Ê buốt răng hàm dưới do nguyên nhân gì? Làm sao để hết?
Kiến thức nha khoa tổng hợp
ê buốt răng hàm dưới

Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI DO NGUYÊN NHÂN GÌ? LÀM SAO ĐỂ HẾT Ê BUỐT RĂNG?

Ê buốt răng hàm dưới là một triệu chứng thường gặp ở những người có men răng yếu.Gây ra rất nhiều khó khắn trong quá trình ăn uống

Ê buốt răng hàm dưới là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Chúng có thể xuất hiện rồi biến mất trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể “gắn bó” với bạn lâu dài. Để hiểu rõ hơn về tình trạng ê buốt răng hàm, hãy cùng Nha khoa Thanh Tâm tìm hiểu ngay nhé.

Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI LÀ BỆNH GÌ?

Ê buốt răng hàm dưới là một triệu chứng điển hình nhất của hiện tượng răng nhạy cảm. Sự nhạy cảm này bắt đầu xảy ra khi tủy răng bắt đầu cảm nhận được sự tác động từ môi trường bên ngoài. Như những va chạm lớn nhỏ, axit có trong thức ăn hay nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Tủy bình thường vẫn có thể cảm nhận được mùi vị và nhiệt độ của thức ăn nhưng bị hạn chế bởi lớp men răng bên ngoài.

Lớp men răng này có vai trò bảo vệ tủy răng và ngà răng. Vì một lý do nào đó khiến cho men răng mỏng đi. Những phân tử trong thức ăn và nhiệt độ dễ dàng thông qua ngà răng tiến sâu vào tủy hơn. Khiến cho những dây thần kinh trong tủy cảm nhận được và truyền tín hiệu đến não. Tạo nên cảm giác ê buốt răng hàm dưới khó chịu cho chúng ta khi ăn nhai.

Lớp men răng là một vật liệu cứng nhất trong cơ thể con người. Tuy nhiên, lớp men này cũng sẽ bị mài mòn dần theo thời gian. Men răng rất dễ bị bào mòn trong môi trường axit. Thế nên sự chắc khỏe của men răng sẽ đảm bảo một chiếc răng không bị ê buốt khi ăn. Hàm dưới có mức độ tiếp xúc với thức ăn và nước uống nhiều hơn nên có nguy cơ bị ê buốt răng hàm dưới nhiều hơn răng hàm trên.

❃❃❃ Xem thêm: Tê buốt răng là hiện tượng gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không?

ê buốt răng hàm dưới Ê buốt răng hàm dưới là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả mọi đối tượng

CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI

Triệu chứng điển hình của ê buốt răng hàm dưới xảy ra trong khi ăn, khi đang vệ sinh răng miệng hoặc xảy ra ngay trong lúc chúng ta đang nghỉ ngơi. Ê buốt răng hàm dưới khi ăn những loại thực phẩm có nhiều đồ chua do nhiều thành phần axit như chanh, hạnh, bưởi. Những loại thực phẩm quá ngọt chứa nhiều đường như bánh, kẹo dành cho trẻ em. Những loại thức uống lạnh có chứa nước đá hay những loại thức ăn còn quá nóng.

Ê buốt răng hàm dưới còn xảy ra khi chúng ta đang đánh răng. Đặc biệt là khi ta sử dụng bàn chải lông cứng và đánh răng mạnh. Sự tác động lực bên ngoài gây kích ứng vào sâu bên trong tủy và tạo ngay cảm giác ê buốt.

Một số người còn bị ê buốt răng hàm dưới ngay cả khi trong trạng thái nghỉ không ăn uống gì cũng không chải răng. Hiện tượng này xảy ra là do nguyên nhân chính đó là nhiệt độ thấp. Hay người vừa mới chuyển sang vùng có khí hậu lạnh cũng bị răng ê buốt.

ê buốt răng hàm dưới

Hãy bảo vệ thật tốt men răng của bạn nếu như không muốn ê buốt răng hàm dưới

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI

Biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng này là hiện tượng các răng 06, 07, 08 bị đau buốt khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài như nhiệt độ (nóng lạnh). Ê buốt răng hàm dưới có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể khách quan lẫn chủ quan.

Mòn men răng

Men răng bị mài mòn do rất nhiều những tác nhân khác nhau. Như ăn quá nhiều đồ ngọt mà không làm vệ sinh miệng tốt thì đồ ngọt sẽ tạo ra môi trường axit làm mòn men răng. Những người dùng chanh hay baking soda tự làm trắng răng tại nhà cũng có thể bị răng nhạy cảm. Do chanh và baking soda cũng có thành phần axit cao. Thói quen chải răng bằng bàn chải lông cứng cũng là một sai lầm phổ biến làm cho lớp men răng bị mài mòn.

Bạn có thể không biết khi đi tẩy trắng răng mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Vì thuốc tẩy trắng ngoài công dụng chính là làm cho răng sáng hơn còn có thể gây ra răng nhạy cảm. Vậy nên hãy cẩn thận trước khi quyết định làm đẹp cho răng bằng thuốc tẩy trắng.

ê buốt răng hàm dưới

Mòn men răng gây ê buốt răng hàm dưới

Va đập cơ học

Những va đập làm cho răng bị mẻ, sứt hay gãy gây tổn thương nhiều đến răng. Tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều so với mòn men răng. Vì cú va đập có thể làm cho buồng tủy lộ hoàn toàn ra ngoài. Không chỉ gây ra cảm giác ê buốt mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng viêm tủy rất cao.

Sâu răng

Sâu răng là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, ngay cả trẻ em và người lớn. Đây là một bệnh lý răng miệng liên quan đế sự phá hủy cấu trúc răng, chúng bắt đầu ảnh hưởng đến men răng, sau đó lan rộng vào ngà răng và cuối cùng đến tủy răng. Một khi bị ê buốt răng, chứng tỏ lúc này tình trạng sâu răng đã chạm đến ngà răng, thậm chí là tủy răng.

ê buốt răng hàm dưới

Sâu răng gây ê buốt răng hàm dưới

Viêm tủy

Đối với các răng phát triển khỏe mạnh, phần tủy răng sẽ được bao bọc bởi men răng và ngà răng. Tuy nhiên, một khi cấu trúc này bị phá vỡ (do chấn thương, bệnh lý…), vi khuẩn và các tác nhân gây hại sẽ phát triển và bắt đầu tấn công vào tủy răng, gây viêm nhiễm. Răng bị viêm tủy là nguyên nhân hàng đầu gây đau buốt dữ dội ngay cả khi không bị kích thích bởi ngoại lực.

Viêm nướu

Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh lý răng miệng có liên quan mật thiết đến sự tích tụ các mảng bám trên răng. Thông thường, vi khuẩn có trong các mảng bám và độc tố mà chúng tiết ra thường ngày có thể làm cho nướu răng bị kích ứng, sưng đỏ và viêm nhiễm… Các tình trạng này sẽ làm răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật

Bên cạnh hàng loạt các nguyên nhân kể trên, bạn còn có thể bị đau buốt răng hàm do thao tác cạo vôi răng hoặc tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật. Không chỉ ê buốt, nhiều trường hợp khách hàng còn gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì thế, việc tìm kiếm được nha khoa uy tín vô cùng quan trọng.

ê buốt răng hàm dưới

Do điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI

Tùy vào từng mức độ ê buốt răng hàm dưới mà bạn sẽ có những phương án điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để thu được kết quả tốt nhất, ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám nha khoa để được tư vấn cụ thể.

Trường hợp ê buốt răng hàm dưới nhẹ

Đối với các trường hợp ê buốt răng hàm dưới nhẹ, cách khắc phục không quá khó khăn. Để có thể xoa dịu các triệu chứng bạn có thể bắt đầu từ việc điều chỉnh lại chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày:

  • Cần phải đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa flour.
  • Đánh răng với một lực vừa phải, nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, tránh sử dụng lực quá mạnh.
  • Cần phải kết hợp đánh răng với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng, điều này sẽ giúp làm sạch các mảng bám hiệu quả hơn.
  • Nên đánh răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm ngọt để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn gây hại.
  • Lưu ý, không nên đánh răng ngay sau khi các loại thực phẩm có tính acid cao như cam, chanh, nước ngọt có gas… Tốt hơn hết chỉ nên súc miệng hoặc uống nước lọc để giảm lượng acid còn lưu lại trên răng.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống thường ngày, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như bơ, sữa, bông cải xanh, hải sản… để giúp răng luôn chắc khỏe.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng đường hoặc tính acid cao (các loại nước ngọt có gas, bánh kẹo…)
  • Kiêng uống cà phê, bia rượu và sử dụng các chất kích thích.
  • Không dùng răng để cắn các vật cứng, cạy mở nắp chai…

ê buốt răng hàm dưới

Chăm sóc răng miệng kỹ càng

Trường hợp ê buốt răng hàm dưới nặng

Răng nhạy cảm chính là do tủy răng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nên chỉ cần bảo vệ tốt tủy răng thì hiện tượng răng ê buốt cũng tự nhiên mất đi. Hiện nay trong nha khoa có nhiều cách khác nhau để làm cho răng hết nhạy cảm. Điển hình là trám răng và bọc răng sứ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có lẽ bạn sẽ cần phải can thiệp sâu hơn nữa.

Trám răng

Trám răng là một cách để phục hình cho răng bị sứt, mẻ ở mức độ nhẹ. Nhờ vào miếng trám mà răng khôi phục lại hình dạng cũ. Miếng trám răng sẽ bảo vệ tủy khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Trám gây không gây ra đau đớn và miếng dán có tuổi thọ dài nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt.

ê buốt răng hàm dưới

Tiến hành trám răng

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ cũng là một sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người hiện nay. Thông thường thì người ta bọc sứ khi răng đã xỉn màu, cần có một hàm răng trắng sáng hơn. Nhưng mão sứ bọc bên ngoài còn có tác dụng khác giống như 1 lớp áo bảo vệ toàn bộ thân răng. Tất nhiên là mão sứ cũng bảo vệ được tủy của bạn. Hạn chế những kích thích từ môi trường bên ngoài tác động vào tủy nên giúp giảm ê buốt một cách rất hiệu quả.

Cạo vôi răng

Có thể nói, đây là một trong những kỹ thuật nha khoa được chỉ định trong hầu hết các tình huống điều trị ê buốt răng. Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để tiến hành loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và cao răng bám trên bề mặt răng, làm sạch cả trên và dưới nướu. Riêng đối với trường hợp bệnh viêm nướu đã tiến triển thành viêm nha chu, bác sĩ sẽ phải kết hợp thêm các kỹ thuật nạo mủ, rạch abcess răng, đánh bóng mặt răng và xử lý mặt gốc răng… để điều trị dứt điểm tình trạng ê buốt răng hàm dưới.

ê buốt răng hàm dưới

Cạo vôi răng

Điều trị nội nha

Điều trị nội nha sẽ được chỉ định cho các răng bị sâu đã ảnh hưởng đến tủy. Để loại bỏ dứt điểm tình trạng ê buốt răng hàm dưới, các bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ hoàn hoàn tủy răng bằng các dụng cụ chuyên khoa. Cuối cùng, để bảo tồn răng thật tối đa, bạn sẽ được tư vấn bọc sứ cho chiếc răng vừa điều trị.

Nhổ răng

Kỹ thuật được chỉ định cuối cùng khi mà chiếc răng ê buốt không thể cứu chữa được nữa chính là nhổ răng. Đây chính là phương án lý tưởng để bạn không còn bị làm phiền bởi những cơn đau nhức kéo dài nữa. Tuy nhiên, sau khi nhổ bạn cần phải trồng lại răng mới nếu không muốn bị tiêu xương hàm, gây ra nhiều hệ lụy về sau.

ê buốt răng hàm dưới

Nhổ răng

Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

Ê buốt răng hàm dưới gây ra rất nhiều những phiền toái cho chúng ta. Đầu tiên là sự khó khăn trong khi ăn nhai, làm mất cảm giác ngon miệng trong khi ăn uống. Bạn cũng có thể phải từ bỏ một số món ăn ưa thích của mình chỉ vì chứng răng nhạy cảm.

Răng ê buốt cũng gây nên một tâm lý lo lắng và khó chịu khi chúng ta luôn lo sợ sẽ có cảm giác ê buốt trong khi ăn. Khi để lâu ngày sẽ gây ra ảnh hưởng tới tủy răng và nhiều biến chứng khác. Thế nên khi cảm thấy răng mình bị ê buốt nhiều hãy đến ngay các phòng nha để được chữa trị.

ê buốt răng hàm dưới

Ê buốt răng hàm dưới gây ra rất nhiều những phiền toái cho chúng ta

MẸO GIẢM Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI NGAY TẠI NHÀ

Trong trường hợp chưa thể liên hệ đến ngay khoa ngay lập tực, bạn vẫn có thể giảm ê buốt răng hàm dưới ngay tại nhà với một số phương pháp đơn giản. Chỉ cần dùng những loại thảo dược thiên nhiên lành tính và gần gũi dễ tìm trong chính gian bếp của mình, bạn hoàn toàn sẽ có được trạng thái tốt hơn.

Mẹo dùng tỏi

Thực tế, tỏi là một trong những nguyên liệu được dùng khá phổ biến trong chế biến món ăn, và hầu như trong gian bếp của nhà ai cũng đều có. Tuy nhiên, có thể bạn không ngờ đến chính là chúng còn có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh tại nhà. Với các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, tỏi giúp xoa dịu cảm giác ê buốt răng hàm dưới, loại bỏ hại khuẩn giúp khoang miệng sạch sẽ hơn rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, tiến hành bóc vỏ một vài tép tỏi tươi, rửa sạch rồi để ráo.
  • Ngay sau đó, dùng cối sạch giã nát tỏi.
  • Bắt đầu súc miệng sạch sẽ, sau đó dùng tỏi tươi và một ít muối đắp lên vị trí ê buốt răng hàm dưới. Đối với những ai có cơ địa nhạy cảm, tốt hơn hết nên dùng nước cốt tỏi pha với nước để súc miệng.
  • Để đạt được hiệu quả cao nếu để tỏi đắp lên răng nướu vài phút rồi dùng nước sạch súc lại miệng.

ê buốt răng hàm dưới

Sử dụng tỏi để làm giảm ê buốt răng hàm dưới

Mẹo dùng nha đam

Nha đam (lô hội) luôn được biết đến là nguyên liệu có tính mát tự nhiên, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu do tình trạng ê buốt răng hàm gây ra rất tốt. Hơn hết, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong nha đam cũng có chứa các chất giúp kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ, rất có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

  • Chọn những bẹ nha đam tươi, tiến hành gọt bỏ phần vỏ xanh.
  • Tiếp đến, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và bắt đầu đắp gel nha đam lên vùng răng hàm dưới đang bị ê buốt.
  • Để có dung dịch ngấm vào răng trong khoảng vài phút, sau đó súc miệng lại.
  • Lưu ý, không nên nuốt nha đam sau khi ngậm nếu không muốn hại khuẩn đi vào đường ruột.
  • Triên trì thực hiện, lặp lại vài lần đến khi cảm giác khó chịu thuyên giảm hẳn.

ê buốt răng hàm dưới

Dùng nha đam giảm ê buốt răng

Mẹo dùng gừng

Gừng có tính ấm nên giúp giảm đau nhức răng, làm dịu cảm giác ê buốt khó chịu vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, nguyên liệu tự nhiên này còn mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vì thế, đây là một trong những cách được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.

  • Để đạt được hiệu quả cao, tốt hơn hết bạn nên sử dụng gừng tươi, gọt vỏ rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
  • Tiến hành pha trà gừng, để còn ấm ấm và uống từng ngậm nhỏ.
  • Hoặc, có thể sử dụng nước gừng loãng súc miệng để làm sạch khoang miệng.
  • Thực hiện vài lần đều đặn trong nhiều ngày sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

ê buốt răng hàm dưới

Dùng gừng để giảm ê buốt răng

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí về tình trạng ê buốt răng hàm dưới.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

    Đặt lịch hẹn thăm khám ngay

      Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

      Nha khoa thanh tâm sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất