RĂNG HAY BỊ MẺ DO CƠ THỂ THIẾU CHẤT GÌ? 2 CÁC ĐIỀU TRỊ?
RĂNG HAY BỊ MẺ LÀ DO THIẾU CHẤT GÌ?
Răng hay bị mẻ hoàn toàn có thể là do răng thiếu chất. Hay chúng ta không ăn đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và khỏe mạnh của răng. Một chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng. Không ăn phong phú nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Chính là nguyên nhân của chứng suy nhược và nhiều bệnh lý trong cơ thể. Trong đó có chứng răng bị yếu, thiếu tính cứng chắc và dễ bị mẻ hơn bình thường.
Răng hay bị mẻ do thiếu Canxi
Ăn thiếu canxi có thể làm cho răng hay bị mẻ. Bạn có biết canxi là một thành phần chính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của răng và xương. Ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nếu cơ thể thiếu canxi thì sẽ dẫn đến hiện tượng răng trẻ mọc chậm. Đồng thời móng tay của bé cũng yếu và rất dễ gãy.
Thiếu canxi cũng là một yếu tố làm cho răng của chúng ta có màu vàng chứ không giữ được độ trắng sáng bình thường. Răng có nguy cơ cao bị sâu răng và có nhiều khả năng bị viêm nha chu. Thiếu canxi đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới các trẻ nhỏ.
Làm các con xuất hiện những vấn đề như răng mọc lệch, răng mọc không thẳng hàng, lộn xộn, răng nhỏ, răng lỏng lẻo, dễ rụng. Mặc dù cha mẹ giữ gìn vệ sinh răng tốt cho con mà răng vẫn thường xuyên xuất hiện sâu răng. Đây có thể là biểu hiện của trẻ bị thiếu hụt canxi dẫn tới những hiện tượng răng hay bị mẻ này.
Canxi là thành phần cấu tạo chính của răng và xương
Răng hay bị mẻ do thiếu Vitamin D
Thiếu vitamin D sẽ làm cho răng hay bị mẻ. Vitamin D đóng vai trò quan trọng giúp cho cơ thể hấp thụ tốt canxi và phốt pho. Thúc đẩy quá trình hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Thiếu vitamin D gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Như ở trẻ nhỏ thì sẽ bị còi xương.
Người trưởng thành thiếu vitamin D sẽ bị khiếm khuyết trong quá trình khoáng hóa gây chứng loãng xương, dễ bị gãy xương. Tất nhiên nếu như thiếu vitamin D thì răng của bạn cũng sẽ không còn được chắc khỏe và răng hay bị mẻ khi ăn nhai.
Trong tự nhiên cũng như trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có rất ít thực phẩm giàu vitamin D. Loại vitamin này chủ yếu có trong một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển, sữa, trứng gà, các loại bột ngũ cốc có bổ sung vitamin D,… Tắm nắng vào buổi sáng sớm cũng là một cách bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Răng không thể hấp thu tốt canxi nếu cơ thể thiếu vitamin D
Răng hay bị mẻ do thiếu Omega 3
Hãy bổ sung thêm Omega 3 cho cơ thể khi răng hay bị mẻ. Khi ăn uống chúng ta nên tập trung vào những thức ăn có chứa các chất béo có lợi cho sức khỏe như omega 3. Loại chất béo này rất tốt cho răng và sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Axit béo Omega 3 được tìm thấy trong cá và dầu cá. Chất này có khả năng bảo vệ và chống lại chứng viêm và nhiễm trùng. Từ đó giúp cho răng lợi luôn được khỏe mạnh. Bổ sung các loại chất béo có lợi này cũng là một cách giúp cho răng cứng chắc và không bị mẻ.
Sử dụng omega 3 một cách hợp lý rất có lợi cho sức khỏe răng miệng và tránh răng hay bị mẻ
RĂNG HAY BỊ MẺ CẦN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Khi ăn những thức ăn cứng hoặc dùng răng để cắn những đồ vật cứng thì răng hoàn toàn có nguy cơ bị mẻ hay vỡ. Bạn cần biết cách xử lý chính xác tình trạng này để không làm hại thêm cho răng. Đồng thời xử lý đúng cách thì răng cũng sẽ có khả năng chữa trị và phục hồi cho răng tốt hơn.
Nhổ răng mẻ ra ngoài
Khi răng bị mẻ thì các phần răng bị mẻ ra có khả năng tác động làm trầy xước đến các phần mô mềm trong khoang miệng. Như làm trầy xước nướu, lưỡi và các tế bào niêm mạc. Vì thế mà chúng ta cần phải nhổ bỏ phần răng mẻ này ra. Đôi khi bạn cần phải nhổ bỏ toàn bộ phần thức ăn đang nhai trong miệng ra ngoài.
Chúng ta tuyệt đối không nên nuốt phần thức ăn này vào. Vì những phần răng bị mẻ rất sắc nhọn và có thể làm tổn thương bao tử cũng như các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Sau đó đặt một miếng bông gòn nhỏ và sạch vào phần răng bị mẻ và cắn lại. Không sờ vào phần răng đã bị mẻ vì nó sắc nhọn. Cần chú ý không để cho phần sắc nhọn của răng mẻ này làm trầy xước các bộ phận khác trong khoang miệng.
Răng hay bị mẻ vì rất nhiều lý do khách quan và chủ quan
Súc miệng thật sạch
Mẻ răng chính là sự tổn thương trực tiếp đến phần mô cứng của răng. Làm cho phần ngà răng lộ ra bên ngoài. Hoặc thậm chí nếu mẻ răng nhiều thì có thể làm lộ cả buồng tủy ra bên ngoài. Vì thế mà có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Thế nên chúng ta cần súc miệng tốt làm vệ sinh để tránh nguy cơ này. Bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch.
Giữ lại răng mẻ
Bạn cần giữ lại phần răng đã bị mẻ ra và giữ vệ sinh tốt cho phần răng này. Khi đến phòng khám để kiểm tra hãy mang theo phần răng này. Nó có thể giúp ích cho việc phục hồi răng bị mẻ nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn.
Đến phòng khám
Hãy đến phòng khám càng sớm càng tốt và đừng quên mang theo phần răng bị mẻ ra ngoài của mình. Đến gặp bác sĩ sớm bạn sẽ được điều trị hiệu quả hơn. Tránh được các nguy cơ trầy xước các phần khác cũng như giảm thiểu khả năng nhiễm trùng tủy răng.
Khi có triệu chứng răng hay bị mẻ răng thì bạn cần sớm đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra
RĂNG HAY BỊ MẺ CÓ NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Tùy vào mức độ của răng bị mẻ và nguyên nhân xảy ra tình trạng này là gì. Mà bác sĩ sẽ cân nhắc và mang đến cho bạn một giải pháp khắc phục hiệu quả và nhanh chóng nhất. Sau đây là một số cách khắc phục hiện tượng mẻ răng rất hiệu quả và phổ biến:
Mài răng
Mài răng chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp răng bị mẻ rất nhẹ. Nếu như chỉ xuất hiện một mảnh vỡ rất nhỏ thì chúng ta chỉ cần mài nhẵn và đánh bóng lại phần này. Sau đó bạn có thể sinh hoạt và ăn nhai như bình thường mà không có vấn đề gì xảy ra.
Trám răng
Nếu như răng bị mẻ nhiều hơn một chút và chúng ta không thể mài nhẵn vì như thế sẽ làm tổn thương nhiều đến phần men răng và mô cứng của răng nói chung. Đồng thời nếu như mài nhẵn trong trường hợp này thì cũng làm cho thân răng ngắn lại gây mất thẩm mỹ. Đồng thời có nguy cơ dẫn đến răng nhạy cảm và phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp khác.
Thế nên chúng ta cần hàm trám răng. Tức là thêm vật liệu vào thân răng. Nhằm mục đích không làm tổn thương thêm thân răng và phục hình lại cho răng. Khôi phục lại chức năng thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng. Đồng thời bảo vệ phần buồng tủy bên trong khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài. Như axit, vi khuẩn gây hại và nhiệt độ.
Gắn lại mảnh vỡ
Răng của bạn sẽ được phục hình lại một cách chính xác và thẩm mỹ hơn rất nhiều như mảnh vỡ được gắn lại vào răng. Tuy nhiên, cách này chỉ thực hiện được trên những mảnh vỡ không bị sâu răng. Đồng thời mảnh vỡ của răng phải được bảo quản tốt trước khi mang đến phòng khám cho bác sĩ kiểm tra.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ được áp dụng trên các trường hợp răng bị mẻ nhiều. Nhưng chân răng phải còn được chắc khỏe thì mới có thể bọc sứ. Bác sĩ sẽ chế tác một mão răng sứ dựa trên tình trạng răng miệng của bạn. Mão sứ sau khi bọc vào sẽ tạo thành một thân răng hoàn chỉnh và sáng đẹp. Có thể ăn nhai và sinh hoạt bình thường như răng thật xem phương pháp Bọc Răng Sứ
Có rất nhiều cách khác nhau để chúng ta có thể khắc phục tình trạng răng hay bị mẻ
*** Xem thêm bảng giá điều trị mẻ răng sứ
RĂNG MẺ THƯỜNG XẢY RA Ở NHỮNG RĂNG NÀO?
Trên thực tế thì bất cứ răng nào cũng có khả năng bị mẻ nếu như chúng ta ăn uống thiếu chất làm cho răng không cứng. Hoặc khi chúng ta để cho răng sử dụng lực lớn và va chạm bên ngoài. Nếu như còn có những thói quen xấu như dùng răng để cắn hay mở các đồ vật thì nhóm răng cửa sẽ có nguy cơ bị tổn thương cao nhất.
Những người có thói quen nghiến răng thường xuyên khó bỏ. Cùng với thói quen thích ăn những món ăn cứng và dai thì nhóm răng dễ bị tồn thương nhất chính là nhóm răng hàm lớn. Vì các răng này chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ chốt cho việc ăn nhai của răng.
RĂNG HAY BỊ MẺ CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN CÁCH CHÚNG TA ĂN UỐNG?
Cách mà chúng ta ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm mà chúng ta ăn cùng với cách chăm sóc làm vệ sinh cho răng miệng hàng ngày. Có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền chắc và tuổi thọ của răng. Đồng thời, những người có răng hay bị mẻ cũng nên kiểm tra lại chế độ sống. Cách sinh hoạt cũng như các dụng cụ chăm sóc răng miệng hàng ngày. Để răng hay bị mẻ thì bạn cần thực hiện những lời khuyên sau trong cuộc sống hàng ngày.
Cần ăn những thức ăn lành mạnh và hạn chế thực phẩm khiến răng hay bị mẻ
Chế độ ăn uống
Để tránh răng hay bị mẻ thì bạn nên chọn những loại thực phẩm phù hợp. Trong khi ăn uống hàng ngày bạn không nên ăn nhiều những thức ăn quá cứng. Cũng không nên cứ chỉ ăn những thức ăn quá mềm trong một thời gian dài. Sự lựa chọn tốt nhất là những thức ăn có độ cứng vừa phải. Vừa giúp cho răng nướu duy trì sự hoạt động vừa có thể không làm cho răng bị mẻ. Bổ sung thêm canxi, photpho và nhiều chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống.
Chế độ vệ sinh răng miệng
Cần chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride có tác dụng rất tốt trong việc làm cho men răng thêm chắc khỏe. Ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý như sâu răng. Có thể tránh được tình trạng răng bị hay mẻ và nhiều vấn đề răng miệng khác.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết