Răng Bị Vỡ Có Nên Nhổ Không? 5 Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
Kiến thức nha khoa tổng hợp
răng bị vỡ

RĂNG BỊ VỠ CÓ NÊN NHỔ KHÔNG? 5 CÁCH PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ

Răng bị vỡ là trình trạng mà nhiều người mắc phải. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở người trưởng thành có 4 nhóm răng chính.

Răng bị vỡ hoặc mẻ có thể gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn uống. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra răng bị vỡ.Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

NGUYÊN NHÂN RĂNG BỊ VỠ LÀ GÌ?

Thiếu sản men răng:Đây là tình trạng men răng hình thành và phát triển không đầy đủ do thiếu hụt các dưỡng chất. Từ đó, khiến cho lớp men răng bị yếu, dễ nứt vỡ hơn trong quá trình ăn uống.

thiểu sản men răng

Thiếu sản men răng

Răng bị vỡ sau khi điều trị tủy:Tủy răng có chức năng nuôi dưỡng răng, giúp răng cảm nhận được mùi vị, nhiệt độ,… Do đó, chữa tủy cũng giống như lấy đi chất dinh dưỡng của răng, nên việc răng không còn khỏe mạnh như trước là điều khó tránh khỏi.

điều trị tủy

Răng sâu nặng:Khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều trong khoang miệng sẽ dẫn đến sâu răng. Lúc này, bề mặt men răng sẽ hình thành các lỗ sâu. Quá trình lâu dài sẽ tạo thành lỗ rỗng bên trông răng gây ra tình trạng vỡ răng

bọc răng hàm bị sâu

Răng sâu dẫn đến vỡ răng

Do va chạm ngoại lực: Những tác động ngoại lực do tai nạn hay vật cứng va vào răng là hai trong số nhiều tác nhân khiến răng bị chấn thương, dẫn đến nguy cơ vỡ răng.

RĂNG BỊ VỠ CÒN CHÂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Những trường hợp răng vỡ nhẹ, không làm tổn thương nhiều đến thân răng. Thì biện pháp tốt nhất để khắc phục đó chính là trám răng. Trám răng với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng về khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ. Vì màu sắc của vật liệu trám rất giống với màu răng thật. Tính chất vật lý và hóa học cũng tương đồng với răng thật của chúng ta.

Thân răng thật bị tổn hại khoảng ½ thì một phương án tiếp theo được ưu tiên hơn trám răng. Đó chính là bọc răng sứ. Điều kiện để bọc sứ và chân răng phải còn khỏe và cùi răng thật có đủ khả năng để làm trụ cho mão sứ bọc vào. Sau khi bọc sứ thì răng của bạn sẽ trắng đẹp như mới.

Nhưng răng bị vỡ nặng, mất đi phần lớn thân răng thì trám răng và bọc sứ không thật sự mang lại hiệu quả. Vì miếng trám răng khó có thể bám chắc lên trên phần thân răng thật còn lại trong một thời gian dài. Cần phải nhổ đi răng thật để trồng răng giả. Phương pháp trồng răng giả được đánh giá cao nhất hiện nay đó chính là trồng răng implant. Răng giả được thiết kế y như răng thật. Giúp bạn tự tin khoe nụ cười và có thể ăn nhai thoải mái.

răng bị vỡ

Cầu răng sứ chỉ được thực hiện khi hai răng kế bên khỏe mạnh, đứng vững chắc

RĂNG BỊ VỠ CÓ NÊN NHỔ KHÔNG?

Răng bị vỡ không chỉ làm tổn thương đến thân răng. Mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm tổn thương đến buồng tủy, chân răng và răng nhạy cảm. Những sự cố va đập quá mạnh làm cho men răng và ngà răng vỡ ra, để lộ buồng tủy. Buồng tủy vốn được bảo vệ kỹ. Nay khi lộ ra thì rất dễ bị nhiễm trùng. Dẫn đến viêm nhiễm có nguy cơ làm chết tủy và áp xe chân răng. Nếu răng vỡ nặng bị chết tủy thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Trường hợp va đập mạnh làm nứt mẻ chân răng thì răng cũng sẽ được nhổ và làm sạch các mảnh răng vụn trong xương ổ răng. Răng sau khi nhổ cần có những phương pháp phục hình kịp thời để tránh được những biến chứng có thể xảy ra sau này. Hai biến chứng thường gặp nhất khi bị mất răng quá lâu đó chính là răng xô lệch và tiêu xương răng.

Cầu răng sứ có thể áp dụng để phục hình cho răng nếu như tình trạng răng miệng hiện tại của bạn đáp ứng các yêu cầu sau: Hai răng ở vị trí kế cận của răng bị nhổ phải thật sự chắc khỏe, chân răng đứng vững trên xương ổ răng. Xương hàm còn chắc khỏe, chưa có hiện tượng tiêu biến, các răng trên khuôn hàm mọc thẳng không xô lệch.

Hai răng ở bên cạnh răng nhổ sẽ đóng vai trò rất quan trọng làm điểm tựa để phục hình cho răng bị mất. Hai chiếc răng này sẽ được mài một ít để bọc mão sứ vào. Phương pháp này khôi phục khả năng ăn nhai đến khoảng 70% so với răng thật. Nhưng bởi vì răng thật bị mài mòn nên sẽ bị yếu đi.

Ngoài cầu răng sứ thì bạn có thể chọn trồng răng implant như một giải pháp tối ưu hơn để phục hình cho răng. Phương pháp này không đòi hỏi phải mài mòn răng thật như cầu răng sứ. Nên độ chắc khỏe sẽ cao hơn và có tính ổn định hơn.

>>Xem thêm: Bảng giá nhổ răng tại Nha khoa Thanh Tâm

RĂNG BỊ VỠ DỌC PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Răng bị vỡ dọc được xem là một tổn thương lớn của răng. Vết nứt dọc chính là nơi mà thức ăn thừa bám vào, là nơi thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tạo thành nhiều bệnh lý khác nhau.

răng bể dọc

Răng bị vỡ dọc tùy theo mức độ mà có cách chữa trị khác nhau

Nếu đó chỉ là một vết nứt nhỏ theo chiều dọc của răng thì có thể trám răng để hàn vết nứt đó lại. Ngoài ra thì tùy thuộc vào mức độ răng bị vỡ dọc cũng như tình trạng sức khỏe của các răng kế cận. Mà bác sĩ có thể lựa chọn những phương án như bọc răng sứ, nhổ răng làm cầu răng sứ hay trồng răng implant.

PHẢI LÀM GÌ KHI RĂNG BỊ VỠ

Bọc răng sứ được xem là một trong những phương pháp phục hình cho răng bị vỡ. Mang tính chất thẩm mỹ và chất lượng tốt nhất hiện nay. Nhưng cho dù được cải tiến đến mức nào thì răng sứ vẫn là răng giả. Người bọc răng sứ cần có những kiến thức về răng sứ cũng như nha khoa. Để có được một chế độ sống, một cách làm vệ sinh răng miệng hợp lý nhất.

bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp tốt để điệu trị răng bị vỡ

>>Xem thêm : Bảng giá răng sứ mới nhất tại Nha khoa Thanh Tâm

Trồng răng implant: Với các trường hợp răng vỡ đã bị sâu rất nặng hay răng vỡ toàn bộ không còn chân răng, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ răng của khách hàng và trồng răng implant thay thế. Cấy ghép implant là phương pháp thẩm mỹ cũng như khôi phục chức năng của răng tốt nhất . Ưu điểm của răng implant là có cấu tạo chắc chắn và độ tương thích sinh học rất cao. Từ đó, cho hiệu quả thay thế răng tự nhiên một cách hoàn hảo.

lưu ý sau khi trồng răng implant

Trồng răng implant phục hồi răng bị vỡ sau khi đã nhổ răng

5 CÁC PHÒNG TRÁNH HẠN CHẾ RĂNG BỊ VỠ

  • Bổ sung đúng – đủ canxi và flour cho răng chắc khỏe, hạn chế bệnh lý về răng miệng
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn với bàn chải, kem đánh răng phù hợp
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước muối súc miệng hàng ngày
  • Không ăn đồ quá cứng hay thức ăn ở quá nóng/lạnh
  • Thăm khám nha khoa định kỳ và đi kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu bất thường

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất