MÒN CỔ CHÂN RĂNG LÀ GÌ? CÓ NÊN TRÁM RĂNG?
Chân răng bị ăn mòn không chỉ gây ê buốt, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Vì thế, nếu gặp phải tình trạng này, mọi người nên nhanh chóng tìm đến các nha khoa để được thăm khám, khắc phục kịp thời nếu không muốn gặp phải nhiều biến chứng xấu.
MÒN CỔ CHÂN RĂNG LÀ GÌ?
Chân răng bị ăn mòn hay thật chất là hiện tượng cổ chân răng có hiện tượng bị bào mòn, hư hỏng. Bởi một hay nhiều các tác nhân gây ra. Đây là vị trí tiếp giáp với nướu răng. Vị trí này có lớp men răng mỏng hơn lớp men răng ở phần mặt nhai của răng. Vì thế mà dễ chịu tổn thương hơn bởi các tác nhân bên ngoài.
Chân răng bị ăn mòn thì lớp men răng ở vị trí này sẽ bị bào mòn và khuyết vào bên trong. Đối với nhiều trường hợp thì vết mòn sẽ có hình chữ V. Chính vì sự hư hại men răng này mà người bệnh thường xuyên có hiện tượng tê buốt chân răng khi ăn hoặc khi gặp không khí lạnh.
Chân răng bị ăn mòn có thể gặp ở bất kỳ răng nào trên cung hàm. Xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, đối với những người chăm sóc răng miệng không tốt thì khả năng mắc phải tình trạng này sẽ cao hơn. Hiện tượng này cũng có thể liên quan đến cách sống và nhiều thói quen hàng ngày của bạn.
Chân răng bị ăn mòn đã không còn là một bệnh lý răng miệng xa lạ đối với chúng ta
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA TÌNH TRẠNG MÒN CỔ CHÂN RĂNG
Bởi vì phần chân răng bị ăn mòn, cụ thể là men răng bị tiêu biến dần dần nên biểu hiện rõ nhất có thể kể đến đó chính là tình trạng răng nhạy cảm. Vì các phân tử từ thức ăn, nước uống hay nhiệt độ bên ngoài dễ kích thích vào tủy răng do không có men răng bảo vệ. Mà tủy răng lại chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh nên cảm nhận rất rõ những tác động từ bên ngoài. Tạo ra cảm giác ê buốt khó chịu.
Tình trạng tê buốt sẽ xuất hiện rõ nét hơn nếu như bạn ăn thức ăn nóng, uống nước đá lạnh, ăn nhiều đồ chua chứa axit hay ăn nhiều kẹo có đường. Tình trạng ê buốt này ban đầu xuất hiện ít. Nhưng sau đó thì xuất hiện với tần số nhiều hơn. Nặng hơn thì chuyển sang viêm tủy và gây ra nhiều sự đau nhức. Nguy hại cho sức khỏe của người bệnh.
Răng nhạy cảm là biểu hiện của chân răng bị ăn mòn
VÌ SAO CHÂN RĂNG BỊ ĂN MÒN?
Chân răng bị ăn mòn hay lớp men tại chân răng bị ăn mòn là điều mà chúng ta thường hay thắc mắc. Trên thực tế thì men răng rất cứng chắc vì có thành phần khoáng cao nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, men răng không phải là bất biến và cũng có điểm yếu là hay bị tiêu biến trong môi trường có chứa axit. Sau đây là một phố nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng mòn cổ chân răng mà nhiều người đang mắc phải.
Thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng chân răng bị ăn mòn. Thực tế cho thấy, ngay từ khi sinh ra nhiều người đã gặp phải bệnh lý này. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng thiểu sản men răng là tình trạng chưa khoáng hóa hoàn toàn hoặc bị mất nâng đỡ của khung cấu trúc bên dưới. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vị trí thiểu sản men răng càng bị mất chất, một số dấu hiệu có thể nhận biết chính là các vết mất men răng mủn như phấn.
Thiểu sản men răng có thể khiến chân răng bị ăn mòn
Vôi răng tồn tại lâu ngày
Vôi răng hình thành và bám dính lâu ngày trên răng cũng là nguyên nhân sâu xa khiến cho chân răng bị ăn mòn. Theo các chuyên gia, đây chính là nguyên nhân hàng đầu sẽ khiến lợi bị tụt khỏi răng, để lại chân răng trống trơn, không được bảo vệ. Đây sẽ là điều kiện tuyệt vời để vi khuẩn, axit trong thức ăn,… phát triển tấn công rằng, lâu ngày dẫn tới bào mòn cổ chân răng.
Thói quen đánh răng không đúng cách
Thực tế không phải ai cũng đều biết cách đánh răng chuẩn xác. Thông thường, nếu mọi người có thói quen đánh răng chải ngang, lực mạnh, kết hợp với các chất mài mòn trong kem đánh răng sẽ gây mòn cổ chân răng. Điều này vô cùng dễ hiểu vì vị trí cổ chân răng vùng răng 4 – 5 – 6 là vùng chuyển, rất thuận tay nên hầu như mọi người đều chải với lực mạnh. Ngoài ra, nguy cơ cổ chân răng bị mòn càng tăng nếu bạn sử dụng bàn chải có lông chải cứng.
Đánh răng sai cách khiến chân răng bị ăn mòn
Không có hướng dẫn răng nanh
Đối với các trường hợp bình thường, răng hàm của mỗi người chỉ chạm nhau khi đóng sập 2 hàm lại. Đồng thời, khi nghiến sang 2 bên thì những chiếc răng hàm sẽ không chạm nhau mà chỉ chạm răng nanh – đây là hướng dẫn hàm lý tưởng. Ngược lại, khi nghiến răng hàm chạm nhau thì lực cọ xát lên các răng này sẽ rất lớn, dễ khiến chúng bị xoắn vặn, gây mất men răng vùng cổ chân răng.
Sang chấn cơ học, bệnh viêm quanh răng
Về cơ bản, chân răng bị ăn mòn cũng có thể bắt nguồn từ các tình trạng như sang chấn cơ học, bệnh viêm quanh răng,… Vốn dĩ, đây đều là nguyên nhân có thể gây tụt lợi, lộ lớp cement chân răng. Nên nhớ rằng lớp này có độ cứng thấp, dễ bị mòn khi chịu tác động từ bên ngoài nên nếu gặp phải những vấn đề kể trên, bạn hoàn toàn có thể bị mòn cổ chân răng.
Tật nghiến răng
Nghiến răng là một tật xấu bạn cần phải loại bỏ nếu không muốn chân răng bị ăn mòn. Tuy nhiên, đây là một trong những bệnh lý không dễ khắc phục. Nên nhớ rằng khi nghiến răng, các răng sẽ va chạm mạnh vào nhau, từ đó dễ bị mòn. Tình trạng này gây ê buốt ở vùng mặt nhai và vùng cổ chân răng, ngoài ra còn dẫn đến các triệu chứng khác như đau cổ, mỏi hàm, đau vai gáy,…
Nghiến răng gây mòn cổ chân răng
Uống nhiều nước ngọt
Nước ngọt đóng chai là một loại thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc hay các cuộc đi dã ngoại. Sẽ không có vấn đề gì nếu như bạn chỉ uống nước ngọt có gas trong những dịp đặc biệt như thế. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều thức uống này thì sẽ có hại nhiều cho răng miệng.
Đa phần những đồ uống này có chứa chất có khả năng làm cho men răng bị hoàn tan. Đồng thời nước ngọt có chứa nhiều thành phần đường không tốt cho sức khỏe. Đường này khi bám vào răng gặp các vi khuẩn gây hại sẽ tạo thành axit. Từ đó gây bào mòn men răng dần dần mà bạn không biết. Lâu ngày thì chân răng bị ăn mòn trông thấy. Vì thế nên thay vì uống nước ngọt bạn nên uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khỏe.
Nước ngọt có nhiều thành phần đường và phẩm màu không tốt cho sức khỏe
Uống nhiều rượu bia
Bia rượu đều là những thức uống không tốt cho sức khỏe. Uống chúng nhiều sẽ làm hại chân răng bị ăn mòn và màu sắc của răng. Chất cồn có trong những thức uống này cũng gây ra tác hại xấu đến các tế bào niêm mạc. Có thể làm cho lợi bị viêm từ nhẹ đến nặng.
Đồng thời, bia rượu không tốt cho hệ tiêu hóa. Có thể gây ra các bệnh về dạ dày như trào ngược axit dạ dày. Làm cho axit HCl trào ra ngoài thông qua thực quản. Gây hại cho các tế bào thực quản cũng như làm cho chân răng bị ăn mòn nhanh chóng. Gây ra hiện tượng mòn cổ chân răng.
Nếu muốn có một sức khỏe răng miệng tốt thì không nên uống nhiều rượu bia
Ăn nhiều đồ ngọt
Đây là thói quen và sở thích mà hầu như trẻ em nào cũng mắc phải. Đường ngọt có nhiều trong các loại bánh, các loại kẹo, các loại nước giải khát cũng như các sản phẩm dành cho trẻ em. Các vi khuẩn gây hại khi gặp thành phần đường sẽ tạo thành axit và làm hại cho men răng.
Chải răng sai cách
Chải răng không chỉ làm cho các mảng bám được làm sạch mà còn bảo vệ được men răng. Tuy nhiên nếu như không biết cách chải răng hoặc lười chải răng thì sẽ làm men răng không còn được khỏe mạnh, chân răng bị ăn mòn. Phần lớn chúng ta đều chải răng theo kiểu chải liên tục theo phương ngang. Giống với động tác mà chúng ta hay đánh đàn.
Cách chải này không chỉ làm cho chân răng bị ăn mòn. Mà còn gây hại nhiều cho lợi. Có thể gây ra bệnh viêm lợi và tụt lợi làm cho chân răng hiện ra nhiều hơn. Tình trạng ê buốt cũng vì thế mà nặng hơn. Tham khảo ngay với bác sĩ để biết được cách chải răng hợp khoa học và áp dụng ngay.
Chải răng sai cách làm hư hỏng men răng và chân răng bị ăn mòn
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MÒN CỔ CHÂN RĂNG
Giai đoạn 1: Cổ chân răng bị mòn nhẹ
Nếu như tập trung quan sát kỹ vị trí ở cổ chân răng thì có thể phát hiện thấy tình trạng chân răng bị ăn mòn. Bạn có thể quan sát thấy màu sắc ở vị trí này tối hơn những vùng khác trên thân răng. Khi dùng tay sờ nhẹ vào thì có cảm giác có một vết nứt nhỏ ngang cổ răng. Những cơn ê buốt thỉnh thoảng xuất hiện nhưng thường bị bỏ qua.
Giai đoạn 2: Ê buốt nhiều hơn
Trong giai đoạn này thì có thể quan sát rõ hơn phần chân răng bị ăn mòn. Các triệu chứng ê buốt xuất hiện thường xuyên và rõ ràng hơn. Đôi khi đang chải răng thì cũng có cảm giác đau nhói bất thường. Khiến cho người bệnh lo lắng và cảm thấy ăn uống không ngon miệng.
Giai đoạn 3: Ăn mòn đến tủy
Nếu như bệnh lý mòn cổ chân răng ăn mòn đến tủy thì bệnh này đã diễn biến nặng và gây ra những biến chứng nguy hại khác. Vì có thể làm cho tủy bị viêm, áp xe chân răng. Có nguy cơ bị nhiễm trùng, nóng sốt và thậm chí mất đi răng thật vĩnh viễn. Trong giai đoạn này bác sĩ cần phải nhờ đến những kỹ thuật tiên tiến để chữa trị cho bệnh nhân.
Mòn cổ chân răng cần được điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến tủy
CHÂN RĂNG BỊ ĂN MÒN CÓ NÊN TRÁM CỔ CHÂN RĂNG KHÔNG?
Trám cổ chân răng là kỹ thuật nha khoa đã rất phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng vật liệu trám răng để bổ sung vào vị trí cổ chân răng bị ăn mòn. Nhờ vậy mà phần cổ chân răng được tái tạo trở lại như cũ. Không còn phần bị khuyết thiếu hoặc tổn thương. Nhờ vậy mà chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau nhức, ê buốt và bảo vệ răng khỏe mạnh lâu dài về sau.
❃❃❃ Xem thêm: Trám răng là gì? Nên trám răng trong những trường hợp nào?
Phương pháp này có thể áp dụng trên rất nhiều trường hợp bệnh nhân khác nhau. Như cố chân răng bị mòn, bị sâu răng ở vị trí cổ chân răng, do các tác động lực bên ngoài mà làm nứt hay mẻ cổ chân răng. Đây là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phục hồi lại tính thẩm mỹ cho răng. Quy trình trám cổ chân răng được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm tra tổng quát
Bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng và kiểm tra mức độ tổn thương cổ chân răng. Qua các thông tin có được mà bác sĩ sẽ xác định được tình trạng răng miệng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp nếu cổ chân răng bị mòn hoặc sâu răng vào tới tủy sẽ phải tiến hành điều trị tủy trước khi trám răng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Để đảm bảo quá trình trám răng an toàn. Không bị viêm nhiễm trong quá trình thực hiện thì bước vệ sinh răng miệng là rất quan trọng. Vệ sinh răng miệng bao gồm các bước như lấy cao răng loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên răng và làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Bước 3: Trám cổ chân răng
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng bổ sung vào vị trí khuyết thiếu ở cổ chân răng. Phổ biến nhất đó là chất liệu Composite. Vật liệu này có thể bít kín xung quanh cổ chân răng. Nhờ đó mà ngà răng và tủy răng bên trong được bảo vệ. Vật liệu cũng khôi phục lại hình dạng của răng. Sau đó dùng đèn laser hiện đại để làm khô. Giúp cho vật liệu khô và bám chắc vào bề mặt răng.
Bước 4: Dặn dò
Bác sĩ sẽ dặn dò về cách ăn uống, chăm sóc và làm vệ sinh răng miệng để cho miếng trám răng được bám lâu hơn.
Trám răng là phương pháp tối ưu cho sâu răng nhẹ và mòn men răng nhẹ
Ưu điểm của trám cổ chân răng
Trám cổ chân răng là giải pháp phục hình và bảo vệ răng được rất nhiều người lựa chọn. Vì có ưu điểm là đơn giản và tiết kiệm nhưng cũng rất hiệu quả. Trám răng thực hiện nhanh chóng hơn nhiều so với những phương pháp khác.
Vật liệu trám cổ chân răng sẽ giúp bảo vệ mô răng và tủy răng bên trong. Không bị kích thích từ những tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy mà trám răng thành công sẽ không còn cảm thấy ê buốt như trước, có thể ăn nhai và sinh hoạt lại bình thường. Trám răng được thực hiện nhẹ nhàng, không yêu cầu phải mài răng như bọc sứ. Nên không xâm lấn tới mô cứng răng rất an toàn cho bệnh nhân.
Nhược điểm của trám cổ chân răng
Trám răng có một nhược điểm là tuổi thọ không được cao. Vì lý do vật liệu trám dễ bị sứt ra nếu như răng thật bị mòn nhiều. Nên trám răng chỉ được chỉ định cho các trường hợp men răng mòn ít. Chân răng bị mài mòn không quá sâu.
Nếu chân răng bị ăn mòn tạo rãnh chữ V sâu. Có ảnh hưởng tới tủy thì cần điều trị tủy trước. Sau đó, bác sĩ có thể cân nhắc tới phương pháp bọc răng sứ. Nhằm mục đích bảo vệ toàn bộ thân răng cũng như duy trì được tuổi thọ của răng lâu dài hơn.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết