 15 – 25 năm. Đồng thời răng bị khô, đen, giòn và dễ vỡ hơn bình thường.rang mieng

Răng sâu bị ê buốt do bị tổn thương trực tiếp đến men răng và ngà răng

RĂNG SÂU BỊ Ê BUỐT THƯỜNG GẶP Ở ĐỐI TƯỢNG NÀO?

Trẻ em

Đối tượng dễ xuất hiện răng sâu bị ê buốt đó chính là trẻ em. Răng sữa của các con có cấu trúc chưa hoàn thiện như răng của người lớn. Răng sữa có lớp men răng mỏng chỉ 1mm nên sâu răng rất dễ dàng tấn công và phát triển nhanh.

Đồng thời thì các bé cũng có nhiều những nguyên nhân gây sâu răng nhiều hơn người lớn. Đầu tiên đó chính là thói quen ăn ngọt từ những thực phẩm như bánh kẹo và các loại nước giải khát. Khi cho bé uống sữa mà quên không cho con uống thêm một ít nước lọc để tráng miệng thì cũng có thể gây ra răng sâu bị ê buốt.

Sự hiểu biết cũng như ý thức chăm sóc răng miệng của trẻ còn phải nhờ đến ba mẹ để hoàn thiện. Vì trẻ không thể hiểu được tầm quan trọng của một sức khỏe răng miệng khỏe mạnh là quý giá như thế nào. Hãy thường xuyên hướng dẫn và nói cho con biết cách chăm sóc răng miệng mỗi ngày để hình thành thói quen tốt cho con.

Các con cũng thường hay có nhiều thói quen xấu. Mà chính bản thân các con chưa nhận thức được những hành động này là xấu và nguy hại cho sức khỏe như thế nào. Như là nghiến răng trong giai đoạn phát triển răng trưởng thành. Thích cắn đồ chơi hay thích mút ngón tay. Tất cả những thói quen này đều ảnh hưởng đến men răng gây ra răng sâu bị ê buốt. Cũng như ảnh hưởng đến hướng mọc của răng trưởng thành.

răng sâu bị ê buốt

Trẻ em thích ăn ngọt nên răng thường dễ răng sâu bị ê buốt

Người thiếu Canxi và Fluoride

Canxi và Fluoride là hai thành phần quan trọng góp phần tạo nên cấu trúc cũng như độ chắc khỏe của răng. Nếu như thiếu canxi thì răng sẽ không thể có độ cứng và khỏe mạnh như bình thường. Trong khi đó Fluoride là một thành phần quan trọng có trong men răng. Nhờ có Fluoride mà men răng trở nên khỏe mạnh và vững chắc.

Vì thế mà rất nhiều những sản phẩm chăm sóc răng miệng hiện nay như kem đánh răng hay nước súc miệng đều có thêm thành phần Fluoride. Để tăng cường sức bền chắc cho men răng và ngăn ngừa sâu răng rất hiệu quả.

Ngoài ra thì Canxi và Fluoride có rất nhiều trong các thực phẩm hàng ngày mà chúng ta ăn. Chỉ cần bạn ăn uống đầy đủ. Thường xuyên thay đổi nhiều thực đơn khác nhau, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm. Là đã có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho răng được khỏe mạnh.

fluoride

Fluoride làm cho men răng thêm chắc khỏe ngăn ngừa răng sâu bị ê buốt

VÌ SAO PHỤ NỮ MANG THAI THƯỜNG CÓ RĂNG BỊ Ê BUỐT?

Nhiều mẹ bầu cảm thấy răng mình có hiện tượng nhạy cảm bất thường trong giai đoạn mang thai cũng như sau khi sinh con. Đây là một hiện tượng phổ biến. Mẹ bầu hãy theo dõi một số điều sau đây để có thể ngăn chặn được hiện tượng ê buốt trong và sau khi mang thai.

Ốm nghén

Phụ nữ mang thai thì khó mà có thể tránh khỏi hiện tượng bị ốm nghén. Thường xuyên có cảm giác bị buồn nôn và khi nôn ra thì miệng có vị chua và hôi. Chất mà chúng ta nôn ra đó chính là thức ăn được hòa lẫn cùng với axit HCl cùng với nhiều loại dịch vị tiêu hóa khác.

Các chất này có khả năng làm mài mòn men răng rất cao. Vì vậy thường xuyên nôn ói cũng giống như những người bị trào ngược axit dạ dày. Sau một thời gian sẽ khiến cho men răng ngày càng mỏng đi và bắt đầu xuất hiện triệu chứng răng nhạy cảm.

Viêm lợi

Phụ nữ mang thai là giai đoạn mà trong cơ thể có nhiều thay đổi. Chính sự thay đổi nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể một cách đột ngột. Khiến cho nướu rất dễ bị kích ứng. Gây ra tình trạng ê buốt khi nướu bị tổn thương nhiều. Có hiện tượng nướu bị co rút lại tụt xuống chân răng và để lộ phần chân răng ra ngoài nhiều hơn.

răng sâu bị ê buốt

Ốm nghén chính là nguyên nhân làm cho răng bị ê buốt

RĂNG SÂU BỊ Ê BUỐT NÊN CHỮA TRỊ THẾ NÀO?

Trám răng

Đối với những trường hợp sâu răng dạng nhẹ thì chỉ cần làm vệ sinh vùng bị sâu và dùng vật liệu trám răng để làm đầy phần răng bị hư hại. Có nhiều vật liệu dùng cho trám răng khác nhau với màu sắc, chất lượng và giá cả khác nhau. Nhưng vật liệu được sử dụng phổ biến hơn cả đó chính là Composite. Loại vật liệu này có nhiều tính chất màu sắc và vật lý tương tự như răng thật.

Sau khi trám răng thì phần mô cứng của răng sẽ được phục hồi. Tủy răng sẽ được bảo vệ tránh khỏi những tác động xấu từ bên ngoài. Vì thế mà sau khi trám răng thì cảm giác ê buốt khó chịu trong khi ăn uống sẽ không còn nữa.

răng sâu bị ê buốt

Trong những trường hợp bị sâu răng nhẹ thì cần trám răng để khắc phục

Bọc răng sứ

Đối với những răng bị sâu răng nặng có phần thân răng bị tổn thương nhiều. Thì trám răng không phải là một sự lựa chọn tốt. Vì miếng trám chỉ dính chắc trên răng khi lỗ sâu răng có kích thước nhỏ. Bọc sứ sẽ tạo nên một lớp áo mới lên trên thân răng.

Mão sứ có màu sắc và chất lượng giống với răng thật. Nên khi bọc vào có thể giúp răng lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ. Khôi phục khả năng ăn nhai một cách tốt nhất và bảo vệ cho tủy. Giúp bạn thoát khỏi những cơn đau buốt khó chịu trong khi ăn uống thường ngày.

Nên chọn dòng răng toàn sứ để cho răng không bị đen viền nướu. Cũng như đảm bảo đến mức tối đa tính thẩm mỹ cho răng sau một thời gian dài ăn nhai. Cần chọn những phòng nha uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để thực hiện bọc sứ.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất