MỚI TRÁM RĂNG BỊ Ê BUỐT NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? GIẢM Ê BUỐT BẰNG CÁCH NÀO?
MỚI TRÁM RĂNG BỊ Ê BUỐT CÓ THƯỜNG GẶP KHÔNG?
Tình trạng ê buốt sau khi trám răng không phải bất kỳ khách hàng nào cũng đều gặp phải. Nhiều trường hợp cảm thấy đau nhức ê buốt nhiều nhưng cũng có những trường hợp không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Trên thực tế, mới trám răng bị ê buốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tùy vào tình trạng răng cũng như tay nghề bác sĩ thực hiện sẽ quyết định đến mức độ ê buốt sau khi trám răng. Vậy nên, khách hàng không cần phải quá lo lắng khi điều trị khuyết điểm răng sâu hay tình trạng sứt mẻ răng.
Đối với những khuyết điểm răng nhẹ, kỹ thuật trám răng được thực hiện rất đơn giản. Quá trình thực hiện nhanh chóng, đảm bảo được vấn đề an toàn cho khách hàng. Vậy nên sau khi hoàn thành quá trình trám răng, khách hàng sẽ không cảm thấy đau nhức quá nhiều. Tuy nhiên, đối với những khuyết điểm răng quá lớn quá trình thực hiện sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy, sau khi khi hết thuốc tê khó tránh khỏi tình trạng ê buốt kéo dài.
Kỹ thuật trám răng không gây ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe răng miệng. Trừ một số trường hợp ngoại lệ. Khách hàng không cần lo lắng quá nhiều khi thực hiện trám răng thẩm mỹ. Đến với những nha khoa uy tín chuyên nghiệp bạn sẽ có thể hoàn toàn an tâm khi thực hiện phương pháp này. Để an tâm hơn khi trám răng, hãy đến với các nha khoa uy tín chuyên nghiệp để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Sau khi hiểu rõ về phương pháp này bạn sẽ an tâm hơn khi thực hiện.
Sau khi hết thuốc tê tình trạng mới trám răng bị ê buốt sẽ xuất hiện
MỚI TRÁM RĂNG BỊ Ê BUỐT XUẤT PHÁT TỪ NGUYÊN NHÂN NÀO?
Tình trạng ê buốt sau khi trám răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Rất nhiều khách hàng gặp phải tình trạng này. Thông thường, tình trạng này xuất phát từ những vấn đề như:
- Những cơn đau nhức ê buốt xuất hiện khi vi khuẩn sâu răng chưa được nạo sạch hoàn toàn.
- Trường hợp răng chưa được điều trị tủy trước khi trám cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt.
- Ngoài ra, những vấn đề thường gặp nhất chính là chất liệu trám không đảm bảo. Bên cạnh đó, áp lực nén của vật liệu trám cũng dẫn đến tình trạng răng ê buốt.
- Những khách hàng bị dị ứng với vật liệu trám cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.
- Tay nghề bác sĩ thực hiện trám răng không đảm bảo, gây ảnh hưởng cấu trúc răng. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe răng miệng của khách hàng.
Muốn xác định được nguyên nhân ê buốt răng sau khi trám, khách hàng nên liên hệ nha khoa để được thăm khám trực tiếp. Với bề dày kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ đau là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả nhất. Tuy từng khách hàng, triệu chứng đau nhức sẽ kéo dài hay ngắn. Muốn đảm bảo an toàn khách hàng nên xác định được bản thân mình có phù hợp với kỹ thuật nha khoa này hay không.
Mới trám răng bị ê buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
MỚI TRÁM RĂNG XONG BỊ Ê BUỐT TRONG BAO LÂU?
Những cơn ê buốt xuất hiện sau khi trám răng là tình trạng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động thường ngày của khách hàng. Thông thường những cơn đau chỉ xuất hiện trong khoảng từ 1 – 2 tuần đầu. Nếu gặp phải trường hợp tương tự khách hàng không cần phải quá lo lắng. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Lúc này khách hàng có thể thoải mái ăn uống như bình thường mà không gặp bất kỳ trở ngại nào cả.
Nếu sau 2 – 3 tuần tình trạng đau nhức ê buốt vẫn chưa chấm dứt khách hàng nên nhanh chóng quay lại nha khoa kiểm tra răng miệng. Qua kết quả thăm khám sẽ phát hiện các ra các bệnh lý và điều trị kịp thời. Phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra về sau. Đau nhức, ê buốt kéo dài có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như:
- Viêm tủy răng
- Gây cộm cấn khi ăn nhai
- Trong nhiều trường hợp còn dẫn đến tình trạng mất răng
- Để lâu sẽ gây tổn thương mô răng, dẫn đến áp xe răng
- Đồng thời còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, hô hấp lẫn đường tiêu hóa,…
Sau khi trám răng, khách hàng nên quan tâm đến tình trạng răng miệng kỹ càng. Nếu có những triệu chứng bất thường nên liên hệ ngay nha khoa để được thăm khám và điều trị. Chẳng hạn như mới trám răng bị ê buốt. Như vậy khách hàng sẽ phòng tránh được những trường hợp xấu có thể xảy ra về sau.
Mới trám răng bị ê buốt kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 tuần và chấm dứt sau đó
CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ NHẤT KHI MỚI TRÁM RĂNG BỊ Ê BUỐT
Có rất nhiều cách đơn giản để bạn đối phó với tình trạng mới trám răng bị ê buốt hiệu quả. Nếu những cơn đau nhức đang gây trở ngại đến các hoạt động thường ngày của bạn thì hãy nhanh chóng tiến hành các phương án sau đây.
Giảm tình trạng mới trám răng bị ê buốt ngay tại nhà
Mới trám răng bị ê buốt là tình trạng gây rất nhiều cản trở trong các hoạt động thường ngày. Trong một số trường hợp, chỉ với một vài thao tác đơn giản bạn đa có thể giảm ê buốt hiệu quả. Có rất nhiều cách khác nhau để bạn giảm thiểu thành công cảm giác khó chịu sau khi trám răng. Dưới đây là những gợi ý hoàn hảo nhất dành cho bạn:
- Một trong những cách xóa tan cảm giác đau nhức, ê buốt tại vị trí vừa trám răng chính là đắp tỏi, gừng. 2 nguyên liệu lành tính này được áp dụng vào rất nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Đắp gừng và tỏi vào vị trí răng bị ê, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm sút.
- Bên cạnh đó khách hàng nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối để ức chế các vi khuẩn trên răng. Ngăn chặn sự phát sinh của các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
- Tiến hành chườm nóng hoặc dùng đá lạnh xoa nhẹ vào má bên ngoài vị trí trám răng. Cách thức này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Hầu hết những khách hàng tiến hành qua đều giảm được phần nào tình trạng ê buốt.
Tuy nhiên, những cách thủ công này chỉ mang lại hiệu quả đối với những cơn ê buốt nhẹ trong thời gian ngắn. Trong những trường hợp cơn đau dai dẳng, khó dứt khách hàng nên liên hệ ngay với nha khoa. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ để xác định được nguyên nhân và có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Chườm đá giảm tình trạng mới trám răng bị ê buốt
Giảm tình trạng mới trám răng bị ê buốt tại nha khoa
So với thực hiện tại nhà, tiến hành giảm ê buốt tại nha khoa sẽ nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Với các kết quả soi chụp hiện đại, bác sĩ sẽ giúp bạn nắm được tình trạng răng miệng. Đồng thời xác định được lý do vì sao tình trạng đau nhức kéo dài. Sau đó sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tùy từng trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau:
- Ê buốt do sâu răng hoặc viêm tủy răng: Trước hết, bác sĩ sẽ thực hiện tháo bỏ miếng trám cũ. Sau đó tiến hành nạo sạch vết sâu, lấy sạch tủy. Cuối cùng tiến hành trám lại răng một cách cẩn thận.
- Ê buốt có thực hiện sai kỹ thuật trám: Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng. Nếu phát hiện các tình trạng răng bị hở, cong, vênh hay kích ứng,… sẽ tiến hành sửa chữa. Trước hết, tiến hành tháo bỏ miếng trám cũ. Sau đó thay vào miếng trám mới đảm bảo đúng kỹ thuật.
Đến với nha khoa thực sự chuyên nghiệp, khách hàng sẽ chẳng gặp quá nhiều khó khăn để khắc phục tình trạng mới trám răng bị ê buốt. Muốn ngăn chặn thành công những vấn đề này, khách hàng nên trám răng tại địa chỉ đáng tin cậy. Dịch vụ nha khoa càng phát triển số lượng phòng khám mở cửa lại càng nhiều. Khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ để đến được những nha khoa thực sự uy tín.
Đến nha khoa điều trị trực tiếp để giảm tình trạng mới trám răng bị ê buốt
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỊ Ê BUỐT SAU KHI MỚI TRÁM RĂNG
Ê buốt răng miệng sau khi trám là tình trạng răng miệng không một khách hàng nào mong muốn gặp phải. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày. Là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Vậy nên sau khi trám răng khách hàng nên tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ. Muốn giảm thiểu những cơn ê buốt sau khi trám răng khách hàng nên quan tâm đến những vấn đề sau đây.
Vấn đề ăn uống
Thông thường sau khi trám răng khách hàng cần cho răng nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định. Để không gặp phải tình trạng mới trám răng bị ê buốt khách hàng nên lưu ý đến những vấn đề sau đây:
- Khoảng 2 giờ đầu sau khi trám răng khách hàng không nên ăn uống ngay. Vật liệu trám cần có đủ thời gian để đông đặc và khô hoàn toàn. Vậy nên ngay sau khi trám khách hàng nên kiêng ăn uống. Mới trám răng bị ê buốt thường xuất phát từ việc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
- Đặc biệt, nên tránh sử dụng những thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Những loại thức ăn nước uống có áp suất nhiệt độ biến đổi thất thường rất dễ gây bong tróc miếng trám. Kiêng cữ những dạng thực phẩm như thế này sẽ giúp bạn phòng tránh được tình trạng ê buốt.
- Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này không nên sử dụng những thực phẩm chứa quá nhiều đường và axit. Tránh gây ra các bệnh lý bên trong môi trường khoang miệng.
Hạn chế ăn nhai trong vòng 2 giờ đầu để phòng tránh mới trám răng bị ê buốt
Vấn đề chăm sóc răng miệng
Trong khoảng thời gian đầu sau khi trám, mức độ ổn định của miếng trám với răng chưa cao. Vậy nên, những tác động vô ý của khách hàng rất dễ gây kích ứng bên trong môi trường khoang miệng. Tình trạng dễ gặp nhất chính là mới trám răng bị ê buốt. Khách hàng nên lưu ý đến những vấn đề sau đây nếu muốn chăm sóc răng sau khi trám tốt nhất:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng bác sĩ đưa ra. Không tự ý mua thuốc bên ngoài. Tránh các trường hợp sử dụng không đúng thuốc gây ra những kích ứng bên trong môi trường khoang miệng.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào vị trí vừa mới trám răng. Khoảng thời gian đầu sau khi trám răng khách hàng nên sử dụng thuốc đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
- Một trong những vấn đề quan trọng khách hàng cần phải lưu ý chính là tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ. Chủ động lui tới nha khoa để xác định rõ tình trạng răng miệng.
Tình trạng mới trám răng bị ê buốt rất phổ biến, vậy nên khách hàng không cần quá lo lắng. Nếu gặp phải trường hợp tương tự hãy nhanh chóng đến với Nha khoa Thanh Tâm. Trung tâm chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn khắc phục các khuyết điểm tồn tại trên răng hiệu quả. Đồng thời, khi đến đây bạn sẽ được tư vấn phương pháp khắc phục khi mới trám răng bị ê buốt.
NHA KHOA THANH TÂM – PHÒNG KHÁM NHA KHOA UY TÍN
- CS1: 717 Hậu Giang, P.11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- CS2: 11 Pastuer, Phường Xương Huân, TP Nha Trang
- CS3: 45A, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hương Thủy, TP Phan Thiết
- RĂNG SỨ CERCON XT THẾ HỆ MỚI CÓ TỐT KHÔNG? 06/11/2020